VNEN ‘vỡ trận’: 'Thất bại đau đớn' của bộ Giáo dục và Đào tạo

VNEN ‘vỡ trận’: 'Thất bại đau đớn' của bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ 3, 25/07/2017 | 11:10
1
“Giáo dục không phải là thí điểm. Giáo dục là thực nghiệm, phải chắc chắn mới được làm”, GS.TS Phạm Tất Dong nói về mô hình VNEN thất bại, tiếp tục gặp phản ứng ở các địa phương.
Giáo dục - VNEN ‘vỡ trận’: 'Thất bại đau đớn' của bộ Giáo dục và Đào tạo

"Khi khởi động VNEN, các vị ở bộ GD&ĐT tâng bốc  mô hình "lên mây xanh", GS.TS Phạm Tất Dong nói. (Nguồn ảnh: Internet).

VNEN “vỡ trận”, các tỉnh loay hoay việc dừng hay tiếp tục triển khai mô hình này. GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, đây là thất bại đau đớn của bộ GD&ĐT. PV báo Người Đưa Tin đã nhận được những chia sẻ thẳng thắn của ông về vấn đề này.

PV: Các địa phương đang “đau đầu” về việc có tiếp tục triển khai mô hình VNEN hay không. Theo ông, tại sao lại có tình trạng như vậy?

GS.TS Phạm Tất Dong: Khi khởi động mô hình giáo dục mới VNEN, các vị ở bộ GD&ĐT tâng bốc “lên mây xanh” và nói một cách nước đôi “nơi nào làm tốt thì làm”. Làm giáo dục mà nước đôi thì không thể thành công. Làm giáo dục là phải chỉ đạo thật chặt chứ không phải muốn là làm được.

Chúng ta “nhập” VNEN về trong nước nhưng thất bại đau đớn, vì sao vậy? Cách đây vài tháng, tôi có về Thái Bình làm việc, khảo sát tình hình thực hiện Chỉ thị 11, ngay cả lãnh đạo tỉnh cũng than vãn đang rất khổ vì nghe lời Bộ phát triển tất cả các trường ở Thái Bình theo mô hình giáo dục VNEN. Bây giờ không làm nữa biết trả lời dân ra sao?

Lãnh đạo một tỉnh cũng băn khoăn “bỏ thì thương, vương thì tội”. Cải cách không có đầu có đũa, bỏ dở giữa chừng sẽ vô cùng nguy hiểm. Mang một mô hình ở nước khác về áp dụng máy móc ở thực tiễn Việt Nam và dự án thất bại, hàng nghìn tỷ đồng đầu tư lãng phí là điều dễ hiểu.

PV: Bất kỳ một đề án nào cũng cần phải trưng cầu và lắng nghe ý kiến từ đối tượng bị tác động và dư luận. Dù VNEN từ đầu bị phản đối nhưng Bộ vẫn quyết làm, phải chăng Bộ đã lặp lại "điệp khúc" “thí điểm” học sinh, giáo viên hơn là hướng đến mục tiêu lâu dài, thưa ông?

GS.TS Phạm Tất Dong: Giáo dục không phải là thí điểm. Giáo dục là thực nghiệm, phải chắc chắn mới được làm. Theo tôi, Chính phủ cần đưa ra Quốc hội, chỉ đạo ngành giáo dục làm gì trong thời gian tới chứ không thể buông như hiện nay. Bộ cứ làm, Quốc hội chất vấn thì chưa giải quyết được những tồn tại.

Quốc hội cần lên tiếng dừng lại những cải cách chưa hợp lý. Hiện, chúng ta cần một hội đồng giải quyết vấn đề giáo dục để tìm ra hướng đi mới. Cần xem xét những chương trình Bộ cho thí điểm có đáp ứng thực tiễn, nếu không đạt được phải rút kinh nghiệm và tránh lặp lại sai lầm.

PV: Vậy, để những cải cách không gánh thêm "thất bại đau đớn" như ông nói, ngành giáo dục cần làm gì trong bối cảnh hiện nay?

GS.TS Phạm Tất Dong: Tôi cho rằng, bộ GD&ĐT nên dừng đổi mới, cải cách. Thay vào đó, Bộ cần mời các chuyên gia, kể cả chuyên gia nước ngoài để bàn tính xem giáo dục của chúng ta cần bắt đầu từ cái gì?

Theo tôi, cái chúng ta cần bắt đầu chính là mục tiêu. Chúng ta dự định đào tạo nguồn nhân lực phát triển theo hướng nào, giáo dục trẻ em giai đoạn này ra sao, cần có mục tiêu và xây dựng xã hội học tập trong cả nước; trên cơ sở đó định ra từng bước phát triển. Tôi cũng xin thẳng thắn nói rằng, chương trình phổ thông của chúng ta sẽ không làm được. Kể cả lui 1-2 năm sau, với cách làm như hiện tại cũng sẽ hỏng.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Lan Thơm

Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM chốt lịch thi vào lớp 10 năm 2024

Thứ 3, 19/03/2024 | 10:45
Năm nay, Tp.HCM thực hiện cả xét tuyển và thi tuyển vào lớp 10. Thí sinh thi vào lớp 10 công lập tại Tp.HCM sẽ thi vào 2 ngày 6 và 7/6.

Một học sinh lớp 5 ở Tp.HCM đạt điểm Toán cao nhất thế giới

Thứ 2, 18/03/2024 | 20:33
Một học sinh ở Tp.HCM đã đạt điểm môn Toán ở bậc tiểu học cao nhất thế giới trong kỳ thi lấy chứng chỉ phổ thông Quốc tế Pearson Edexcel năm 2023.

Vụ học hết lớp 9 nhưng chỉ có học bạ lớp 6: Kỷ luật hiệu trưởng

Thứ 2, 18/03/2024 | 15:00
Cơ quan chức năng đã kỷ luật khiển trách đối với Hiệu trưởng Trường THCS, liên quan đến nam sinh ở Đắk Lắk học hết lớp 9 nhưng chỉ có học bạ lớp 6.

Tuyển sinh vào lớp 10: Hà Nội dành hơn 60% chỉ tiêu vào lớp 10 công lập

Thứ 2, 18/03/2024 | 14:30
Số học sinh lớp 9 trên địa bàn Tp.Hà Nội dự kiến tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023 - 2024 ước tính tăng hơn khoảng 5.000 em so với năm trước.

Có nên tuyển sinh viên từ năm thứ 3 học chương trình thạc sĩ?

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:09
Mới đây, nhiều trường đại học tại Tp.HCM thông báo, sinh viên chính quy năm thứ 3 trở lên, có thể đăng ký trước học phần chương trình thạc sĩ.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 19/3: Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng

Thứ 3, 19/03/2024 | 06:00
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng; Xe bán tải đi tốc độ cao, tông 5 người thương vong...

Tuyển sinh vào lớp 10: Hà Nội dành hơn 60% chỉ tiêu vào lớp 10 công lập

Thứ 2, 18/03/2024 | 14:30
Số học sinh lớp 9 trên địa bàn Tp.Hà Nội dự kiến tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023 - 2024 ước tính tăng hơn khoảng 5.000 em so với năm trước.

Tuyển sinh ngành Công an: Phương thức nào có tỉ lệ trúng tuyển cao?

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Dự kiến thời gian tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của Bộ Công an sẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 khoảng 10 ngày.

Một học sinh lớp 5 ở Tp.HCM đạt điểm Toán cao nhất thế giới

Thứ 2, 18/03/2024 | 20:33
Một học sinh ở Tp.HCM đã đạt điểm môn Toán ở bậc tiểu học cao nhất thế giới trong kỳ thi lấy chứng chỉ phổ thông Quốc tế Pearson Edexcel năm 2023.

Đón không khí lạnh mới, nhiệt độ giảm rất nhanh có nơi dưới 10 độ C

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:40
Dự báo tối nay rạng sáng mai (19/3) một đợt không khí lạnh tràn xuống nước ta khiến nền nhiệt giảm sâu, miền Bắc chuyển rét và kết thúc nồm ẩm.