Vụ cháy rừng Sóc Sơn: Cần quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ rừng

Vụ cháy rừng Sóc Sơn: Cần quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ rừng

Thứ 3, 06/06/2017 | 16:30
0
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói: “Vụ cháy rừng ở Sóc Sơn là minh chứng đòi hỏi chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ và phát triển rừng”.

 

Xã hội - Vụ cháy rừng Sóc Sơn: Cần quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ rừng

 Vụ cháy rừng ở Sóc Sơn.

Chiều 6/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội nghe Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi); nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Sau nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên họp đã bày tỏ ý kiến trăn trở về vụ cháy rừng ở Sóc Sơn xảy ra tối 5/6 vừa qua. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, trong khi hôm nay Quốc hội nghe nội dung về dự án luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) thì tối ngày hôm qua ở Sóc Sơn (Hà Nội) đã xảy ra vụ cháy rừng đáng tiếc. "Vụ cháy rừng ở Sóc Sơn là minh chứng đòi hỏi chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ và phát triển rừng”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng cho biết, Quốc hội sẽ thảo luận nội dung này vào một ngày khác.

Tờ trình do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trình bày nêu rõ: Qua 12 năm thực hiện, luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo mục tiêu quản lý chuyển từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh là chủ yếu sang nền lâm nghiệp nhân dân, đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia...

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đến nay, Luật đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong ngăn chặn tình trạng phá rừng, suy giảm rừng tự nhiên, lấn chiếm đất rừng còn diễn ra phức tạp; sản xuất lâm nghiệp bị chia cắt thành các giai đoạn riêng lẻ, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Công nghiệp chế biến lâm sản chủ yếu nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, giá trị gia tăng thấp; đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế của cả nước rất thấp, thu nhập của người làm nghề rừng thấp... Trên cơ sở đó, việc sửa đổi Luật là cần thiết để phù hợp tình hình thực tiễn.

Bộ trưởng cũng cho biết, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét lấy tên Luật là “luật Lâm nghiệp’’ thay cho “luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi)”. Lý do là: Phạm vi điều chỉnh của Luật là toàn bộ các hành vi xã hội trong lĩnh vực lâm nghiệp trên nguyên tắc quản lý theo chuỗi; tên luật Lâm nghiệp ngắn gọn, bao quát đủ các nội dung Luật, phù hợp với quản lý ngành theo quy định của pháp luật trong nước và kinh nghiệm xây dựng luật của phần lớn các quốc gia.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường nhất trí với việc cần sửa đổi Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Báo cáo cũng nêu rõ, tại Phiên họp thẩm tra chính thức Dự án Luật có 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất, đa số ý kiến đề nghị nên giữ nguyên tên gọi là Luật BV&PTR, tên gọi này đã gắn bó, gần gũi với nhân dân từ khi có luật BV&PTR năm 1991, đồng thời thể hiện được rõ hơn, nhấn mạnh được yêu cầu thời sự cấp bách hiện nay là phải bảo vệ rừng, phát triển rừng bền vững...

Loại ý kiến thứ hai, một số ý kiến tán thành với đề nghị đổi tên Luật với lý do như Tờ trình của Chính phủ; nhưng đa số trong loại ý kiến này đề nghị việc thay đổi tên luật cần phải cân nhắc kỹ và thận trọng.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường nhận thấy, mặc dù phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật thể hiện rộng hơn, nhưng vấn đề BV&PTR gắn với tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản là chính sách lớn của Nhà nước đã được Luật BV&PTR năm 2004 đề cập. Vì vậy, với phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật cũng như toàn bộ nội dung, kết cấu của dự án Luật thì việc giữ nguyên tên gọi là Luật BV&PTR như Nghị quyết số 22/2016/QH14 ngày 29/7/2016 của Quốc hội đã nêu là phù hợp.

Sau Kỳ họp thứ 3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan để tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật cũng như chỉnh sửa về ngôn ngữ, kỹ thuật lập pháp trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Cũng tại buổi làm việc chiều nay, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Cảnh vệ; Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật Cảnh vệ; Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án luật Cảnh vệ.

Dương Thu

Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.