Xác định được nguyên nhân bệnh ung thư di truyền

Xác định được nguyên nhân bệnh ung thư di truyền

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
0
Các nhà nghiên cứu bệnh ung thư tại Đại học New South Wales (Úc) đã phát hiện nguyên nhân mới của hiện tượng nhạy cảm dễ mắc bệnh ung thư. Nguyên nhân này nằm ngay trước mã di truyền của con người.

Phát hiện trên mở ra hướng mới trong lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư ở các gia đình có nguy cơ cao.

Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm những biến dị tiềm ẩn trong DNA để tìm nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh ung thư do di truyền. (ABC)

Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm chưa chính xác những nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh ung thư do di truyền. “Đối với chúng tôi, nghiên cứu rất thú vị, phần lớn vì nó xác định cách thức mới trong các yếu tố chúng tôi từng cho rằng gây ra hiện tượng di truyền bệnh ung thư trong các gia đình”, hãng tin ABC của Úc dẫn lời giáo sư Robyn Ward, giám đốc chương trình nghiên cứu ung thư ở người trưởng thành tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Lowy (Đại học New South Wales).

Bà Ward cũng là người đồng phụ trách nghiên cứu đăng trên tạp chí ‘Tế bào Ung thư’ (‘Cancer Cell’) số ra ngày 16/8/2011. Bà cho biết mặc dù luôn nghi ngờ rằng mỗi người có lẽ có những biến dị tiềm ẩn trong DNA dẫn đến hiện tượng hình thành khối ung thư, nhóm nghiên cứu chưa thể tìm ra chính xác biến dị nào là nguyên nhân gây bệnh ung thư ở những người cùng dòng máu. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã xác định được một nguyên nhân dẫn đến di truyền ung thư, một đột biến trong gen nhất định hay còn gọi là một ‘lỗi’ chỉ dẫn di truyền.

Phát hiện bất ngờ

Như vậy, phát hiện của các nhà nghiên cứu trường Đại học New South Wales là một điều hoàn toàn bất ngờ. “Trên thực tế, đột biến trên DNA rất khó phát hiện và chúng ta không nên quá chú ý, một phần do nó không nằm trong gen và hơn nữa đây chỉ là một biến dị rất nhỏ”, bà Ward nhận xét.

Tiến sĩ Megan Hitchins, một đồng tác giả chính của nghiên cứu, cho biết đột biến trước gen bí ẩn này giống như nam châm hút một metanola hóa sinh khiến gen bị vô hiệu hóa. Tiến sĩ Hitchins cho rằng quá trình tẩm metanola (Methylation) là giai đoạn bình thường trong quy trình kích hoạt cũng như vô hiệu hóa gen.

“Tuy nhiên, trong các gia đình có nguy cơ di truyền bệnh ung thư, thu hút quá trình tẩm metanola trên đầu gen và vô hiệu hóa gen là một sai lầm. Với tính chất chống ung thư, gen này cần được kích hoạt ngay từ lúc thụ thai tới hết thời kỳ trưởng thành,” tiến sĩ Hitchins nhận định, theo hãng ABC.

Có thể ứng dụng ngay

Một khi các nhà nghiên cứu hiểu rõ những gì diễn ra trong cơ chế di truyền thì liệu điều này có mở ra tiềm năng tìm kiếm một phương pháp điều trị đảm bảo rằng quá trình tẩm metanola không vô hiệu quá gen hay không? Tiến sĩ Hitchins cho biết nhóm nghiên cứu lấy một số tế bào máu từ các thành viên trong gia đình có nguy cơ di truyền bệnh ung thư và cấy trong đĩa petri (đĩa nuôi vi khuẩn trong phòng thí nghiệm). Các nhà nghiên cứu xử lý các tế bào này bằng một số loại thuốc có tác dụng đảo ngược quy trình tẩm metanola.

Thực tế cho thấy những tế bào máu được xử lý bằng các loại thuốc này có tác dụng tái kích hoạt gen. Điều không may là những loại thuốc trên có tác dụng phụ nguy hiểm, nghĩa là chỉ nên sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đã có biểu hiện bệnh ung thư.

Mặc dù vậy, cuộc thử nghiệm mới có thể ứng dụng ngay vào các chương trình xét nghiệm sàng lọc ung thư.

Tại Việt Nam, một số liệu thống kê chưa được cập nhật chính xác và đầy đủ từ ngành y tế nước này cho biết mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư và 100.000 người qua đời vì căn bệnh này. Các bệnh ung thư phổ biến là ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày…

Nguyễn Ngọc