Xây viện mới, lấy bác sĩ ở đâu?

Xây viện mới, lấy bác sĩ ở đâu?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
0
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trước khi xây dựng 25 bệnh viện mới.

Tại phiên họp Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về Dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống y tế trên địa bàn. Theo đó, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội sẽ có thêm 25 bệnh viện với quy mô khoảng 8.850 giường bệnh. Được biết, các cơ quan chức năng hi vọng, việc làm này góp phần giảm tình trạng quá tải và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, ngay sau khi đón nhận thông tin trên, nhiều ý kiến cho rằng, với dự án trên, liệu nguồn bác sĩ, y sĩ có đủ để đáp ứng được số lượng bệnh viện "khủng" này.

Xã hội - Xây viện mới, lấy bác sĩ ở đâu?

Việc xây dựng bệnh viện tại Hà Nội cần cân nhắc

Đề nghị phê bình bệnh viện trông xe giá cao

Ngày 4/4, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế phê bình một số bệnh viện trung ương đã thu phí trông xe vượt quá quy định. UBND TP đề nghị thủ trưởng các đơn vị trên phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các điểm trông giữ xe trong khuôn viên thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị theo đúng quy định của TP. Nếu để phát sinh những sai phạm, phải có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời. Được biết trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã xử lý nghiêm các bệnh viện để xảy ra vi phạm nhiều lần về phí trông giữ xe như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Phổi Hà Nội. Cơ quan này cũng yêu cầu cá nhân của các bệnh viện kiểm điểm trách nhiệm về việc tái phạm và bị đoàn kiểm tra liên ngành TP xử phạt nhiều lần.

Được biết, bản Dự thảo Quy hoạch trên cũng chỉ ra, từ 2011-2015, UBND TP khởi công và xây mới 10 bệnh viện, 5 năm tiếp theo sẽ xây mới 15 bệnh viện. Tổng kinh phí để xây dựng 25 bệnh viện này là 16.400 tỷ đồng. Thành phố cũng sẽ nâng cấp 15 bệnh viện, theo hướng mở rộng diện tích và từng bước hiện đại hóa triển khai các kỹ thuật. Dự tính, số kinh khí này khoảng 6.970 tỷ đồng.

Theo các nhà chuyên môn, với 25 bệnh viện sẽ cần khoảng 4000 bác sĩ, y tế. Con số này được đánh giá là không hề nhỏ. Trong khi đó, thực trạng hiện nay, sinh viên các trường y, dược sau khi tốt nghiệp đều về làm trong các bệnh viện tư nhân, hay về tỉnh công tác. Vậy, số sinh viên còn lại có đáp ứng được nhu cầu các bệnh viện công? Liệu có diễn ra tình trạng và người bệnh vẫn phải dài cổ đợi đến lượt mình khám như ở nhiều bệnh viện hiện nay?

Nhiều giải pháp cho rằng, thay vì xây mới, Hà Nội nên nâng cấp cơ sở y tế ở, huyện, phường, xã để đảm bảo khám chữa bệnh cho người dân từ cơ sở. Nếu chất lượng dịch vụ tốt, người dân sẽ đỡ chi phí đi lại và không phải "chầu chực" ở những bệnh viện đông nghẹt người. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện phát hiện bệnh sớm. Đi đôi với việc đóỏ, các bệnh viện cần chú trọng đầu tư trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất đồng bộ với nguồn nhân lực.

Cần ưu tiên xây dựng đội ngũ y bác sĩ

Xã hội - Xây viện mới, lấy bác sĩ ở đâu? (Hình 2).

Ông Nguyễn Văn Phong

Ông Nguyễn Văn Phong, bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho rằng: Trong khi chúng ta chưa có bệnh viện đủ chuẩn thì việc muốn xây thêm bệnh viện cần tính toán kỹ lưỡng. Theo ông Phong, trước mắt, TP Hà Nội nên ưu tiên xây dựng đội ngũ cán bộ y tế cốt cán. Cần đẩy nhanh dây dựng hai trường đại học liên quan đến ngành y để đào tạo ra nhiều ý bác sĩ. ông Phong dẫn chứng, ở huyện Sóc Sơn, đội ngũ bác sĩ chuẩn của huyện (học ở Đại học Y Hà Nội) về cơ bản đã xin chuyển hoặc ra bên ngoài làm hết. Hiện chỉ còn những bác sĩ học tại chức, trung cấp, cao đẳng nên không đảm bảo chất lượng. Đây cũng là tình trạng chung của các bệnh viện tuyến huyện hiện nay.

Lạc Thành (tổng hợp)