Xưng hô tại tòa sao cho đúng

Xưng hô tại tòa sao cho đúng

Thứ 2, 22/07/2013 | 21:03
0
Trong các phiên tòa, việc xưng hô giữa những người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng muôn hình vạn trạng: Bị cáo khi thì xưng con, lúc xưng tôi.

Có bị cáo luôn miệng “thưa quan tòa”. Những người tham gia tố tụng khác thì có người "thưa quý tòa", có người "thưa hội đồng xét xử". Đối với đại diện viện kiểm sát tham gia phiên tòa cũng được gọi rất khác nhau: Người thì gọi là quý viện, người thưa công tố viên, người lại gọi là kiểm sát viên…

Cũng có lúc luật sư hỏi người tham gia tố tụng và yêu cầu trả lời cho hội đồng xét xử thì bị chủ tọa nhắc vì luật sư không phải hội đồng xét xử, thế là gây ra tranh cãi. Có luật sư vốn là cán bộ tố tụng, khi tranh luận, theo thói quen lại “thưa các đồng chí” với hội đồng xét xử.

Về phía những người tiến hành tố tụng như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên thường gọi bị cáo là ông, bà, anh, chị thậm chí là em, là cháu. Bản cáo trạng và bản án khi đọc tại phiên tòa còn dùng nhiều từ không đúng quy định của pháp luật, có tính chất miệt thị, gọi bị cáo là y, thị, tên này, kẻ kia...

Hiện chưa có một quy ước, chuẩn mực chung nào về ngôn ngữ được dùng tại phiên tòa. Việc xưng hô giữa những người tham gia tố tụng với người tiến hành tố tụng chủ yếu theo thói quen, tùy hứng. Trước năm 2002, khi Bộ Tư pháp còn quản lý các tòa án địa phương, đã có lần Bộ tổ chức hội thảo bàn về “văn hóa phiên tòa”; có nhiều bài tham luận đề cập đến cách xưng hô tại phiên tòa sao cho đúng luật và có văn hóa nhưng cũng chỉ dừng lại ở chỗ tham khảo, đề xuất, kiến nghị…

Xưng hô tại phiên tòa là văn hóa tư pháp, là bộ phận không thể thiếu của văn hóa pháp luật Việt Nam. Đặc điểm của loại hình văn hóa này, vừa phải tuân thủ các quy định của pháp luật vừa phải bảo đảm nền văn hóa dân tộc. Đây là một dạng văn hóa đặc thù, góp phần tích cực trong việc tôn tạo di sản văn hóa Việt Nam. Hoạt động xét xử được xem là quá trình hình thành, phát triển và tích lũy văn hóa xét xử.

Quy định của pháp luật tố tụng, một công dân bị truy tố ra tòa được gọi là bị cáo, không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội. Vì vậy, khi hội đồng xét xử hỏi người tham gia phiên tòa chỉ nên gọi họ là bị cáo, nếu cần phân biệt bị cáo này với bị cáo khác thì thêm họ tên của người đó sau từ bị cáo. Ví dụ: Bị cáo Nguyễn Văn A trả lời cho hội đồng xét xử biết. Tuy nhiên, bị cáo thì lại có thể xưng tôi khi trả lời câu hỏi của hội đồng xét xử và những người khác chứ không cần phải xưng “bị cáo” như một số phiên tòa vừa qua.

Đối với những người tham gia tố tụng khác như người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng... hội đồng xét xử và người tham gia phiên tòa nên xưng là ông, bà, anh, chị tùy theo độ tuổi của họ. Tại phiên tòa tuyệt đối không nên xưng hô “đồng chí” với nhau. Một số thuật ngữ đã được luật hóa thì khi nói và xưng hô phải đúng pháp luật như người làm chứng chứ không phải nhân chứng; người bị hại chứ không phải bị hại; người bào chữa chứ không phải luật sư, còn nếu muốn xưng đầy đủ thì phải nói: “Bào chữa cho bị cáo có luật sư...”.

Đã đến lúc việc xưng hô tại phiên tòa cần luật hóa và coi việc xưng hô tại phiên tòa là nội dung quan trọng không thể thiếu trong tiến trình cải cách tư pháp.

Theo Pháp luật TP HCM

Chuyện bất ngờ tại phiên tòa phúc thẩm

Thứ 7, 20/07/2013 | 09:13
Câu chuyện tôi thấy thú vị nhất trong gần 10 năm hành nghề luật sư có lẽ là vụ ly hôn của khách hàng ở huyện Bình Chánh mới đây.

Thanh Hóa: Cán bộ tòa án hầu tòa

Thứ 6, 12/07/2013 | 16:06
Sáng 11/7, TAND tỉnh Thanh Hóa chính thức đưa vụ án “Nhận hối lộ” ra xét xử công khai. Đối tượng bị đưa ra xét xử là ông Đỗ Chí Nguyện, nguyên thẩm phán, Chánh án TAND huyện Mường Lát.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Bắt giữ đối tượng đốt 4 xe máy trên xe đặc chủng của CSGT

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:30
Người đàn ông vi phạm nồng độ cồn đã tự ý trèo lên thùng xe tải chuyên dụng của CSGT và đốt chiếc xe máy của mình. Ngọn lửa bùng phát, lan sang các phương tiện khác.

Huế: Nam thanh niên tông vào CSGT khi bị dừng xe để kiểm tra

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:05
Khi bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra, Phạm Ngọc An đã bất ngờ tông thẳng xe máy vào người trung tá Minh khiến chiến sĩ này bị thương phải nhập viện.

Bắt đối tượng đánh người thương tích rồi trốn nã

Chủ nhật, 28/04/2024 | 19:55
Sau khi biết mình bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Cố ý gây thương tích, Nguyễn Dương Tùng đã bỏ trốn nhưng không thoát khỏi sự vây bắt của lực lượng công an.

Tiết lộ về kẻ cầm đầu trang web phát tán 19 triệu nội dung đồi trụy

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:45
Nhóm đối tượng do Vinh cầm đầu trực tiếp điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.

Thông tin mới vụ cô gái chết khô trên sofa: Ô tô biến mất, sim bị tháo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:21
Liên quan tới vụ việc cô gái chết khô trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội, cơ quan chức năng vừa thông tin thêm một số tình tiết quan trọng.
     
Nổi bật trong ngày

Hành trình lật mặt kẻ thủ ác vụ án sát hại người tại Đồng Nai

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:08
Đối tượng ra tay giết người tình là bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai: Bắt giữ đối tượng đốt 4 xe máy trên xe đặc chủng của CSGT

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:30
Người đàn ông vi phạm nồng độ cồn đã tự ý trèo lên thùng xe tải chuyên dụng của CSGT và đốt chiếc xe máy của mình. Ngọn lửa bùng phát, lan sang các phương tiện khác.

Lâm Đồng: Bắt giám đốc trốn truy nã 22 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:22
Sau 22 năm trốn lệnh truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Phạm Văn Bộ đã thay tên đổi họ, làm giám đốc 3 công ty trước khi bị công an bắt giữ.