Đạt 30 điểm vẫn trượt ĐH: Thí sinh giỏi khóc ròng, thời tiêu chí phụ lên ngôi

Đạt 30 điểm vẫn trượt ĐH: Thí sinh giỏi khóc ròng, thời tiêu chí phụ lên ngôi

Thứ 5, 03/08/2017 | 06:30
0
Ở bậc Tiểu học, THCS, phụ huynh cố “chạy” hộ khẩu về thành phố để học đúng tuyến. THPT họ lại phải “chạy” hộ khẩu về quê để có được điểm ưu tiên. Vì cứ nếu như đà kỳ thi năm nay, không hiếm các trường sẽ lấy điểm chuẩn trên 30.
Đa chiều - Đạt 30 điểm vẫn trượt ĐH: Thí sinh giỏi khóc ròng, thời tiêu chí phụ lên ngôi

30 điểm chưa chắc đã đỗ ĐH năm nay.

Đó là chiêm nghiệm thức thời của một vị phụ huynh đang có 2 con học Tiểu học và THCS ở thành phố. Kỳ thi năm nay đã đi vào lịch sử với "cơn bão" điểm 10. Các trường top trên như ĐH Y Hà Nội, học viện Cảnh sát Nhân Dân, học viện An ninh Nhân dân... chưa bao giờ có điểm chuẩn huy hoàng như vậy. Tôi không khỏi choáng váng khi đọc công bố điểm chuẩn của một số ngành của học viện An ninh Nhân dân. Thật không thể tin nổi, trường này có ngành lấy điểm chuẩn là 30,5. Nói đơn giản là sẽ có thí sinh đạt 3 điểm 10 ở 3 môn Toán, Văn, Anh vẫn trượt như thường.

Tôi tự hỏi: Chúa ơi điều gì đang xảy ra với các em thí sinh năm nay vậy? Nếu ai đó nói, tháng tới sẽ có một vật thể va chạm vào Trái đất và sự sống sẽ bị hủy diệt, tôi vẫn tin. Dù theo các nhà khoa học khẳng định, trong vòng 100 năm tới, cơ hội để một vật thể đủ sức gây nguy hiểm cho sự sống trên Trái đất va chạm với hành tinh của chúng ta là vô cùng thấp: cỡ 0,01%! Nhưng niềm tin trong tôi vẫn cháy sáng như chân lý rằng điều đó sẽ xảy ra. Bởi, giữa vũ trụ bao la ngoài kia, ai biết sẽ có “vị khách” không mời mà vẫn ghé thăm Trái đất. Và khoa học của chúng ta cũng chưa thể biết, hiểu tất cả mọi vật chất trong vũ trụ.

 Nhưng nếu ai hỏi tôi có tin là thí sinh được 30 điểm mà vẫn trượt ĐH không? Dù có chết, dù có bị đưa lên giá treo cổ tôi vẫn khẳng định 30 điểm chắc chắn đỗ ĐH. Bởi lẽ 30 điểm là tuyệt đối làm sao lại có thể đánh trượt thí sinh. Liệu có điểm nào cao hơn nữa nếu thang điểm là 10. Nhưng không, điều tôi tin là chân lý lại không đúng với kỳ thi THPT và xét tuyển ở các trường ĐH, CĐ năm nay. Có trường thí sinh muốn trúng tuyển phải đạt 30,5 điểm. Chắc nhiều người phải lắc đầu sao 3 môn lại được hơn 30 điểm? Đơn giản là các thí sinh được cộng điểm ưu tiên nên vượt qua điểm tuyệt đối 30.

Nói thật, tôi đã bước qua ngưỡng cửa ĐH nhưng vẫn không thể hiểu nổi tâm lý của các thí sinh điểm tuyệt đối vẫn trượt. Các em sẽ rất thất vọng. Ngày xưa các cụ nói "học tài, thi phận" thì nay tôi nghĩ phải cải biên thành "học tài, xét tuyển có phận".

Để đấu tranh với "cái phận" đó, các em có khóc, có ý kiến cũng là điều dễ hiểu. Tôi xót xa và chia buồn cho tất cả phụ huynh cũng như học sinh có số điểm thực từ 28, 29, 30, đang cư ngụ hay tạm trú tại thành phố. Tôi cũng biết chắc trong số các em trượt "oan” này nếu gia đình khá giả, các em sẽ lên đường đi du học. Nhưng còn những em gia cảnh thường thường sẽ là nỗi thất vọng rất lớn. Bước chân vào đời hụt hẫng, sẽ có những em trách phận mình sinh ra ở thành phố.

Tất cả nguyên nhân của những chuyện “không thể tin nổi” vẫn xảy ra bắt nguồn từ căn nguyên mà nhiều người gọi là "nhân tài như lá mùa thu". Nhân tài ấy đôi khi không xuất chúng mà bắt nguồn từ đề thi "dễ hơn tưởng tượng" của chính các em. Chưa năm nào có kỳ thi “bội thực” điểm 10 như năm nay, điều đó phần nào dự báo cuộc chiến căng thẳng ở các trường top trên.

Và cuộc đua lúc này với các thí sinh thuộc trường top trên không phải của những người giỏi nữa mà của ai được điểm ưu tiên cao hơn, ai đạt được tiêu chí phụ. Nói thẳng ra là cuộc đua của sự may rủi. Thi cử bao giờ cũng cần may mắn nhưng chưa bao giờ sĩ tử lại phải "cầu trời khấn phật" phó phận mình cho may rủi như năm nay.

Chưa bao giờ thời của tiêu chí phụ, điểm ưu tiên lại có giá như năm nay. Tất thảy cũng do sự “ôm đồm” quá nhiều mục đích của kỳ thi.

Tôi nhớ, năm 2011, học sinh bị điểm 0 môn Lịch sử nhiều không kể hết, đứa cháu tôi năm đó được 8 điểm Sử. Nó vỗ ngực bảo tôi: “Cháu “phục” mình quá". Nhưng xem điểm Sử năm nay, nó thở dài nói với tôi: “Bây giờ các em thi Sử toàn điểm cao. Cháu cứ nghĩ chắc là do học sinh giờ yêu thích học Sử lắm, hóa ra chúng nó bảo tick bừa cũng ăn may được vài điểm”. Để rồi nó đưa ra kết luận: “Không chỉ tiền mới mất giá mà điểm thi cũng mất giá”!

Có lẽ với thực tế đề dễ như năm nay, không ít em trượt oan ức chỉ vì trót học ở thành phố, thị xã thầm mong nếu được làm lại thì chúng mong được học ở nơi có điểm ưu tiên cao.

Nói hộ nỗi lòng của thí sinh nơi có điều kiện, điểm cao mà trượt sẽ có không ít người phản biện: “Ở nơi khó khăn, các em cần phải được đi học để thoát nghèo”. Rằng: “Bạn cứ thử lên vùng núi mà xem. Liệu bạn có ở đó được một ngày không?. Ở đó mà ngồi ước nữa”. Đúng là các em ở những vùng này khó khăn, các em học giỏi là điều đáng trân trọng. Nhưng làm ơn tính toán lại số điểm cộng. Thi cử 0,5 điểm đã phân định được người vào trong cổng trường, người đứng ngoài khóc thầm rồi. Đằng này, điểm ưu tiên có thí sinh được đến 3,5 điểm và với đề thi được đánh giá dễ nếu tiếp tục duy trì, chắc sẽ có kỷ lục điểm chuẩn ĐH mới và phá kỷ lục điểm trượt vào năm tới.

Giữa thời xã hội lạm phát đủ các phạm trù từ lạm phát bằng cấp, lạm phát cấp phó, lạm phát giá... chỉ mong ngành giáo dục đừng chạy theo thành tích, chạy theo những "thí điểm" khiến điểm số cũng lạm phát!

Đỗ Thơm

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Đề thi GDCD THPT Quốc gia 2017: Nên hủy kết quả, xem xét chấm thi lại?

Thứ 4, 02/08/2017 | 07:00
Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, nhiều giáo viên dạy bậc THPT, đại học, trên đại học đều có chung nhận xét, đề thi môn GDCD quá khó đối với thí sinh THPT.

Hé lộ mức điểm chuẩn ĐH Ngoại thương năm 2017

Thứ 4, 12/07/2017 | 09:10
Mức điểm sàn của ĐH Ngoại thương Hà Nội dựa trên phổ điểm mà bộ GD&ĐT công bố, dự kiến năm nay sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2016.
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.
     
Nổi bật trong ngày

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...