Cứ 5 học sinh có 1 em có ý định tự tử: Áp lực học hành lớn thế nào?

Cứ 5 học sinh có 1 em có ý định tự tử: Áp lực học hành lớn thế nào?

Hà Công Luân
Chủ nhật, 15/04/2018 | 08:47
4
Theo thống kê của bộ Y tế thì cứ 5 em học sinh lại có 1 em có ý định tự tử. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn tới vấn đề này, xin mời độc giả cùng báo Người Đưa Tin trò chuyện với TS. Vũ Thu Hương để hiểu hơn về áp lực học hành đối với con trẻ hiện nay.

Vì đâu nên nỗi

Chuyện các em học sinh đang phải chịu quá nhiều áp lực học hành không còn xa lạ, nhưng nó lại nóng lên lần nữa khi một em nam sinh dù đã đạt Học sinh giỏi (HSG) tại TP.Hồ Chí Minh nhưng vẫn không đáp ứng kỳ vọng từ gia đình. Để rồi em quyết định ra đi trong sự đau đớn, xót xa.

TS. Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: “Xu thế gần đây, các em bị bắt học nhiều hơn do suy nghĩ trẻ em không có việc gì khác ngoài học. Các phụ huynh và giáo viên đôi khi không nắm rõ được mục tiêu học tập của học sinh sẽ gồm rất nhiều thứ như: sống còn, sống tốt và sống thành công, hạnh phúc mà chỉ dồn suy nghĩ vào việc học chữ”.

“Trong tâm lý phụ huynh con mình luôn phải là người đứng đầu, “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly”, hay so sánh “nhìn con nhà người ta” nó đã thấm sâu vào việc giáo dục con cái, để các em dù đã nỗ lực thậm chí đạt học sinh giỏi nhưng không phải người đứng đầu lớp, đầu trường... thì vẫn chưa thể thỏa mãn bậc phụ huynh”, TS. Hương phân tích tâm lý phụ huynh hiện nay.

Cứ 5 học sinh có 1 em có ý định tự tử: Áp lực học hành lớn thế nào?

Học sinh hiện nay đang đối diện với rất nhiều áp lực học tập. (Ảnh minh họa)

“Bên cạnh đó là suy nghĩ, ngày xưa nhà nghèo mà bố mẹ học vẫn giỏi, nay gia đình khá giả, con không phải làm gì khác ngoài việc học thì đương nhiên phải học giỏi. Hoặc có cha mẹ suy nghĩ bản thân mình giỏi giang thông minh thì con đương nhiên phải học giỏi. Các cha mẹ cũng sợ con thua kém bạn bè, sẽ thiếu tự tin nên càng áp lực vào con hơn”, nữ Tiến sĩ nói tiếp.

Một thực tế được TS. Vũ Thu Hương chỉ ra hiện nay đó là, đôi khi cha mẹ cũng sợ con cái mình kém so với một mặt bằng mơ hồ nào đó mà họ đặt ra. Chính vì vậy áp lực học tập dồn lên các em quá nhiều.
“Theo tôi, các học sinh giỏi càng lắm áp lực hơn nữa. Đó là khi các em có sức học tốt, có một mặt bằng điểm số tốt thì chỉ có 1 đầu điểm kém là lập tức bị quy kết là lười biếng, ngại học. Thậm chí có cha mẹ vẫn trách con khi con bị điểm 8,9 trong khi bình thường con vẫn được điểm 10. Sự chê trách thay vì động viên đến từ phía cha mẹ, sợ ánh nhìn chê cười của bạn bè cũng là nguyên nhân gia tăng áp lực cho các HSG”, bà Hương nói.

Một thực trạng hiện nay, bố mẹ tạo mọi điều kiện cho con cái chỉ có học, lại quên đi dạy cho con những sinh hoạt cơ bản, kỹ năng cuộc sống cũng rất nguy hiểm. Giáo dục có 3 mục tiêu rất rõ ràng: Kiến thức, kĩ năng và đạo đức. Tuy nhiên, các bố mẹ ngày nay dường như quên hẳn 2 mục tiêu kia mà chỉ chú trọng vào kiến thức.

Đó là vì kiến thức thì dễ đo đếm và so sánh bằng điểm số. Trong khi đó kĩ năng và đạo đức lại khó so sánh hơn. Nếu để so sánh thì hai mục tiêu sau sẽ không thể dùng để khoe và bày tỏ sự tự hào của cha mẹ với người xung quanh.

“Vì thế, việc đương nhiên là kiến thức được đề cao hơn nhiều. Khi trẻ bị thiếu hụt cả kĩ năng và đạo đức, cuộc sống tương lai của các em sẽ vô cùng vất vả chứ đừng nói đến thành công”, TS. Vũ Thu Hương nêu thực trạng đáng suy ngẫm.

Hãy thực sự là bạn với con

Nói về phía phụ huynh “sinh con ai chẳng sinh lòng”, ép con cái học cũng chỉ vì mục đích duy nhất; muốn tốt cho con, muốn con cái sẽ nên người. “Nhưng gờ là lúc phụ huynh nên bình tĩnh lại, đặt suy nghĩ của mình vào những đứa trẻ. Ba mẹ hãy tôn trọng cuộc sống của con hơn. Hãy lắng nghe các em chia sẻ, tâm sự chứ không phải áp đặt, mắng át khi các em đề đạt nguyện vọng hoặc suy nghĩ. Đặc biệt, cha mẹ hãy gỡ "mác bố mẹ” xuống để thực sự làm bạn với con”, TS. Hương nêu giải pháp để tháo gỡ tình trạng này.

Cứ 5 học sinh có 1 em có ý định tự tử: Áp lực học hành lớn thế nào? (Hình 2).

TS Vũ Thu Hương cho rằng bố mẹ cần làm bạn với con.

Ngoài ra theo TS. Vũ Thu Hương, những hoạt động vui chơi giải trí là rất cần thiết với bất kỳ ai sau những giờ lao động, học tập. Nhưng lại có nhiều phụ huynh cho rằng điều đó làm sao nhãng việc học của các em, nên cấm. Đó là sai lầm, vui chơi là để các em giải tỏa tâm lý căng thẳng, lấy lại tinh thần.

“Việc vui chơi đúng mức cũng giúp các em khám phá cuộc sống, không bị tò mò và chơi dại. Tôi thấy giới trẻ ngày nay quá thiếu sân chơi. Chính vì vậy, khi cha mẹ không để ý, các em có thể sa đà vào các trò chơi nguy hiểm như trò chơi tình ái, hút bóng cười, cần sa…”

Những câu chuyện về các em học sinh, vì áp lực học tập mà rơi vào trầm cảm, hay từ bỏ đi cuộc sống của mình đã tồn tại rất nhiều. Các bậc phụ huynh giờ đây hãy thực sự trở thành người bạn, thấu hiểu, động viên, an ủi con cái trong học tập cũng như cuộc sống. Để tránh đi những câu chuyện đau lòng vì… không gì quý hơn con người.

Công Luân - Đặng Thủy

Nhà trường thông tin chính thức vụ học sinh tự tử vì áp lực học tập

Thứ 5, 12/04/2018 | 13:48
Một học sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử trước sự chứng kiến của thầy cô và bạn bè. Đáng nói, học sinh để lại thư tuyệt mệnh cho rằng nguyên nhân tự tử do áp lực học tập. Nhà trường đã chính thức lên tiếng về vụ việc học sinh tự tử này.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gần 9.000 cơ hội việc làm chờ sinh viên

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:45
Ngày 10/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.

Đà Nẵng có giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:20
Vai trò giám khảo này là minh chứng cho uy tín, khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trở lại, tháng 5 nắng nóng có gay gắt hơn?

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:47
Những ngày qua miền Bắc có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, dự báo nắng nóng sắp quay trở lại.

Hôm nay "chốt" đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:20
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...