Bản quyền cây giống Việt được chuyển nhượng chục tỷ đồng

Bản quyền cây giống Việt được chuyển nhượng chục tỷ đồng

Chủ nhật, 13/10/2013 | 09:32
0
Những thương vụ chuyển nhượng bản quyền giống cây trồng với giá tiền tỷ giờ không còn là chuyện hiếm. Nhiều nhà khoa học cho rằng, đây là tín hiệu vui, mở ra viễn cảnh tươi sáng về những sản phẩm nông sản chất lượng cao, độc quyền đúng nghĩa của nông sản Việt trong tương lai.

Kênh đầu tư siêu lợi nhuận!

Thời gian gần đây, nhiều cuộc chuyển giao bản quyền giống có giá trị lên đến con số vài tỷ đồng đang thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học. Xu hướng này được dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới. Nhiều người cho rằng, đây là một tín hiệu mừng và trong tương lai xu hướng này ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Bất động sản - Bản quyền cây giống Việt được chuyển nhượng chục tỷ đồng

Nhiều giống lúa đang được kỳ vọng bán với giá hàng chục tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Danh sách chuyển nhượng bản quyền giống tiền tỷ đang dài thêm theo thời gian. Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, những thương vụ có giá vài trăm triệu lên đến vài tỷ đồng thậm chí triệu đô chuyển giao bản quyền giống giữa các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi với các doanh nghiệp được ký kết. Trong các thương vụ đình đám, phải kể đến việc anh Đoàn Văn Sáu, chủ doanh nghiệp Cường Tân ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chi 10 tỷ đồng để mua bản quyền giống lúa lai nội TH3 - 3. Rồi mới đây, công ty cổ phần Nông nghiệp Kỹ thuật cao Hải Phòng đã mua bản quyền giống lúa HYT100 của viện Cây lương thực - cây thực phẩm (FCRI) với giá 3 tỷ đồng. Tiếp đó là thương vụ công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận) mua bản quyền giống thanh long ruột tím LĐ 5 của viện Cây ăn quả miền Nam với giá 2 tỷ đồng... Tổng giá trị thương mại về chuyển giao bản quyền các giống hiện nay đã đạt con số 39,78 tỷ đồng (gần 2 triệu USD).

Nhận định về xu hướng này, nhiều nhà khoa học cho rằng đây là tín hiệu rất vui đối với ngành khoa học nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù, tổng giá trị chuyển nhượng bản quyền giống của nước ta so với các nước trên thế giới còn khiêm tốn, nhưng nó đánh dấu một bước chuyển trong tôn trọng quyền tác giả các công trình khoa học - một việc chưa từng diễn ra trước đây ở nước ta. Những thương vụ này được cho là màn khởi đầu cho một thị trường bản quyền giống sôi động sắp tới.

Cũng theo tìm hiểu của PV, những thương vụ chuyển nhượng giống cây trồng có giá hàng tỷ đồng đã mang lại lợi nhuận rất cao cho các đơn vị đứng ra mua bản quyền giống. Đơn cử, Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình, vốn bỏ ra chỉ chưa đến 1 tỷ để sở hữu giống lúa BC15 nhưng sau thời gian kinh doanh, phân phối giống đã đem lại khoản lợi lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Ngay trong thương vụ 10 tỷ đồng mà ông Đoàn Văn Sáu, chủ doanh nghiệp Cường Tân, đơn vị đã mua giống lúa với giá TH3 - 3, ông Sáu đã liên kết với nông dân sản xuất lúa giống trên diện tích trên 300 ha, mỗi năm cho 1.000 tấn hạt lai F1 TH3-3, bán với giá 60.000 đồng/kg, chỉ bằng 2/3 so với giá giống lúa lai 2 dòng nhập từ Trung Quốc. Chỉ sau một vụ ông đã thu lợi nhuận 30 tỷ đồng.

Trước hiệu quả kinh tế cao trong việc mua bản quyền giống, báo hiệu thời gian sắp tới các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này sẵn sàng bỏ một lượng tiền lớn để được độc quyền sản xuất và phân phối các giống cây trồng chất lượng do các nhà khoa học Việt Nam lai tạo. Trao đổi với PV, PGS.TS Lê Huy Hàm - viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp chia sẻ rằng, nhiều thương vụ chuyển giao bản quyền giống đang là một tín hiệu vui đối với những nhà khoa học trên lĩnh vực nông nghiệp.

Theo vị chuyên gia này, trước đây, khi bản quyền tác giả về giống cây trồng không được bảo vệ. Những người trực tiếp nghiên cứu, lai tạo giống không được hưởng lợi từ thành quả lao động của mình. Các công trình nghiên cứu khoa học tạo ra các giống mới của các nhà khoa học hầu như ai sử dụng cũng được. Điều này dẫn tới hệ lụy, "cha chung không ai khóc". Người nghiên cứu thiếu động lực, trong khi các giống cây khi được nghiên cứu xong thì đưa vào áp dụng mà không chú trọng đến việc bảo vệ và phát triển giống mới này. Hệ lụy tất yếu là vòng đời của những giống mới này rất ngắn, gây lãng phí chất xám và hạn chế phát huy hiệu quả kinh tế của các giống mới. "Bản quyền về giống không được bảo vệ, các nhà khoa học không được hưởng lợi từ thành quả nghiên cứu khoa học của mình. Trong khi đó, các công ty sản xuất giống đã sử dụng miễn phí những thành tựu này của các nhà khoa học để thu lợi. Đây là một sự bất công đối với các nhà khoa học" - vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Nhiều người cho rằng, nhiều thương vụ chuyển giao bản quyền giống giá tiền tỷ là tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong tương lai, những thương vụ chuyển giao bản quyền giống sẽ nhiều hơn và nhiều kỷ lục mới sẽ được xác lập.

Bất động sản - Bản quyền cây giống Việt được chuyển nhượng chục tỷ đồng (Hình 2).

PGS. TS Lê Huy Hàm, viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp.

Kích cầu khoa học

Phân tích về tác động tích cực của những thương vụ chuyển giao bản quyền giống xảy ra trong thời gian qua, PGS.TS Lê Huy Hàm cho rằng, điều này sẽ thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta. Theo PGS.TS Lê Duy Hàm, đây là lĩnh vực đang mang đến lợi nhuận cao, các nhà khoa học được hưởng lợi lớn từ các công trình nghiên cứu của mình thì họ sẽ có động lực lớn hơn trong nghiên cứu. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân nhận thấy được lợi ích kinh tế mang lại nên họ sẽ đầu tư trực tiếp vào công tác nghiên cứu.

Ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức và nước Mỹ, tỉ trọng vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu trên lĩnh vực nông nghiệp Nhà nước chiếm từ 40% đến 60%. Điều đó có nghĩa là tư nhân đóng vai trò rất lớn trong đầu tư và nghiên cứu khoa học trong việc lai tạo giống mới. Trong khi đó ở nước ta, vồn đầu tư vào lĩnh vực này của Nhà nước gần như 100%. Điều này cho thấy, công tác xã hội hoá trong lĩnh vực này nước ta rất kém.

Từ những vụ chuyển nhượng bản quyền giống có giá trị cao và hiệu quả kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp được sở hữu bản quyền giống mới đang mở ra kỳ vọng trong tương lai, nhiều doanh nghiệp sẽ trực tiếp đầu tư nghiên cứu, thậm chí họ sẽ kết hợp giữa nghiên cứu và cung ứng giống mới. "Đây là mô hình rất thành công ở các nước phát triển, ở nước ta hiện nay chưa phát triển mô hình này. Nhưng trước tiềm năng có thể thu lợi siêu khủng, tôi cho rằng, đây là một xu thế phát triển mới của khoa học nông nghiệp ở Việt Nam trong tương lai", PGS.TS Hàm nhận định.

Ngoài mặt tích cực đến từ công tác nghiên cứu khoa học, PGS.TS Lê Huy Hàm cũng cho rằng, khi bản quyền của tác giả được bảo vệ, bắt buộc các công ty sản xuất giống phải tiến hành mua bản quyền của tác giả. Họ bỏ một lượng tiền lớn, họ có trách nhiệm duy trì và bảo vệ giống mới. Điều này có nghĩa vòng đời của các giống mới được kéo dài, tức là giá trị của các công trình nghiên cứu được kéo dài trên thực tế. Không những vậy, bản thân người nông dân sẽ hưởng được lợi từ các giống có năng suất và chất lượng cao.

Tương lai hứa hẹn

Trong cuộc trao đổi với PV, viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho rằng, đây chỉ là bước khởi đầu đầy hứa hẹn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong tương lai, khi công tác nghiên cứu lai tạo giống được đầu tư mạnh, sẽ có nhiều giống mới mang lại giá trị kinh tế cao. Điều này có nghĩa là nông sản Việt Nam sẽ có những sản phẩm độc quyền mang thương hiệu Việt. Tuy nhiên, điểm hạn chế nhất của chúng ta lúc này những nhà thu mua xuất khẩu nông sản gần như đứng ngoài cuộc. "Họ rất thụ động, chỉ mua những gì mà người nông dân bán và bán lại. Ý thức xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam của họ rất thấp.

Do đó, cần thiết phải có sự kết hợp giữa nhà nghiên cứu khoa học, công ty phân phối giống, nông dân và nhà xuất khẩu. Chỉ khi nào, kết nối bền vững thì lúc đó nông sản Việt Nam mới mang đến giá trị kinh tế cao và lợi nhuận cho người nông dân" - ý kiến đóng góp của PGS.TS Lê Huy Hàm.

Trinh Phúc

Làm gì để nâng tầm nông sản Việt ở nước ngoài?

Thứ 5, 29/08/2013 | 09:42
Trao đổi với PV Người Đưa Tin, bà Vũ Hồng Liên, hiện đang sống tại miền Nam nước Pháp phản ánh tình trạng một số mặt hàng nông sản, thủy sản của nước ta bán ở nước ngoài có chất lượng chưa tốt.

Vạch trần 'chiêu' biến nông sản Trung Quốc thành hàng Việt

Thứ 6, 23/08/2013 | 14:27
Phóng viên đã xin làm công nhân bốc vác ở phố Hòa Đình (Bắc Ninh) để vạch trần sự thật rằng họ mông má hàng TQ thành hàng Việt .

'Đại công trường' chế biến nông sản

Thứ 5, 27/06/2013 | 08:58
Chục năm gần đây, xã Dương Liễu (Hoài Đức - Hà Nội) trở thành làng nghề chế biến nông sản (CBNS) lớn nhất miền Bắc, với tổng doanh thu lên đến gần 900 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, cùng với sự "phất lên" nhanh chóng về kinh tế thì vấn nạn ô nhiễm môi trường cũng đang từng ngày "nhấn chìm" cuộc sống người dân nơi đây.

Nước thải công nghiệp xả thẳng: Lo ngại bệnh tật từ nông sản

Thứ 5, 20/06/2013 | 16:20
Việc sử dụng trực tiếp nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt hoặc dùng tưới tiêu trong nông nghiệp khiến nguy cơ người dân mắc bệnh từ nông sản liên tục tăng ở nhiều vùng ven Thủ đô.

Chiêm ngưỡng những nông sản khổng lồ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Triển lãm nông sản mùa thu Autumn Flower Show 2011 vừa diễn ra tại thị trấn Harrogate (Anh) đã chứng kiến sự xuất hiện của những loại nông sản khổng lồ, với kích cỡ lớn hơn bình thường rất nhiều.

Bộ trưởng Nông nghiệp khuyên dân bỏ lúa trồng ngô

Thứ 3, 27/08/2013 | 10:27
Nhiều năm nay, người nông dân vẫn phải đối mặt với nghịch lý được mùa thì mất giá; xuất khẩu nhiều nhưng không có lãi; dân bỏ ruộng... trước thực tế này Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã gợi ý người dân có thể bỏ lúa để trồng ngô.

Làm gì để nâng tầm nông sản Việt ở nước ngoài?

Thứ 5, 29/08/2013 | 09:42
Trao đổi với PV Người Đưa Tin, bà Vũ Hồng Liên, hiện đang sống tại miền Nam nước Pháp phản ánh tình trạng một số mặt hàng nông sản, thủy sản của nước ta bán ở nước ngoài có chất lượng chưa tốt.

Vạch trần 'chiêu' biến nông sản Trung Quốc thành hàng Việt

Thứ 6, 23/08/2013 | 14:27
Phóng viên đã xin làm công nhân bốc vác ở phố Hòa Đình (Bắc Ninh) để vạch trần sự thật rằng họ mông má hàng TQ thành hàng Việt .

'Đại công trường' chế biến nông sản

Thứ 5, 27/06/2013 | 08:58
Chục năm gần đây, xã Dương Liễu (Hoài Đức - Hà Nội) trở thành làng nghề chế biến nông sản (CBNS) lớn nhất miền Bắc, với tổng doanh thu lên đến gần 900 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, cùng với sự "phất lên" nhanh chóng về kinh tế thì vấn nạn ô nhiễm môi trường cũng đang từng ngày "nhấn chìm" cuộc sống người dân nơi đây.

Nước thải công nghiệp xả thẳng: Lo ngại bệnh tật từ nông sản

Thứ 5, 20/06/2013 | 16:20
Việc sử dụng trực tiếp nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt hoặc dùng tưới tiêu trong nông nghiệp khiến nguy cơ người dân mắc bệnh từ nông sản liên tục tăng ở nhiều vùng ven Thủ đô.

Chiêm ngưỡng những nông sản khổng lồ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Triển lãm nông sản mùa thu Autumn Flower Show 2011 vừa diễn ra tại thị trấn Harrogate (Anh) đã chứng kiến sự xuất hiện của những loại nông sản khổng lồ, với kích cỡ lớn hơn bình thường rất nhiều.

Bộ trưởng Nông nghiệp khuyên dân bỏ lúa trồng ngô

Thứ 3, 27/08/2013 | 10:27
Nhiều năm nay, người nông dân vẫn phải đối mặt với nghịch lý được mùa thì mất giá; xuất khẩu nhiều nhưng không có lãi; dân bỏ ruộng... trước thực tế này Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã gợi ý người dân có thể bỏ lúa để trồng ngô.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hải Phòng: Tạm dừng triển khai bãi đỗ xe ô tô rộng hơn 10.000 m2

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:22
Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cho xây dựng bãi gửi xe ô tô rộng hơn 10.000 m2 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Tp.Hải Phòng.

Thời điểm cơn sốt đất nền có thể quay lại

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:00
Dựa trên dòng nghiên cứu kéo dài chu kỳ lặp lại, chuyên gia cho rằng cơn sốt đất có thể quay lại vào giai đoạn 2025-2026.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Hải Phòng: Tạm dừng triển khai bãi đỗ xe ô tô rộng hơn 10.000 m2

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:22
Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cho xây dựng bãi gửi xe ô tô rộng hơn 10.000 m2 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Tp.Hải Phòng.