Giáo viên phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng: Bục giảng không dành cho người thiếu bao dung

Giáo viên phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng: Bục giảng không dành cho người thiếu bao dung

Chủ nhật, 08/04/2018 | 18:11
0
Giáo viên là nghề trồng người, một nghề cần đến nhiều phẩm chất ngoài những kiến thức chuyên môn. Và trong đó, kiên nhẫn, bao dung, yêu thương trẻ em không bao giờ được thiếu…

Những ngày qua, dư luận đã giận sục sôi và chỉ trích nhiều trước hành động “tày trời” của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương, trường tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) vì đã phạt học sinh lớp 3 súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng. Dẫu vậy, mỗi lần nhớ đến câu chuyện thật như đùa ấy, tôi vẫn không khỏi giật mình kinh hãi.

Học sinh nói chuyện riêng trong giờ học, một tật xấu âu cũng là “chuyện thường ngày ở huyện” với những đứa trẻ đang trong tuổi hiếu động. Để trách phạt, cô giáo có thể dùng nhiều biện pháp như đánh giá hạnh kiểm, thông báo với phụ huynh, thậm chí kỷ luật… Cớ sao cô lại có thể bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng.

Giáo viên phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng: Bục giảng không dành cho người thiếu bao dung

Học sinh bị phạt uống nước giặt giẻ lau bảng. Ảnh VTC.

Chưa kể đến những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn sau thứ nước giặt giẻ lau bảng bẩn thỉu ấy, việc phải chịu hình phạt này trước mặt bạn bè là nỗi tủi hổ, thậm chí là một cú sốc lớn với con trẻ. Những tổn thương khó có thể đong đếm.

Hỡi ôi! Cô giáo, người mẹ thứ hai của con trẻ ở trường sao có thể nhẫn tâm như thế?

Vẫn biết, nghề giáo nhiều áp lực và có những tình huống dễ khiến con người ta mất kiểm soát trong cách hành xử của mình. Tuy nhiên, hơn bất cứ nghề nào, nghề giáo luôn cần sự chuẩn mực. Thầy cô giáo luôn phải xây dựng một hình ảnh đẹp trước học sinh của mình trong mọi tình huống như một sứ mệnh.

"Nhất quỷ, nhì ma thứ ba học trò", sự nghịch ngợm, hiếu động là điều đương nhiên của học sinh. Bởi lẽ đó nên cần lắm một người thầy kiên nhẫn, bao dung.

Nếu nghề khác chỉ cần đến một phần kiên nhẫn thì nghề giáo cần sự kiên nhẫn gấp nhiều lần. Nếu nghề khác chỉ cần chút bao dung thì nghề giáo cần gấp nhiều lần sự bao dung ấy. Và nếu như không kiên nhẫn và bao dung, xin chớ làm nghề giáo.

Không phải ngẫu nhiên, ở một nước có nền giáo dục cao như Nhật Bản, người giáo viên luôn phải tuân thủ việc giữ điềm tĩnh trong khi dạy học dù học sinh có cứng đầu đến đâu. Ở Nhật Bản, việc đuổi một trò ra khỏi lớp là điều hiếm khi xuất hiện ở trường học. Người Nhật cho rằng “mọi người đều có quyền được nhận sự giáo dục bình đẳng…”.

Và nếu học sinh ngủ gật trong giờ, giáo viên không những không phạt, mà có khi còn lặng lẽ để học trò ngủ trong sự đồng cảm vì hiểu lịch trình học tập dày đặc mà những đứa trẻ phải theo đuổi. 

Giáo viên là nghề trồng người, một nghề đòi hỏi cần đến nhiều phẩm chất ngoài những kiến thức chuyên môn. Vì lẽ đó nên phải chăng, các trường sư phạm cũng cần thiết có quy trình thử thách, sát hạch, để phát hiện và loại bỏ những người “có vấn đề” về nhân cách, ứng xử.

Đồng thời, khâu tuyển sinh cũng cần phỏng vấn để lựa chọn những người có kỹ năng, phẩm chất phù hợp. Và trong đó, kiên nhẫn, bao dung, yêu thương trẻ em là những phẩm chất không thể thiếu.

Xem thêm >> Phạt học sinh súc miệng nước giặt giẻ lau: Cô hãy sửa sai bằng cách chọn nghề khác

Trọng Nguyên

 

Cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng: Cô có uống được không mà bắt học trò?

Thứ 7, 07/04/2018 | 10:07
“Việc cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng là việc đau xót cho hình ảnh của nghề giáo. Đừng đổ lỗi cho áp lực, khó khăn để giẫm đạp lên học trò của mình, hãy nhìn lại giá trị sống của bản thân và lòng khoan dung đối với học trò của mình”, TS. Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) khẳng định.

Cô giáo bắt HS súc miệng nước giẻ lau bảng từ chối nói chi tiết về việc phạt

Thứ 6, 06/04/2018 | 09:47
Cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng ở trường tiểu học An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng đã bị chấm dứt hợp đồng lao động. Cô giáo khóc và hối hận vì bắt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.