"Chân thò chân thụt" ở Syria, Nga chờ đợi gì sau "ván bài" của TT Trump?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 25/02/2019 | 11:38
0
Mỹ hiện đang cố gắng “vừa rút quân vừa ở lại” Syria, để làm hài lòng cả các đối tác và đồng minh, trong khi cả Nga và Iran đều đang chờ đợi mọi dấu hiệu cho thấy Washington sẽ không thể làm được cả hai điều cùng một lúc.
Tiêu điểm - 'Chân thò chân thụt' ở Syria, Nga chờ đợi gì sau 'ván bài' của TT Trump?

Thay đổi liên tục trong chính sách Syria của Mỹ khiến các đồng minh lao đao.

Hôm 19/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ đã đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và nước này sẽ chấm dứt sự hiện diện ở Syria. Hai tháng sau, Nhà Trắng bất ngờ nói rằng một lực lượng gìn giữ hòa bình nhỏ khoảng 200 binh sĩ sẽ ở lại Syria mà không rút đi hoàn toàn.

Những động thái thay đổi bất thường đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về kế hoạch dài hạn của Mỹ là gì. Không những vậy, nó cũng khiến cho các quan chức của chính quyền của Trump chật vật theo kịp mọi tuyên bố và giải thích chính sách thay đổi liên tục, khiến cho lời nói của Mỹ không thật nhất quán.

2 tháng thay đổi mâu thuẫn

Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 12/12 khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có bài phát biểu chỉ ra rằng, không còn mối đe dọa nào nguy hiểm đến từ IS ở Syria.

Hai ngày sau, ông Erdogan nói chuyện với ông Trump, người quyết định rút quân sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hỏi tại sao Mỹ vẫn còn ở lại quốc gia Trung Đông bị chiến tranh tàn phá. Điều này cũng thể theo mong muốn rời khỏi Syria của ông Trump - một lời hứa mà ông đã đưa ra nhiều tháng trước đó.

Bất chấp sự phản đối từ Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và những người khác, Tổng thống Trump đã thúc đẩy quyết định này. Đến ngày 19/12, ông đã ra lệnh rút quân đầy đủ và nhanh chóng. Khoảng thời gian hoàn thành được cho là mất 60 đến 100 ngày.

Nói với quân đội Mỹ ở Iraq trong bài phát biểu vào ngày 26/12, ông Trump nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Mỹ ở Syria không phải là kết thúc mở. Khi các thành trì của IS đã bị hủy diệt rõ ràng, ông muốn đưa quân về nhà. Ông lưu ý, Mỹ sẽ ở lại Iraq để theo dõi bất kỳ sự hồi sinh nào của IS và cũng để canh chừng Iran.

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham, người phản đối quyết định rút quân đã nói chuyện với Tổng thống vào ngày 30/12. Ông nói rằng người Kurd nên được bảo vệ và Iran không nên có được chiến thắng khi Mỹ rút quân.

Sau cuộc gặp, có vẻ như việc rút quân của Mỹ sẽ chậm lại. Mỹ đã đề cập đến một vùng đệm trên biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ và có thêm các cuộc thảo luận với chính quyền Ankara.

Vào ngày 6/1, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton nói rằng Mỹ sẽ không rời khỏi Syria cho đến khi IS bị đánh bại hoàn toàn và người Kurd, những đồng minh chủ chốt trong cuộc chiến chống khủng bố đã được bảo vệ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa một hoạt động quân sự chống lại Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) ở Syria, một nhóm thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), đối tác chính của Mỹ. Các bình luận của ông Bolton đẩy lùi việc rút quân thêm vài tháng nữa. Đây được coi là một sự thay đổi từ Nhà Trắng.

Vào ngày 11/1, các báo cáo về việc rút các thiết bị quân sự đầu tiên của Mỹ đã bắt đầu. Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra sốt sắng tới tốc độ rút quân của Mỹ và đưa ra những tuyên bố mang tính tích cực. Trong các cuộc nói chuyện với chính quyền Trump, Ankara nhấn mạnh ưu tiên ở Syria là chống lại IS. Họ cũng nói về thương mại tăng lên 75 tỷ USD giữa hai nước.

Vào ngày 8/2, The Wall Street Journal đã báo cáo rằng Mỹ sẽ rời Syria vào tháng 4. Những thay đổi mới trong ngày rút quân được đưa ra khi liên minh do Mỹ lãnh đạo có cuộc họp ngày 6/2.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với các nước tham gia lực lượng liên minh rằng trong khi ông Trump tuyên bố rút quân, thì đó không phải là kết thúc sứ mệnh của nước Mỹ. Đó không phải là một sự thay đổi trong nhiệm vụ. Ông Pompeo cho biết, sẽ đưa ra yêu cầu cho các đối tác liên minh để nỗ lực chống khủng bố tiếp tục.

Mỹ bắt đầu yêu cầu các đồng minh, đặc biệt là ở NATO và châu Âu, đóng góp vào khái niệm vùng đệm của họ trên vùng biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Trump cũng tái khẳng định vào đầu tháng 2 rằng Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng sức mạnh không quân chống lại IS và sử dụng Iraq làm căn cứ chống lại khủng bố cũng như để theo dõi Iran.

Vài ngày sau Hội nghị An ninh Munich, một số quốc gia châu Âu cho thấy lập trường rằng họ sẽ không gửi quân nếu Mỹ thực sự rời đi. Điều này khiến ông Trump lại nói chuyện với người đồng cấp Erdogan. Họ đã thảo luận về việc rút quân có thể chậm lại của Mỹ. Ông Trump cũng thảo luận về việc giữ lại hàng trăm binh sĩ ở Syria, trong căn cứ Tanf ở miền Nam Syria và ở miền Đông Syria.

Chân thò chân thụt

Tiêu điểm - 'Chân thò chân thụt' ở Syria, Nga chờ đợi gì sau 'ván bài' của TT Trump? (Hình 2).

Thổ Nhĩ Kỳ ngay từ đầu đã thận trọng trước quyết định rút quân của Mỹ.

Khi ông Trump tuyên bố ý định giữ lại 200 quân của mình vào ngày 22/2, ông nói rằng đó không phải là một sự đảo ngược chính sách. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Graham gọi đó là một phần của lực lượng ổn định quốc tế trong khu vực. Nó sẽ đảm bảo một khu vực an toàn ở Syria dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn chặn một cuộc xung đột mới.

Lầu Năm Góc cũng cho biết đội quân này sẽ có những khả năng đặc biệt, như khả năng thu thập thông tin tình báo và được coi như là số nhân lực giữ lại vì đồng minh.

Những thay đổi đang phát triển trong chính sách của Mỹ ở Syria hiện được kết nối với một số chính sách khác nhau. Mỹ muốn IS bị đánh bại hoàn toàn và điều đó có nghĩa là họ phải đầu tư vào việc ổn định hóa. Điều này bao gồm cả đào tạo an ninh địa phương.

Mỹ muốn bảo vệ người Kurd trước hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và cũng muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã tới Washington vào ngày 22/2 để thảo luận chi tiết về hợp tác. SDF cũng đã phái một phái đoàn đến Washington vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 để khuyến khích Mỹ giảm tốc độ rút quân.

Ngoài ra, Mỹ muốn đảm bảo Iran không được hưởng lợi từ việc rút quân của Mỹ. Trước viễn cảnh SDF sẽ bị buộc phải ký một thỏa thuận với chính quyền Syria hoặc Nga nếu Mỹ rời đi. Điều đó có nghĩa là Iran sẽ được hưởng lợi. Để ngăn chặn kịch bản như vậy, Mỹ đã đồng ý ở lại và neo giữ một lực lượng ổn định.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn kiểm soát vùng đệm tại biên giới Syria. Các đồng minh NATO muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng SDF không muốn Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát một phần phía Bắc Syria, vì nước này đã kiểm soát Afrin.

Tiêu điểm - 'Chân thò chân thụt' ở Syria, Nga chờ đợi gì sau 'ván bài' của TT Trump? (Hình 3).

Chú thích ảnh

Thổ Nhĩ Kỳ đã thận trọng trước canh bạc của mình, chờ xem liệu bản thân có thể gây áp lực cho Mỹ về vùng an toàn hay không. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể cần phải làm việc với Nga.

Ông Trump "bẫy việt vị" ở Syria: Nga, Iran, Tổng thống Assad chưa kịp vui mừng đã "phẫn nộ"?

Thứ 7, 23/02/2019 | 20:17
Nga, Iran và chính quyền Assad đã chào đón quyết định rút quân của Tổng thống Trump là một bước đi tích cực, tuy nhiên ngay lập tức nhà lãnh đạo Mỹ đã khiến cho đối thủ bất ngờ bằng cách đảo ngược tất cả.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Đêm 20/5, Nga triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí chiến lược của Ukraine

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:30
Nga đã thực hiện các cuộc tấn công vào miền nam Odessa, phía đông Kharkiv và một số vị trí do Kiev kiểm soát ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng).

Slovakia tiết lộ kế hoạch mua hơn 100 xe tăng chiến đấu chủ lực

Thứ 3, 21/05/2024 | 16:59
Bộ Quốc phòng Slovakia vẫn chưa quyết định loại xe tăng nào sẽ mua, nhưng đang cân nhắc các đề xuất từ các đơn vị trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Reuters: Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế ( ICC) đề nghị bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu, lãnh đạo Hamas

Thứ 3, 21/05/2024 | 17:16
Trong ngày thứ Hai, một công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã cho biết ông đã đệ đơn yêu cầu đưa ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Bộ quốc phòng dưới quyền Thủ tướng này và ba lãnh đạo Hamas với các cáo buộc về tội ác chiến tranh.

Ukraine nói Wagner đang bảo vệ nhiên liệu chuyển từ Belarus sang Nga

Thứ 3, 21/05/2024 | 06:00
Sản lượng nhiên liệu máy bay phản lực gia tăng tại các nhà máy lọc dầu Belarus và nhiên liệu này đang được vận chuyển tới Nga bằng đường sắt, phía Ukraine cho hay.

Nghị quyết ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ của Nga không được thông qua

Thứ 3, 21/05/2024 | 17:22
Nga đề xuất dự thảo này, sau khi phủ quyết một nghị quyết do Mỹ soạn thảo trong tháng vừa rồi với nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ.