Dân mạng hô hào lập hội chuyển nhượng sổ tiết kiệm kiếm lời

Dân mạng hô hào lập hội chuyển nhượng sổ tiết kiệm kiếm lời

Thứ 2, 16/09/2013 | 13:52
0
Thời gian gần đây, dư luận trên cả nước cảm thấy bất ngờ khi nhiều người rao bán cả sổ tiết kiệm ngân hàng. Thậm chí, trên các diễn đàn mạng, người ta còn lập cả hội mua bán sổ tiết kiệm để kiếm lời. Theo họ, việc chuyển nhượng sổ sẽ tránh bị tính lãi không kỳ hạn và cả hai bên đều có lợi nhờ lãi suất cao.

Trao đổi với báo PV, nhiều chuyên gia ngành ngân hàng khẳng định, việc mua bán, chuyển nhượng sổ tiết kiệm không phải việc quá lạ lẫm. Tuy nhiên, khi các giao dịch diễn ra ở ngoài ngân hàng, người mua sẽ đối diện với không ít rủi ro.

Nhộn nhịp "chợ" mua bán sổ tiết kiệm

Theo lời quảng cáo của một thành viên 1977cd5 trên trang diễn đàn oto... đang rao bán bốn cuốn sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng/sổ kỳ hạn 12 tháng để hưởng mức lãi suất thực đã gửi. "Trước tiên em xin nhờ MOD vì loại "hàng hóa" này hơi tế nhị nên xin phép không tiết lộ ảnh và số điện thoại. Em chỉ xin đăng tin này đúng bốn ngày. Bởi vì, bốn hôm nữa em cũng phải giao tiền nên ai muốn chuyển nhượng cũng chịu", thành viên này giới thiệu. Được biết, người này có bốn cuốn sổ tiết kiệm gửi từ cuối tháng 12/2012 và đầu năm 2013. Đây là những cuốn sổ có mức lãi suất 11%-12%.

Hình thức chuyển nhượng rất đơn giản, người bán sẽ nhận gốc và lãi tính từ ngày gửi đến ngày chuyển nhượng theo lãi suất trên sổ (tiền mặt) và chịu phí sang tên chuyển nhượng và các thủ tục. Tất cả các giao dịch đều thực hiện ở ngân hàng. Ngay sau khi bốn cuốn sổ được rao bán, hàng nghìn thành viên đã vào bình luận. Tất cả đều khẳng định, mức lãi suất 12% là khá hấp dẫn. Tuy nhiên, thời điểm hoàn tất sổ kéo dài đến tận năm 2014 nên cũng không ít người cảm thấy lo ngại. Chính vì thế, việc "đầu tư" lấy lãi chỉ  dành cho những đối tượng có tài chính ổn định.

Tiêu dùng & Dư luận - Dân mạng hô hào lập hội chuyển nhượng sổ tiết kiệm kiếm lời

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên phó viện trưởng viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính).

Từ năm 2010, trên mạng internet, nhiều người đã nói đến cách kiếm tiền từ công việc làm ăn này. Tuy nhiên, cũng chỉ nổi lên được một thời gian, người dân không mặn mà lắm với cách "đầu tư" dài hạn. Đặc biệt, trong thời điểm kinh tế khó khăn, nhiều người cần tiền để đầu tư trực tiếp. Trước đó, trên diễn đàn lamchame... một số thành viên đã lập hội mua bán sổ tiết kiệm. "Chào các bố mẹ. Em thấy bây giờ chuyện chúng ta gửi tiết kiệm nhưng có việc phải rút ra sớm, hoặc có số tiền rỗi rãi trong thời gian ngắn không muốn đầu tư vì sợ rủi ro là rất nhiều. Vậy tại sao chúng ta không lập một mục riêng cho khoản này nhỉ. Em có sổ tiết kiệm 100 triệu đồng thời hạn 1 năm, lãi suất là 11%/năm. Giờ chỉ còn 3 tuần nữa là hết hạn nhưng em lại cần tiền ngay. Dù rút trước hạn hay cầm cố để vay thì em đều bị thiệt một phần lãi.

Trong khi đó, mẹ A có 100 triệu đồng, khoảng 3 tuần nữa phải dùng tới, nếu gửi tiết kiệm thì lãi suất thấp (thường thì thời hạn càng dài, lãi càng cao mà). Nếu có diễn đàn thì em và mẹ A có thể tìm đến nhau và trao đổi. Em chuyển sổ cho mẹ A để lấy tiền mặt. Em được hưởng lãi suất không có gì thay đổi, vẫn 11%/năm, còn mẹ A được lãi suất cao hơn gửi tuần thông thường”. thành viên nickname L.a.nj hô hào mọi người tham gia.

Cũng theo người này, những phương thức như vậy không chỉ áp dụng được trong việc chuyển nhượng sổ tiết kiệm. Trong trường hợp mua nhà thế chấp mà khách hàng không có khả năng trả nợ, nếu ngân hàng tịch thu thì coi như mất trắng. Lúc này, việc mua nhà trả góp sẽ được chuyển nhượng giống như sổ tiết kiệm. Một người đứng ra trả nợ ngân hàng cho người đăng ký "chính chủ" sau này sẽ mua luôn căn nhà. Thứ nhất, người bán ngôi nhà có thể bán được giá cao hơn giá của ngân hàng tịch thu. Thứ hai, người mua cũng có thể mua được những ngôi nhà với giá thấp hơn giá thị trường.

Được biết, hiện nay, lãi suất huy động của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước phổ biến với không kỳ hạn từ 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1tháng đến dưới 6 tháng 5-6,8%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-8%/năm. Đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất phổ biến không kỳ hạn từ 1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6,5-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7-8%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 8,5-9%/năm. Chính vì việc lãi suất thấp hơn mức lãi suất ở các cuốn sổ tiết kiệm rao bán trên mạng nên nhiều người cũng muốn tham gia chuyển nhượng để kiếm lời.

Tiêu dùng & Dư luận - Dân mạng hô hào lập hội chuyển nhượng sổ tiết kiệm kiếm lời (Hình 2).

Các thành viên mạng rao bán sổ tiết kiệm.

Được ăn cả, ngã về không

Trao đổi với PV, PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên phó viện trưởng viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định: Đây là một cách để chủ nhân của sổ tiết kiệm vớt vát được chút lãi suất rút trước hạn, nếu không họ chỉ nhận được lãi suất không kỳ hạn rất thấp ở dưới 2%/năm. Tuy nhiên, nếu giao dịch chỉ dừng lại ở việc, chủ nhân của sổ tiết kiệm được nhận lại tiền mặt bao gồm gốc và lãi tính từ ngày gửi tới lúc mua bán, còn người mua được chuyển tên sổ tiết kiệm và tiếp tục hưởng lãi suất thì tôi nghĩ hoạt động này sẽ không thu hút được nhiều người. Bởi lẽ, nếu mua bán sổ tiết kiệm, cả hai bên phải được sự đồng ý của ngân hàng và thực hiện một số thủ tục giấy tờ. Nếu lợi ích mà người mua nhận được chỉ là việc tiếp tục hưởng số lãi đó thì không có gì hấp dẫn. Chẳng thà họ dùng số tiền mua lại đó, đi gửi trực tiếp vào ngân hàng, họ vẫn nhận lãi bình thường mà không phải thực hiện chuyện mua bán lằng nhằng. Thế nên, người bán phải chịu thiệt một phần, người mua phải hưởng lợi khoảng 1-2% thì mới có nhiều người muốn mua lại sổ tiết kiệm. Lẽ thường sẽ không ai chịu mua lại theo kiểu hoà vốn mà lại phải thực hiện thêm một số thủ tục giấy tờ.

Liên quan đến vấn đề trên, luật sư Nguyễn Văn Tuý (đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: Theo quy định, sổ tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu dưới các hình thức cho, tặng hoặc chuyển nhượng theo yêu cầu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Số tiền chuyển quyền sở hữu của một sổ tiết kiệm là toàn bộ số dư gốc và lãi chưa lĩnh tính đến ngày chuyển quyền sở hữu sổ tiết kiệm đó. Khi chuyển nhượng, các bên phải lập giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm theo mẫu quy định của ngân hàng. Chữ ký của người chuyển quyền sở hữu phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền. Sau khi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu tài khoản tiền gửi, người nhận chuyển nhượng chỉ được thực hiện giao dịch tại nơi đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng.

Theo luật sư Nguyễn Văn Tuý, chính vì chuyển nhượng sổ tiết kiệm cũng phải thực hiện một số thủ tục nên việc mua bán lại sổ này chỉ hấp dẫn với những trường hợp, số tiền trao đổi lớn, chủ sổ tiết kiệm chịu hy sinh một phần lãi ngân hàng mình được hưởng cho người mua sổ.                             

Không sang tên sẽ chịu nhiều rủi ro

“Theo ông Ngô Trí Long, chủ nhân sổ tiết kiệm chỉ bán khi họ có nhu cầu về tiền mà lại chưa đến kỳ hạn tất toán. Nếu bán được thì quá lợi cho người bán. Hai bên thoả thuận về mặt dân sự, được ngân hàng đồng ý thì không có vấn đề gì cả. Hiện nay, thu nhập từ lãi suất ngân hàng chưa phải tính thuế, nên việc mua bán này không liên quan gì đến chuyện nộp thuế. "Trường hợp sổ tiết kiệm đó mà không chuyển sang tên người mua thì người mua sẽ phải chịu rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên, không ai mua lại sổ tiết kiệm mà lại không được chuyển sang tên mình. Sổ tiết kiệm mua lại chỉ có giá trị nếu được ngân hàng đồng ý. Chính vì thế, không nên chấp nhận việc chuyển nhượng bên ngoài ngân hàng, dù có lập hợp đồng có công chứng", ông Long nhấn mạnh.           

Hồng Dương - Vương Chân

Điều tra chủ tịch quỹ tín dụng làm giả sổ tiết kiệm

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Công an quận Cái Răng đang tiến hành điều tra đối với chủ tịch HĐQT quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Cần Thơ có dấu hiệu làm giả sổ tiết kiệm không kỳ hạn có mệnh giá 2,9 tỷ đồng.

Giải pháp nào để thu hồi vốn các ngân hàng 'dính' nợ xấu?

Thứ 2, 16/09/2013 | 08:57
Hiện nhiều ngân hàng đang giải quyết nợ xấu tại các công ty bằng cách tái cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh để giúp công ty hồi sinh trở lại. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương án tạm thời...

‘Con bọ’ nhỏ xíu 'cuỗm' hàng triệu đô từ ngân hàng

Thứ 7, 14/09/2013 | 16:05
Cảnh sát Anh vừa phá một vụ án trong đó các nghi phạm đóng giả nhân viên bảo trì để cài thiết bị theo dõi lên các máy tính.

Cho 'đại gia' vay ẩu, nhiều sếp ngân hàng miền Tây 'vướng' lao lý

Thứ 6, 13/09/2013 | 08:35
Ba sếp ngân hàng lớn tại miền Tây bị cơ quan CSĐT bộ Công an bắt giữ khẩn cấp vì để xảy ra những sai phạm vô cùng nghiêm trọng trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn của "đại gia" thủy sản vô cùng ẩu, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

12 cán bộ ngân hàng bị khởi tố vì 'món nợ của đại gia'

Thứ 5, 12/09/2013 | 14:07
Ngoài 3 sếp ngân hàng vướng lao lý, 9 cán bộ của VDB Sóc Trăng và LienVietPostBank ở Hậu Giang cũng đồng loạt bị khởi tố vì dính đến nợ nần của đại gia thuỷ sản Phương Nam.

Ngân hàng Liên Việt lên tiếng về vụ giám đốc bị bắt

Thứ 2, 09/09/2013 | 16:57
Ngân hàng Liên Việt (LienVietPostBank) cho biết, quan điểm của ngân hàng là thượng tôn pháp luật, vì vậy, ngân hàng ủng hộ các cơ quan chính quyền xử lý đúng người, đúng tội, thực hiện nghiêm minh pháp luật.

Nhân viên ngân hàng từ đỉnh cao xuống vực sâu mất việc

Thứ 2, 09/09/2013 | 07:47
Với lý do tái cơ cấu, nhiều ngân hàng đã đồng loạt gửi "trát" nghỉ việc đến hàng trăm nhân viên. Nhưng bên cạnh đó, chính những ngân hàng này lại sẵn sàng móc hầu bao chi hàng chục, hàng trăm triệu đồng nhằm chiêu nạp những nhân viên mới có năng lực...
Cùng chuyên mục

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.

Giá nông sản hôm nay 10/5: Cà phê lấy lại đà, sầu riêng tăng trưởng khá, sấu non đầu mùa đắt hàng

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:03
Hôm nay cà phê có thêm ngày thứ 2 liên tiếp tăng giá. Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục tăng trưởng khá.

Giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg: Nông dân phấn khởi

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:35
Xu hướng tăng đã quay trở lại với thị trường cà phê thế giới. Tại thị trường trong nước, giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg

Trung Quốc đứng đầu trong nhóm nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 52 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ; xuất khẩu được sang 22 thị trường trên thế giới.

Đồng Nai: Đến vụ thu hoạch sầu riêng, nông dân đặt nhiều kỳ vọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:00
Tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), nhiều thương lái thu mua sầu riêng đã tới tận vườn để thương lượng, thu mua với giá cao.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Phước: QLTT thu nộp ngân sách hơn 4 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:34
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra, phát hiện xử lý 465 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước hơn 4 tỷ đồng.

Quảng Nam tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:10
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng nổi bật trong 4 tháng đầu năm với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.