“Điểm yếu” chí tử của Nga trong sự đối đầu khó tránh với Thổ tại Syria

“Điểm yếu” chí tử của Nga trong sự đối đầu khó tránh với Thổ tại Syria

Vũ Thu Hương
Chủ nhật, 31/01/2021 | 08:45
0
Ưu thế quân sự tổng thể của Nga không thể tạo ra sức mạnh vượt trội ở Idlib, Syria. Trong khi tỉnh này lại nằm ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo National Interest, Moscow và Damascus trở thành đồng minh từ những năm 1960 và căn cứ hải quân duy nhất của Moscow ở bên ngoài nước Nga là cảng Tartus ở Syria. Với quyết tâm ngăn chặn phiến quân Syria lật đổ chính phủ, Moscow đã cam kết sử dụng các chiến đấu cơ của mình cùng với quân đội Iran giúp quân đội Syria giành lại phần lớn đất nước từ tay khủng bố.

Có điều có sự khác biệt lớn về quy mô cũng như khả năng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Nếu các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thực sự tham chiến ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lợi thế hơn, theo một nhà phân tích Mỹ.

Tiêu điểm - “Điểm yếu” chí tử của Nga trong sự đối đầu khó tránh với Thổ tại Syria

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đều có những mục tiêu riêng ở Syria. 

Michael Kofman, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Hải quân và là một chuyên gia về Nga cho biết: “Tương quan lực lượng quyết định vận mệnh của Nga ở Syria”.

Nga là một cựu siêu cường và hiện có quân đội lớn, kho vũ khí đầu đạn hạt nhân thuộc hạng lớn nhất thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù là một trong những thành viên mạnh nhất của NATO nhưng lại là một cường quốc hạng trung và thiếu vũ khí hạt nhân.

Nhưng, một điều không thể không nhắc đến là vị trí địa lý. Ưu thế quân sự tổng thể của Nga không thể tạo ra sức mạnh vượt trội cho lực lượng mặt đất ở đông bắc Syria, nơi đồng minh Nga, Syria đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm tái chiếm tỉnh Idlib. Tỉnh này nằm ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ và trong thời gian dài do phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn kiểm soát.

Nga chỉ có một căn cứ không quân chính ở Syria - căn cứ không quân Khmeimim gần cảng Latakia ở tây bắc Syria - và một căn cứ hải quân tại Tartus. Điều này tạo ra một lỗ hổng cũng như sự phụ thuộc của các lực lượng Nga - ước tính gồm vài nghìn quân và hàng chục máy bay chiến đấu - vào các tàu tiếp tế. Các tàu đó phải quá cảnh từ Biển Đen - qua eo biển Bosporus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Và không giống như Mỹ, Nga không có khả năng không vận đáng kể để duy trì một lực lượng viễn chinh ở nước ngoài.

Những hạn chế về cơ sở hạ tầng và hậu cần này đồng nghĩa với việc Nga không thể tăng cường lực lượng hiện tại của mình ở Syria vượt quá mức hiện tại của họ, ông Kofman nhận định. Chuyên gia này cho biết: “Nga có một căn cứ không quân không thể mở rộng và muốn hiện diện đòi hỏi phải tiếp cận Bosporus để được hỗ trợ hậu cần và điều đó cho thấy các lực lượng Nga thực sự đang ở một vị trí rất dễ bị tổn thương.

Một cuộc tấn công trả đũa của Nga vào chính Thổ Nhĩ Kỳ cũng gây rủi ro rất cao. Mặc dù NATO không có khả năng hỗ trợ chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria - quốc gia nằm ngoài khu vực của liên minh - nhưng NATO sẽ có nghĩa vụ hỗ trợ một thành viên có lãnh thổ quốc gia bị tấn công.

Rõ ràng, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều không muốn đối đầu quân sự với nhau. Thật vậy, vào đầu tháng 3 năm 2020, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recip Erdogan đã bay đến Moscow để ký một thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, kêu gọi ngừng bắn ở Idlib và một hành lang an ninh dọc theo đường cao tốc M4 sẽ có các cuộc tuần tra chung Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 2 năm 2020, sau khi các cuộc không kích của Syria khiến 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trả đũa bằng các cuộc không kích vào quân đội Syria và bắn rơi ba máy bay chiến đấu của Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 7.000 binh sĩ ở miền bắc Syria và được hỗ trợ với máy bay không người lái và máy bay. Trong khi đó, máy bay Nga đang hỗ trợ quân chính phủ Syria cố gắng giành lại Idlib - lãnh thổ cuối cùng do phiến quân kiểm soát ở Syria.

Ngoài ra, các cố vấn Nga và cảnh sát quân sự, và lính đánh thuê Nga cũng hoạt động trong khu vực. Thật dễ dàng để hình dung ra nhiều tình huống mà các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga rơi vào tình trạng đối đầu. Chẳng hạn, một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào quân đội Syria có thể làm bị thương các cố vấn Nga. Hoặc, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ vô tình bắn hạ máy bay Nga do nhầm lẫn và sau đó Nga có thể trả đũa bằng cách bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Kofman cho rằng: Dù cả Moscow và Ankara đều không muốn một cuộc chiến trực tiếp, nhưng cả hai đều không đủ khả năng để rút lui khỏi một cuộc chiến.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có một lịch sử nhiều gập ghềnh, bao gồm một loạt các cuộc chiến tranh từ Thế kỷ XVII đến Thế kỷ XX. Nhưng, Moscow và Ankara đã xích lại gần nhau hơn trong những năm gần đây. Từng là mỏ neo phía nam của NATO chống lại Nga, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa phòng không S-400 của Nga khiến Mỹ tức giận đến mức chính quyền Trump loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35 .

Câu hỏi đặt ra là liệu Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có những mục tiêu không thể hòa giải, hay chỉ đơn thuần là những mục tiêu khác nhau và hoàn toàn có thể khắc phục để làm hài lòng nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn chứng kiến ​​sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đặc biệt là vì cuộc tấn công của Syria ở Idlib đã khiến gần một triệu người tị nạn tiến về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

“Quân đội Nga được cho là sẽ thay mặt cho chính quyền Syria can thiệp nếu sự ổn định và tồn tại của chính quyền này gặp rắc rối”, ông Kofman cho biết. “Nhưng Nga sẽ không thay mặt các lực lượng Syria can thiệp vào Idlib. Nga không cần Idlib”.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng mọi thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib sẽ chỉ là tạm thời. Bulent Aliriza, Giám đốc Dự án Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, dự đoán: “Cuối cùng thì người Nga sẽ ủng hộ mong muốn của chính phủ Syria giành lại những vùng lãnh thổ đó”.

 

Tag: Nga Syria

Một sĩ quan bất ngờ thiệt mạng, Nga dìm phiến quân trong “biển lửa” Syria?

Thứ 7, 30/01/2021 | 14:45
Sau vụ việc một quân nhân Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công của phiến quân, chắc hẳn Nga sẽ tăng cường đáp trả phiến quân và khủng bố ở Syria.

“Qua mặt” Nga, khai hỏa ở Syria, Thổ tính đi con đường riêng?

Thứ 5, 28/01/2021 | 13:55
Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hai chiến dịch mới ở Syria dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và ở khu vực Mardin.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.