Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 4 độ C?

Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 4 độ C?

Thứ 3, 02/11/2021 | 16:22
0
Nếu vậy, các thành phố ven biển như Miami của Mỹ, Alexandria của Ai Cập và Thượng Hải của Trung Quốc đều sẽ bị “vùi dưới chân sóng”, và còn hơn thế nữa.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow hôm 1/11, Thủ tướng Anh Boris Johnson nêu tên 3 thành phố có thể bị "vùi dưới chân sóng" nếu không hành động nào được thực hiện để ngăn nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng thêm tới 4 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp.

“4 độ C, và chúng ta sẽ phải nói lời tạm biệt với toàn bộ các thành phố, gồm Miami, Alexandria và Thượng Hải, tất cả đều sẽ chìm trong sóng biển”, Johnson cảnh báo. "Chúng ta trì hoãn không hành động càng lâu, tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, và cái giá phải trả sẽ càng cao khi chúng ta bị thảm họa buộc phải hành động".

Đồng thời, Thủ tướng Anh thúc giục rằng COP26 phải đánh dấu sự khởi đầu của sự kết thúc của biến đổi khí hậu.

“Nếu chỉ cần các hội nghị thượng đỉnh là giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu, thì chúng ta đã không cần đến 25 hội nghị thượng đỉnh COP trước đó để đạt được vị trí như ngày hôm nay”, Johnson nói. “Dù COP26 không phải là dấu chấm hết cho biến đổi khí hậu, nó có thể và cần phải đánh dấu điểm khởi đầu của sự kết thúc này”.

Thỏa thuận chung Paris năm 2015 ghi nhận 196 quốc gia đưa ra cam kết ràng buộc về mặt pháp lý về hạn chế sự nóng lên toàn cầu trong phạm vi 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp.

Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia phải thực hiện các hành động khí hậu ngày càng tham vọng - được sửa đổi theo chu kỳ 5 năm một lần - được gọi là đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

Các quốc gia dự kiến sẽ đệ trình NDC của họ tại hội nghị năm 2020. Nhưng vì sự chậm trễ do đại dịch Covid-19 gây ra, các NDC đó hiện cần được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh này.

Tiêu điểm thế giới - Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 4 độ C?

Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu tại lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh COP26 hôm 1/11/2021 tại Glasgow. Ảnh: BBC

Thỏa thuận chung Paris cam kết giữ mức ấm lên toàn cầu trong phạm vi 1,5 độ C bởi vì, mặc dù sự gia tăng nhiệt độ này sẽ có một số tác động, nhưng nó sẽ giúp chúng ta tránh được những tác động thảm khốc mà mức tăng 2 độ C có thể gây ra. Nếu tăng thêm 2 độ C, 1/3 dân số thế giới sẽ phải "thường xuyên" tiếp xúc với nắng nóng gay gắt, làm gia tăng số ca tử vong do nắng nóng và gia tăng một số vấn đề sức khỏe.

Sự gia tăng 2 độ C cũng sẽ là một thảm họa đối với thế giới tự nhiên của chúng ta. Hầu hết tất cả các rạn san hô nước ấm – có vai trò như môi trường sống của nhiều loài và giúp giảm nhẹ sức tàn phá của các cơn bão – sẽ bị phá hủy.

Việc băng ở biển Bắc Cực sẽ tan chảy hoàn toàn trong ít nhất một mùa hè mỗi thập kỷ, và sự tan chảy không thể vãn hồi của các tảng băng ở Greenland và Nam Cực có thể khiến mực nước biển tăng vài mét trong vài thế kỷ tới.

Điều này sẽ có tác động rất lớn đến cả thế giới động vật hoang dã và cộng đồng loài người.

Và, thật không dám tưởng tượng hậu quả sẽ như thế nào nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm tới 4 độ C.

Với những hành động mang tính quyết định, thế giới có thể tránh được thảm họa do việc nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 4 độ C gây ra, và duy trì mức tăng dưới 2 độ C.

Theo Green Facts, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có những con đường phát thải khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế để đạt được điều này.

Do đó, mức độ tác động mà các nước đang phát triển và phần còn lại của thế giới phải trải qua sẽ là kết quả của các quyết định và lựa chọn của chính các chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự về biến đổi khí hậu.

Minh Đức (Theo LBC News, Green Facts)

Hàng trăm triệu người có thể phải di cư vì biến đổi khí hậu

Thứ 5, 16/09/2021 | 08:40
Những hành động cấp thiết hiện nay cần thực hiện là thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế và giảm lượng khí thải toàn cầu. 

EU cam kết thêm 4 tỷ euro ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ 4, 15/09/2021 | 19:00
Liên minh châu Âu hôm 15/9 đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính để giúp các nước nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi Mỹ làm nhiều hơn nữa.

Biến đổi khí hậu có thể là dấu chấm hết cho thuỷ điện?

Thứ 7, 04/09/2021 | 07:55
Thủy điện từ lâu được xem là một nguồn năng lượng tái tạo đáng tin cậy, nhưng ngày nay thường dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và lũ lụt.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.