Đức Phật dạy: Hãy yêu chính mình

Đức Phật dạy: Hãy yêu chính mình

Thứ 4, 04/09/2013 | 07:50
0
Lời dạy này của Đức Phật thật hoàn toàn trái ngược lại với tất cả những truyền thống trên thế giới mà bạn đã được học hỏi, dạy bảo - tất cả những nền văn minh, tất cả văn hóa, tất cả tôn giáo.

Đại biểu của những truyền thống văn minh, phong tục, văn hóa và tôn giáo này đều rêu rao lên rằng: “Hãy yêu mọi người!  Đừng yêu mình!” và có một sách lược, chiến thuật rất xảo quyệt ẩn chứa đằng sau những lời rao giảng to tiếng của họ.

Tình yêu là chất dinh dưỡng của tâm hồn. Y như thực phẩm là để nuôi cơ thể, tình yêu là nguồn dinh duỡng cho tâm linh.  Không có thực phẩm, cơ thể của bạn sẽ yếu mòn đi; không có tình yêu, tâm linh của bạn cũng sẽ mất dần sức sống. Và không có một quốc gia nào, không có một nhà thờ thánh đường nào, không có một nguồn lợi lộc nào lại mong muốn đào tạo những con người mạnh tâm linh cả, vì một con người với tâm lực dồi dào sung mãn sẽ dễ nổi lọan, phản kháng.

Tình yêu khiến bạn nổi loạn, cách mạng, thay đổi. Tình yêu giúp cho bạn xoãi cánh tung bay. Tình yêu cho bạn ánh sáng nội tâm để soi rọi vào mọi thứ nên không có một ai có thể lừa dối bạn, phỉnh phờ bạn, áp bức được bạn.  Những tu sĩ, những chính trị gia là những người đang lừa dối phỉnh phờ bạïn đó, họ sinh sôi nảy nở trên xương máu bạn, họ chỉ sống sót trên sự khuynh loát tâm hồn bạn, họ biến bạn thành mục tiêu sống của họ.

Thiền++ - Đức Phật dạy: Hãy yêu chính mình

“Tất cả tu sĩ và chính khách là những ký sinh trùng.” (* điểm này cần xét lại - dù đứng trên lập trường dịch sát theo nguyên văn, không hề e ngại câu chấp, người dịch cũng không đồng quan điểm về một vài tư tưởng quá khích hay phân biệt cục bộ của Osho.  Trong nguyên tác: All priests and politicians are parasites. Từ ngữ “All -tất cả” rất quá khích: không phải ai ai cũng như vậy).

Vì muốn làm cho năng lực tâm linh của bạn èo uột đi, họ đã tìm một phương pháp chắc chắn, một phương pháp bảo đảm 100% đó là nhồi sọ bạn cái tư tưởng “Đừng yêu chính mình!” Tư tưởng đó rất độc hại bởi vì nếu một người không thể yêu lấy chính mình thì làm sao có thể thương yêu được người khác? Cái mánh khóe dạy bảo đó của các tu sĩ và chính trị gia thật xảo quyệt - họ nói, “Hãy yêu tha nhân, hãy sống bác ái, vị tha…” bởi vì họ biết tỏng đi là nếu bạn không yêu được chính bạn thì làm sao bạn hòa điệu giao cảm được với người khác, nhưng họ vẫn cứ tiếp tục to tiếng rêu rao xướng lên “Hãy yêu kẻ khác, thương yêu nhân loại, yêu Chúa, yêu Thượng Đế.  Hãy yêu thiên nhiên, yêu vợ hay chồng bạn, con cái bạn, cha mẹ bạn… nhưng đừng yêu chính mình” - bởi vì theo cái lối lập luận của họ, “yêu chính mình là ích kỷ”.  Họ lên án sự “yêu chính bản thân mình” như lên án một cái gì vô nghĩa, phi lý.

Họ đã lập luận cái phương pháp “yêu tha nhân” đó của họ một cách thực tiễn, lô gích.  Họ nói, “Nếu bạn yêu chính bạn, bạn sẽ trở thành một kẻ vị kỷ; nếu bạn chỉ yêu lấy chính bạn, bạn sẽ là một kẻ bệnh hoạn, tự yêu mình.”

Không, điều đó sai, không đúng, thực không đúng.

Người nào yêu chính họ sẽ nhận thức rõ là không có một tự ngã nào trong hắn. Chính vì cố gắng thương yêu người khác và không yêu mình, cố tự phỉnh lừa mình là phải thương yêu mọi người và quên mình mà bản ngã con người sanh khởi. Những nhà truyền giáo, những nhân vật cải cách xã hội, những kẻ phục vụ xã hội là những người có bản ngã to lớn nhất trên thế giới - điều này tự nhiên thôi - bởi vì họ tự cho rằng chính họ mới là người cao thượng, ngon lành hơn mọi người vì dám quên mình và yêu tha nhân. Những người này không phải là những người thường - những con người bình thường thì yêu chính họ - còn những nhân vật “cao cấp” này thì sống bác ái hơn, có lý tưởng cao siêu vĩ đại hơn, và cũng yêu Chúa, yêu Thượng Đế hơn, nhưng than ôi, tình yêu của các vị “cao cấp, không phải bình thường” này đều giả dối, không thật, bởi vì tình yêu đó của họ không có căn nguyên, cội rễ.

“Kẻ yêu chính mình” là người đang đặt bước chân đầu tiên hướng về tình yêu chân thật.  Điều đó cũng giống như ném một hòn sỏi nhỏ vào mặt hồ yên tĩnh kia, đầu tiên những nếp sóng lăn tăn sẽ gợn lên chung quanh hòn cuội nhỏ đó, gợn lên rất gần hòn cuội - dĩ nhiên, vì sóng sẽ khởi dậy ở nơi nào kháùc bây giờ?  Và rồi những nếp sóng gợn lăn tăn đó sẽ lan rộng ra xa, sóng sẽ gợn xa, xa tận mãi bến bờ xa tít nhất.  Nếu bạn chận đứng lại những gợn sóng nhỏ chung quanh hòn cuội đó thì sẽ không còn đợt sóng nào nữa, và bạn cũng không thể hy vọng sẽ tạo được những gợn sóng nào vươn tới bến bờ xa thẳm nhất; không thể nào được, không thể có được đâu.

Những nhà tu sĩ và chính trị gia đều cảnh giác trước hiện tượng đó nên “cố chận đứng sao cho con người không tự yêu lấy chính mình, như thế họ sẽ tiêu hủy được khả tánh yêu thương của con người". Và bấy giờ những gì mà con người cho là tình yêu, thực ra chỉ là đồ dỏm. Cái tình cảm đó có thể là bổn phận - nhưng chắc chắn không phải là Tình yêu - và “bổn phận” là một danh từø ghê tởm.

Cha mẹ phải hoàn tất bổn phận với con cái, con cái phải có bổn phận với cha mẹ, vợ có bổn phận với chồng, chồng có bổn phận với vợ, v.v. và v.v. Thế thì tình yêu ở đâu?

Tình yêu không biết đến cái gì gọi là bổn phận cả. Bổn phận là gánh nặng, là hình thức. Tình yêu là an lạc, là chia sẻ, không cần hình thức mầu mè.  Con người tình yêu không bao giờ cảm thấy rằng mình đã hoàn tất đầy đủ cái gì cả, hắn luôn cảm thấy rằng hắn có thể làm được gì cho người hắn yêu càng nhiều càng tốt. Con người tình yêu không bao giờ nghĩ rằng, “Ta đang ban ơn cho người khác.” Trái lại, hắn nghĩ rằng, “Bởi vì tình yêu của ta được đón nhận, ta cần và nên tri ân người.  Người đã gia ơn cho ta bằng cách đón nhận món quà tình cảm của ta, không từ chối tình cảm của ta.”  Nhưng con người bổn phận lại suy nghĩ, “Ta đây cao quí hơn, trí thức hơn, lạ thường hơn. Hãy nhìn cách ta phục vụ người khác, ôi thật đáng nói làm sao!”

Những con người bổn phận đó là một bọn dỏm, gỉa dối nhất trên thế giới, và cũng là những kẻ nham hiểm nhất.  Nếu bạn có thể rủ sạch hay tống khứ được cái bọn đầy tớ quần chúng này, nhân loại sẽ bớt gánh nặng đi nhiều, sẽ nhẹ nhõm đi nhiều và thiên hạ sẽ có thể hát ca nhảy múa trở lại như xưa.

Nhưng từ bao thế kỷ qua, cội nguồn trong bạn đã bị cắt đứt rễ, đã bị tẩy độc. Bạn đã bị người ta nhồi sọ đến nỗi bạn sợ cả lòng yêu thương lấy chính mình - sự yêu thương đầu tiên, kinh nghiệm tâm linh đầu tiên - trong đời bạn. Người nào yêu thương chính mình sẽ tự trọng và người đó sẽ yêu và kính trọng người khác bởi vì hắn ta nhận biết rằng: “Ta muốn như thế nào thì người khác cũng như vậy.  Ta hoan hỷ, an lạc trong tình yêu, kính trọng mọi người, ta có phẩm cách thì người khác cũng thế.” Như Khổng Tử có nói: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân".

Con người tình yêu sẽ tỉnh giác rằng mọi người không khác xa với những qui tắc cơ bản; tất cả là một.  Mọi người đều chịu chung một qui luật.  Đức Phật đã dạy là chúng ta đều chịu chung một qui luật như nhau - aes dhammo sanantano.  Nếu chi tiết hóa, có thể chúng ta hơi khác nhau một tí - và sự hơi khác nhau đó khiến thế gian này đẹp hơn, nhiều mầu sắc, dáng vẻ hơn - nhưng trên nền tảng cơ bản, chúng ta là thành phần của tổng thể vũ trụ, chúng ta là phần tử của cùng một thể tánh nhất như.

Người nào biết tự yêu lấy chính mình sẽ hoan hỷ đón nhận tình yêu, sẽ hoan lạc hát ca trong tình yêu, và tình yêu trong trái tim con người đó sẽ linh thiêng rạng ngời, tình yêu đó sẽ bắt đầu khai hoa nở nhụy, ban rãi hương thơm khắp nơi, tình yêu đó sẽ vươn xoãi đôi cánh tận mọi bến bờ.

Tình yêu chân thật sẽ vươn tới bất cứ mọi nơi!  Nếu bạn sống yêu thương, bạn cần phải chia sẻ tình yêu trong bạn với vạn loài.  Nhưng bạn cũng không thể cứ tiếp tục yêu chỉ có chính bạn, không ai khác, bởi vì có mộät điều rất ư là rõ ràng tuyệt đối là: nếu yêu chính mình là một điều tuyệt mỹ vi diệu thì sự tuyệt vời đó càng thăng hoa vạn lần hơn nếu bạn chia sẻ tình yêu trong bạn cho tất cả những người sống quanh bạn!

Cũng vậy, những gợn sóng sẽ lan dần, lan dần xa mãi.  Bạn yêu con người, và rồi bạn sẽ bắt đầu yêu những loài thú vật, yêu chim, yêu cây lá, yêu cả những hòn đá cuội vô tri lạnh lùng kia.  Bạn có thể chan hòa tràn đầy cả vũ trụ kia với tình yêu của bạn.  Một người thôi, chỉ một người thôi với tình cảm chân thật đong đầy trong hắn ta cũng đủ ban rãi tình yêu cho toàn vũ trụ, cũng như một hòn đá cuội nhỏ cũng đủ làm cả mặt hồ gợn sóng - chỉ một hòn đá cuội nhỏ ven bờ.

Chỉ có Đức Phật mới nói: “Hãy yêu chính mình!”  Không có một tu sĩ nào, không có một chính trị gia nào bằng lòng với quan điểm đó, bởi vì tư tưởng “Hãy yêu chính mình trước!” sẽ tiêu diệt tất cả lầu đài tư tưởng chế ngự người khác của họ, sẽ tiêu hủy toàn bộ cơ cấu kiến trúc khuynh loát của bọn họ. Nếu một người không được phép lo lắng cho chính hắn, yêu lấy chính hắn thì mỗi ngày, mỗi ngày, tâm hồn, trí năng của hắn sẽ yếu dần đi, mòn mõi đi, tàn tạ đi. Cái thể xác của hắn có thể phát triển nhưng hắn không có chiều sâu tâm linh gì cả bởi vì hắn không có một chút tính chất dinh dưỡng nội tại. Hắn chỉ có, chỉ tồn tại một thể xác không hồn hay chỉ có một hạt giống, một tiềm năng linh hồn trên mảnh đất chết. Cái linh hồn đó luôn mãi là hạt giống không phát triển lớn mạnh - và nó mãi là hạt giống nếu bạn không tìm thấy một mảnh đất tốt để gieo trồng hạt giống tâm linh.  Bạn sẽ không tìm thấy đâu nếu bạn cứ tiếp tục đi theo cái tư tưởng vớ vẩn: “Đừng yêu lấy chính mình!”

Tôi cũng vậy, tôi cũng khuyên bạn hãy yêu lấy chính mình trước.  Cái tình yêu đó không có liên quan gì cả với bản ngã của bạn. Thực ra, tình yêu là ánh sáng rực rỡ đến nỗi bóng tối của bãn ngã không thể nào tồn tại trong tâm linh. Bạn hãy chuyển đổi ánh sáng đó vào chính nội tâm bạn trước, bạn hãy trở thành chính mình trước. Hãy để ánh sáng đó xua tan đi vùng bóng tối nội tại của bạn, sự yếu đuối tâm hồn của bạn.

Hãy để tình yêu biến bạn thành một sức mạnh vạn năng, một sức mạnh tâm linh. Và một khi tâm linh của bạn vững mạnh, bạn biết rằng bạn sẽ không chết, bạn sẽ bất tử, bạn sẽ vĩnh hằng vượt không gian, thời gian. Tình yêu cho bạn cái nhìn nội tại xuyên suốt vào vĩnh cửu. Tình yêu là kinh nghiệm duy nhất chuyển hóa được thời gian - đó là lý do vì sao những kẻ yêu nhau không hề sợ chết.  Tình yêu không biết đến cái chết.  Một khoảnh khắc tình yêu giá trị hơn cả toàn thể vũ trụ sơn hà này, nhưng tình yêu phải được bắt đầu từ nguyên thỉ.  Tình yêu cần phải bắt đầu bằng bước thứ nhất là:

Hãy yêu chính mình!

Bạn đừng lên án mình.  Bạn đã bị mọi người chê bai, khiển trách, lên án qúa nhiều vì cái này cái nọ và bạn cũng đã chấp nhận tất cả sự lên án đó và bạn đang tự hủy họai lấy chính bạn. Không một ai cho rằng chính tự bản thân mỗi người đều có giá trị của riêng nó, không một ai tự nghĩ rằng chính mình là một sáng tạo thật đẹp của Thượng Đế, không một ai nghĩ rằng mình quan trọng hay cần thiết cho ít nhất ra một người nào đó. Tất cả những tư tưởng, ý nghĩ đó đều bị người ta lên án là độc hại sai lầm, nhưng bạn đã và đang bị đầu độc như vậy. Bạn đã bị dòng sữa mẹ đầu độc - khi bạn còn là một phôi thai, bạn đã bị nuôi nấng trong dòng sữa độc đó - và đó chính là toàn vẹn quá khứ của bạn.

Nhân lọai đang sống trong bóng tối, cái bóng tối của sự lên án chính mình. Nếu bạn tự lên án chính mình, tự chỉ trích lấy mình thì làm sao bạn có thể trưởng thành cho được?  Và nếu bạn tự lên án chính mình như vậy, làm sao bạn có thể tôn thờ sự hiện hữu của vạn loại vũ trụ hàm linh?  Nếu bạn không thể tôn thờ sự hiện hữu trong bạn, bạn sẽ không thể tôn thờ sự hiện hữu của vạn loại hàm linh khác; điều đó chắc chắn không thể được.

Bạn chỉ có thể là một phần tử trong toàn khối hiện hữu kia nếu bạn thực sự tôn trọng Thượng Đế, Chúa hay Phật tánh đang ngự trị trong bạn, trong nội tâm bạn.  Bạn là chủ nhân; Thượng Đế hay Chúa là khách.  Bằng khả tánh yêu lấy chính mình, bạn sẽ nhận thức được rằng: Chúa hay Thượng Đế đã chọn bạn làm một bánh xe vận chuyển.  Chọn bạn làm một phương tiện vận chuyển, làm một bánh xe, Thượng Đế đã tôn trọng bạn, đã rất yêu bạn lắm vậy.  Khi sáng tạo bạn, Thượng Đế đã biểu lộ tình yêu của Thượng Đế cho bạn.

Thượng Đế không sáng tạo bạn hay mọi chúng sinh khác một cách tình cờ ngẫu nhiên đâu, Thượng Đế đã tạo ra bạn cũng như mọi chúng sinh khác theo một tiềm năng, một hệ quả, một vinh quang nào đó mà bạn phải đạt tới.  Đúng vậy, Thượng Đế đã sáng tạo con người theo chính hình ảnh của Thượng Đế và con người phải trở thành Thượng Đế, phải là Chúa.  Nếu không, sẽ không có gì trọn vẹn tuyệt mỹ, sẽ không có sự khả thuận nào.

Nhưng làm sao bạn có thể trở thành Thượng Đế, thành Chúa được? Những ông tu sĩ của bạn đã tuyên bố bạn là một kẻ phạm tội.  Những ông tu sĩ của bạn đã nói rằng bạn đã bị thất bại, rằng bạn đã bị vây hãm trong địa ngục.  Và họ đã làm cho bạn khiếp sợ sự yêu thương lấy chính mình. Đó là mưu mẹo của họ đấy, đó là cái bẫy để họ cắt đứt ngọn ngành gốc rễ của Tình Yêu trong bạn. Họ là những người rất giảo họat.  Họ nói, “Hãy sống bác ái, vị tha!  Hãy yêu người, đừng yêu mình!”. Tất cả những luận điệu trên đó chỉ là lớp vỏ ni lông, một sự trình diễn, một kỳ vọng, một sự giả tạo.

Những tu sĩ rêu rao lên rằng: “Hãy yêu nhân loại, yêu tổ quốc mình, yêu cuộc sống, yêu hiện hữu, yêu Chúa.”  Thật là những danh từ dao to búa lớn, nhưng thật toàn là rỗng tuếch, vô nghĩa.  Bạn đã từng thể nhập vào nhân loại chưa?  Bạn luôn luôn chạm mặt, đối diện với mọi người - nhưng bạn lại lên án con người đầu tiên mà bạn gặp - đó chính là bạn đấy.

Bạn không tôn trọng chính mình, không yêu lấy chính mình.  Cả một cuộc đời bạn sẽ bị hoang phí đi khi bạn lên án người khác.  Đó là lý do vì sao con người lại là những kẻ xoi bói lỗi lầm thiên hạ nhiều nhất.  Con người đã thấy rõ những khuyết điểm của chính mình nhưng để giữ thể diện, hắn lại quay đi xoi mói lỗi lầm của kẻ khác.  Bởi thế đã có quá nhiều phê phán chỉ trích lẫn nhau giữa loài người và hành tinh địa cầu đã vắng bóng Tình Yêu.

Tôi nói “Yêu chính mình!” là một trong những lời dạy sâu nhiệm nhất của Đức Phật, và chỉ có bậc giác ngộ mới có thể cho bạn ánh sáng nội tâm xuyên suốt như thế.

Phật đã nói, “Hãy yêu lấy chính ngươi!” Lời dạy đó là nền tảng của sự chuyển hóa tận căn nguyên. Bạn đừng sợ hãi khi yêu lấy chính mình. Bạn hãy yêu trọn vẹn con người của bạn, và bạn sẽ ngạc nhiên xiết bao khi thấy rằng: cái ngày mà bạn phủi bỏ được tất cả sự lên án, sự không tự tôn trọng - cái ngày mà bạn rủ sạch cái ý niệm tội tổ tông, cái ngày mà bạn can đảm ngẩng mặt lên, ưỡn ngực lên hãnh diện rằng hiện hữu trong bạn thật đầy đủ giá trị và tràn đầy sức sống tình thương - đó chính là ngày ân sủng thiêng liêng nhất trong đời bạn. Rồi từ ngày hoan lạc đó, bạn sẽ bắt đầu nhìn mọi người trong ánh sáng nội tâm thực sự của chính họ, bạn sẽ có lòng đại từ đại bi chan hòa đến vạn vật. Đó không phải là lòng từ bi được cấy trồng đâu mà đó là lòng thương yêu tự nhiên, dòng sống tự nhiên, mạch đời tâm linh tự nhiên trào vọt ra từ nguồn nội tâm sung mãn của bạn.

Con người tự yêu mình rất dễ thiền định, bởi vì thiền định chính là an trú trong chính mình.  Nếu bạn ghét bỏ chính bạn - như bạn đã từng được dạy bảo phải xử sự như vậy, và bạn đã răm rắp vâng lời theo một cách rất ư là ngoan đạo - nếu bạn ghét bỏ lấy chính mình, làm sao bạn có thể an trú tâm trong bạn, làm sao bạn là một với chính mình được?

Thiền định không là gì cả; thiền định chỉ là sự an hưởng niềm cô tịch lặng lẽ, đẹp tuyệt vời của chính bạn.  Hãy nhận sự cô đơn, hãy chào đón chính bạn; đó chính là thiền định, đó chính là ý nghĩa trọn vẹn của thiền định.

Thiền định không phải là sự tương giao giữa cái này và cái kia, giữa người và đối tượng; chỉ cần độc nhất một cá nhân là đủ rồi, đối tượng không cần thiết gì cả.  Chỉ một cá nhân đơn độc bơi lội trong dòng sông vinh quang của chính người đó, tắm gội trong ánh sáng rực rỡ của chính họ. Cá nhân con người đó đơn thuần sung sướng hoan lạc bởi vì con người đó đang “sống”, bởi vì họ đang “là”.

Phép lạ nhiệm mầu nhất trần gian này là “anh đang là, tôi đang là”. “Đang là” là một phép lạ nhiệm mầu to lớn nhất, vi diệu nhất, tuyệt vời nhất - và thiền định mở toang cánh cửa phép lạ đó.  Nhưng chỉ có người nào có khả tánh tự yêu thương mình mới có thể thiền định; bằng không bạn luôn luôn trốn chạy, từ chối, phủ nhận chính bạn.  Ai là người muốn nhìn vào gương mặt xấu xí khả ố kia, ai là người muốn chui tọt vào trong con người xấu xí đó?  Ai là người muốn bước sâu tận vào trong vũng lầy tâm thức, vùng bóng tối âm u của chính mình?  Ai là người muốn nhẩy vào địa ngục?

Bạn cũng vậy, bạn muốn che dấu lấp liếm tất cả sự thật bằng những cánh hoa tươi thắm muôn màu rực rỡ và bạn cũng đã luôn tìm cách chạy trốn chính mình.  Vì thế, người ta cứ tiếp tục đi tìm một kẻ đồng hành.  Họ không thể sống một mình, họ muốn có một người bên cạnh, họ sợ phải sống một mình. Người ta đi tìm bất cứ một sự kết thân nào, miễn sao là đừng phải sống cô đơn thì loại tương quan, tương giao nào cũng được.  Họ có thể ngồi trong một rạp hát hằng ba, bốn tiếng đồng hồ liền, mắt nhìn dán lên màn ảnh, xem những trò hề vớ vẩn để qua đi ngày giờ.  Họ sẽ đọc đi đọc lại một tờ báo, đọc tới đọc lui, đọc xuôi đọc ngược, chỉ cốt làm sao họ sẽ bị cuốn hút vào những ảo ảnh quên lãng đó.  Họ sẽ chơi đánh bài, chơi cờ để giết thì giờ - làm như là họ có nhiều thời giờ lắm vậy!

Chúng ta thì không, chúng ta không dư thời gian.  Chúng ta không có đủ thời gian để lớn lên, để trưởng thành, để hỷ lạc an hưởng hạnh phúc.  Nhưng đó chính là một trong những vấn đề cơ bản bị cấu tạo ra bởi sự nuôi dưỡng sai lạc: “Trốn chạy chính mình.”  Người ta ngồi dán mắt vào TV, dính chặt xuống ghế suốt bốn, năm, sáu tiếng đồng hồ liền.  Mỗi ngày, trung bình một người Mỹ xem tivi năm giờ đồng hồ, và căn bịnh đó đã lan tràn ra khắp mọi nơi trên thế giới.  Và bạn đã thấy gì?  Bạn đã được gì?  Hay chỉ là đốt cháy mòn đôi mắt của bạn…

Nhưng sự việc ấy cứ diễn ra như vậy mãi và nếu không có tivi, thì lại có những thứ khác chen vào lấp liếm khỏang trống tâm hồn bạn.  Vấn đề chỉ có một mà thôi: là làm cách nào chạy trốn lấy chính mình vì người ta cảm thấy mình thật xấu xí ghê tởm.  Và ai đã làm cho bạn xấu xí đi như vậy - đó chính là những người được xưng danh là đại diện tôn giáo của bạn, những ông đức giáo hoàng của bạn, những ông đạo sư của bạn.  Họ là những người chịu trách nhiệm của sự vạy vò bóp méo gương mặt của bạn - và họ đã thành công, họ đã làm cho mọi người trở nên xấu xa ghê tởm.

Mỗi một đứa bé khi sanh ra đời thật dễ thương, đáng yêu và xinh đẹp biết bao, nhưng rồi chúng ta đã bóp méo nét đẹp thiên thần đó của đứa bé, làm nó tàn tật đi bằng nhiều cách, làm nó bị tê liệt đi bằng nhiều kiểu lối khác nhau, bóp méo chi phần tâm hồn và thể xác của nó, làm cho nó mất thăng bằng, nghiêng lệch đi.  Chẳng chóng thì chầy, đứa bé đó khi lớn lên, sẽ ghê sợ lấy chính nó đến nỗi nó sẵn sàng cầu cạnh nương dựa với bất cứ một ai khác, ngay cả với một ả giang hồ, chỉ để chạy trốn lấy chính nó.

Đức Phật nói, “Hãy yêu thương chính ngươi!”  Chỉ cần bạn biết yêu thương chính mình thì toàn thế giới này sẽ thay đổi.  Chỉ cần một niệm yêu thương đó thôi, sẽ hủy diệt được cả một quá khứ xấu xa.  Tình yêu đó báo trước một thời đại mới, tình yêu đó khởi nguyên cho một nhân loại mới.

Vì thế, tôi cứ khư khư khẳng định về sức mạnh của Tình Yêu - nhưng tình yêu đó phải bắt đầu với chính cá nhân bạn, rồi tình yêu đó sẽ lan rộng ra, ban phát ra, trãi dài ra trong sự nhịp nhàng hòa điệu của chính nó; bạn không cần phải tốn công sức để ban rãi nó ra đâu, chính tự bản chất Tình Yêu có khả năng làm được việc đó.

“Hãy yêu chính ngươi!”  Phật đã nói, và rồi ngay tức thì, Phật thêm vào, “và ngươi hãy quán chiếu!”  Đó là thiền - “quán chiếu”: đó là một từ ngữ mà Đức Phật mệnh danh cho thiền định.  “Hãy yêu chính mình và quán chiếu!”.

Nếu bạn không có khả năng và không biết tự yêu mình, nhưng bạn lại gia công quán chiếu một đề tài công án thiền định nào, thì bạn có thể cảm thấy như bạn đang tự tử vậy!  Có rất nhiều tín đồ Phật giáo đã có cảm giác như vậy bởi vì họ không chú tâm vào phần đầu câu kệ của Phật.  Họ nhẩy ùm ngay vào phần hai của câu kệ: “Hãy quán chiếu chính ngươi!”.

Socrates đã nói, “Hãy tự biết mình!”  Phật lại nói, “Hãy yêu chính mình!” và Phật đã rất thực tiễn, chân xác hơn, bởi vì nếu bạn không yêu được chính bạn thì bạn sẽ không bao giờ biết rõ được chính mình cả - cái Biết luôn luôn đến sau Tình Yêu, tri thức đến sau cảm tính.  Tình yêu sửa sọan một nền tảûng.  (* chua thêm của người dịch: “Tình yêu là sự hoàn thành, ngay khi bạn yêu một người nào, bản thân bạn đã là sự hoàn thành.  Tình yêu có khả năng biết được chính mình; tình yêu là con đường chính để tự tri. Tự tri là tự biết mình, là ý thức được con người mình, ý thức một cách trọn vẹn và sâu thẳm.  Tự tri là khởi điểm của minh triết, bắt đầu cho một sự thông minh tâm hồn.  Tự tri cũng có nhiều cấp độ, mà cấp độ cao nhất của tự tri là tỏ ngộ tâm thức an nghỉ, một sự an nghỉ trong tâm thái tuyệt vời").

Đã có một lần tôi trò chuyện với một tăng sĩ Phật giáo tên là Jagdish Kashyap; ông ấy giờ đã chết.  Ông ta là một tu sĩ tốt.  Chúng tôi bàn luận về Kinh Pháp Cú và Sư Jagdish chỉ nhấn mạnh một điểm là sự “quán chiếu” trong bộ Kinh này, y như là ông ta không hề biết đến phần đầu của mật nghĩa Kinh Pháp Cú vậy.   Thực ra không có một người Phật tử thuần thành nào chú tâm và biết đến phần đầu đó, họ đơn giản bỏ mặc qua một bên.

Tôi nói với Tỳ Khưu Jagdish Kashyap, “Khoan, từ từ, đợi đã!  Ông đã lướt qua phần cơ bản cần thiết nhất, phần tinh túy nhất rồi.  Quán chiếu là bước thứ nhì nhưng ông lại cho là bước đầu tiên.  Không, quán chiếu không phải là bước đầu tiên”.

Sư Jagdish đọc kỹ lại Kinh Pháp Cú và sau đó, ông ta nhìn tôi với đôi mắt đầy bối rối, hoang mang và nói: “Tôi đã đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm bộ Kinh Pháp Cú này suốt cả cuộc đời tôi hàng triệu lần.  Kinh Pháp Cú là bộ kinh công phu sáng của tôi và có thể nói, tôi đọc thuộc bản kinh này như cháo nhưng tôi không bao giờ ngờ tới rằng “Yêu chính mình” là phần đầu của công phu thiền định, và quán chiếu là phần thứ hai”.

Trường hợp của Sư Jagdish cũng là trường hợp của triệu triệu tín đồà, đệ tử Phật trên thế giới - và cũng là trường hợp của những người theo trường phái Tân Phật giáo, bởi vì Phật giáo đang nở rộ khai hoa phát triển tại phương Tây.   Thời điểm này là thời điểm Đức Phật đến với quần chúng người phương Tây - và phương Tây đang sẵn sàng lắng nghe hiểu thấu lời Phật dạy, nhưng rồi họ cũng nhầm lẫn, một nhầm lẫn giống như các tín đồ Đông Phương đã mắc phải. Không một ai nghĩ rằng, “Tự yêu mình” là nền tảng cho sự tự tri, cho sự tự quán chiếu… bởi vì nếu bạn không yêu được chính bạn, bạn không thể nào đối diện với chính mình cả.  Bạn sẽ trốn tránh.  Sự quán chiếu của bạn (trên nền tảng thiếu tình yêu) có thể là một phương cách trốn tránh chính mình, chứ không phải là dám nhìn thẳng vào sự thật lòng mình.

Đầu tiên: “Hãy yêu chính bạn và quán chiếu - ngày hôm nay, ngày mai, và mãi mãi.”  Bạn hãy cấu tạo ra năng lực tình yêu bao phủ chung quanh bạn.  Bạn hãy thương yêu lấy chính thân xác mình, đầu óc của mình. Bạn hãy yêu tổng thể những bộ phận cơ quan trên con người của bạn.  Hãy yêu chúng, hãy nâng niu chúng, hãy trân trọng chúng!

Qua “Tình Yêu” hãy đón nhận và ôm chặt lấy những gì bạn đang có; hãy chấp nhận tất cả sự thể y nguyên tự nhiên, có sao được vậy.  Đừng bóp méo, đừng đè nén, đừng áp chế một cái gì cả.  Chúng ta chỉ đè nén ức chế khi chúng ta ghét bỏ một cái gì, chúng ta chỉ đè nén ức chế khi chúng ta đối kháng lại một cái gì.
Đừng, đừng đè nén, bởi vì nếu bạn đè nén ức chế thì làm sao bạn có thể quán sát được? Bạn sẽ không “thấy” được gì hết với tâm tư bị ức chế, bạn “nhìn” nhưng “không thấy” gì hết.  Chúng ta cũng không nhìn, không cần nhìn trừng trừng vào một kẻ thù nào cả; chúng ta chỉ nhìn vào đôi mắt người thương của chúng ta mà thôi.  Nếu chúng ta không có khả năng tự yêu thương đó, chúng ta không thể nhìn vàøo chính chúng ta, không thể đối diện với chính chúng ta, không dám nhìn sâu vào thực tại của chính bản thân chúng ta.

Quán chiếu là thiền định, đó là một thuật ngữ Phật giáo.  Phật nói, “Hãy cảnh giác, hãy tỉnh thức, đừng sống trong vô ý thức như vậy.  Đừng hành xử trong sự ngủ mê như vậy. Đừng hành xử máy móc như một tên robot, người máy.”

Nhưng chúng ta đã và đang hành xử máy móc, và tình cảm trong chúng ta cũng đã trở thành máy móc! (thật buồn!).

Cái ý thức của bạn phản chiếu lại chính nó liên tục, chớp nhóang.  Cái ý thức của bạn liên tục bắt tay quan hệ với thực tại, tô màu lêân nó, đóng khung nó và màu sắc hình thể đó không phải là của chính tâm thức.  Tâm thức của bạn không bao giờ cho phép bạn thấy chính thể dạng của nó, nó chỉ cho phép bạn thấy cái gì mà nó muốn bạn thấy mà thôi.

Trước kia, những khoa học gia thường quan niệm rằng mắt, tai, mũi, lưỡi... những giác quan khác và ý thức không là cái gì cả, mà chỉ là sự khải huyền, mở màn vào thực tại, những chiếc cầu bắc đến vùng thực tại.  Nhưng ngày nay tổng thể những cảm nghiệm suy tư đó đã thay đổi.  Bây giờ những khoa học gia lại nói rằng giác quan và ý thức con người không phải thực khai mở vào thực tại mà là những tên hộ vệ chống lại thực tại. Chỉ có 2% thực tại có thể lọt qua cánh cửa của những tên hộ vệ đó để lọt được vào trong bạn, nắm được tay bạn, còn 98% thực tại đã bị kẹt bên ngoài cửa rồi.  Nhưng 2% chạm đến bạn đó và chính cá thể con người bạn cũng không còn giống nhau nữa.  Cái 2% đó đã lọt qua qúa nhiều rào cản, nó phải tuân thủ theo quá nhiều điều hoang lạ, vì thế đến khi nó chạm được đến bạn thì nó cũng không còn là chính nó nữa.

Thiền quán chính là gạt bỏ cái tâm thức ra bên ngoài để nó không thể can thiệp vào thực tại, để bạn có thể “nhìn” vào vạn sự vạn vật y như nó là.

Tại sao tâm thức lại can thiệp vào mọi sự việc như vậy?  Bởi vì cái tâm thức đó được xã hội cấu tạo thành.  Nó chính là một tác nhân xã hội trong bạn; nhưng nhớ kỹ “cái tác nhân xã hội” đó không phải làm việc hay phục vụ cho bạn đâu nhé!  Đúng, nó chính là tâm thức của bạn nhưng nó không phục vụ cho bạn; nó là một âm mưu, một kế họach chống lại chính bạn.  Nó bị xã hội điều kiện hóa, xã hội đã cấy trồng gieo giống quá nhiều thứ vào nó rồi.  Nó là tâm thức của bạn nhưng nó không còn phục vụ như một tên đầy tớ cho bạn nữa, nó phục vụ cho xã hội, nó là đầy tớ của xã hội, nó là nô lệ của xã hội.

Nếu bạn là một người Thiên Chúa giáo thì nó sẽ họat động y như là một tác nhân của nhà thờ Thiên Chúa giáo; nếu bạn là một tín đồ Ấn Độ giáo thì tâm thức bạn là Ấn Độ giáo, nếu bạn là Phật tử thì tâm thức bạn là Phật giáo. Tuy nhiên, thực tại không phải là Thiên Chúa giáo cũng chẳng phải là Ấn Độ giáo hay Phật giáo; thực tại đơn giản là thực tại, không là cái gì khác.

Bạn phải gạt bỏ những cái tâm thức đó qua một bên: cái tâm thức độc tài phát xít, cái tâm thức Thiên Chúa giáo, đạo Tin Lành, v.v.  Có tới ba ngàn tôn giáo, đạo giáo trên hòan cầu này - những đạo giáo nhỏ, những tôn giáo lớn và lại có nhiều chi phái nhỏ trong những tôn giáo lớn, rồi lại có chi phái nhỏ nữa trong chi phái - tất cả là ba ngàn đạo giáo, tôn giáo lớn nhỏ.  Như thế thì có tới ba ngàn loại tâm thức - tâm thức tôn giáo - nhưng thực tại chỉ có Một, hiện hữu chỉ có Một, và chân lý chỉ có Một mà thôi!

Thiền định có nghĩa là: dẹp “tâm thức tôn giáo” qua một bên và hãy quán chiếu.  Bước đầu tiên - “yêu chính mình” - sẽ giúp bạn rất nhiều, không thể tưởng được. Qua tình yêu chính mình đó, bạn sẽ phá trừ được những gì xã hội đã cấy trồng trong bạn. Bạn sẽ tự do khỏi vòng kềm tỏa của xã hội và những điều kiện luật lệ của nó.

Và bước thứ nhì là “quán chiếu” - chỉ quán chiếu mà thôi.  Đức Phật không nói phải quán chiếu một cái gì - không, Phật nói, “Hãy quán chiếu tất cả!”  Khi đi, bạn hãy quán chiếu từng bước đi của bạn.  Khi ăn, hãy ăn trong tỉnh thức.  Khi tắm, hãy lặng ngắm dòng nước, dòng nước mát lạnh chảy trên cơ thể bạn, sự xúc chạm của nước trên làn da của bạn, cái lạnh, cái mát xuyên qua từng đốt xương sống của bạn - hãy quán chiếu lặng lẽ tất cả, ngày hôm nay, ngày mai, và mãi mãi.

Phút cuối cùng cũng quán chiếu, luôn luôn quán chiếu, sự tỉnh thức toàn triệt sẽ tới khi bạn có thể quán chiếu ngay khi bạn đang ngủ.  Đó là sự Tỉnh Thức tột đỉnh!  Cái thể xác ngủ yên, không họat động nhưng có một người quán chiếu tỉnh giác, lặng lẽ quán chiếu cái thể xác ngủ yên đó.  Đó là sự Quán Chiếu tột đỉnh! Bây giờ chúng ta thử tính ngược lại xem: cái thể xác của bạn hoạt động nhưng chính bạn lại đang mê ngủ. Và rồi, bạn tỉnh thức và cái thể xác bạn lại ngủ mê.

Cái thể xác cần được nghỉ ngơi, nhưng tâm trí bạn không cần phải nghỉ ngơi. Tâm trí bạn là sự tỉnh thức, là sự an nhiên, rất an nhiên.

Cao Bảo Vy (theo Cosmopolitan)

Tag: Gia Lai

Cách thiền để vượt qua sợ hãi, đau khổ và tội lỗi

Thứ 4, 28/08/2013 | 13:48
Tất cả những cảm giác mà chúng ta đã dồn nén từ năm này sang năm khác bị đẩy lên cao, tràn ra ngoài, lên trên và chung quanh mình, bao lấy chúng ta như một quả khinh khí cầu, và không cho chúng ta có không gian để thở. Chúng ta cảm thấy đau xót, cô đơn và sợ hãi.

'Thiền để lắng cặn bã trong tâm xuống'

Chủ nhật, 01/09/2013 | 08:18
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền?

Tu thiền Phật pháp mà không từ bỏ tình dục

Thứ 3, 27/08/2013 | 16:16
Dưới triều đại Meiji (1868-1912), các nhà sư bắt buộc phải chọn cuộc sống cố định, do đó họ phải lập gia đình để có người nối dõi gìn giữ chùa chiền do dòng họ xây dựng.

Cho người độc thân: 8 tư tưởng thiền cần quán triệt

Thứ 2, 26/08/2013 | 10:59
Đã nhiều lần bạn tự hỏi vì sao một chuyện tưởng như đơn giản, rằng: “chàng gặp nàng, yêu nhau và đám cưới” lại trở nên phức tạp như vậy? Phức tạp hay không đôi khi không chỉ tại thiên mà còn tại nhân nữa.

Tình yêu - tình dục - thiền định

Thứ 2, 26/08/2013 | 15:01
Trước tiên hãy thiền định, vì đó là cách tốt nhất để hướng đến trung tâm điểm gần nhất trong tâm hồn bạn. Nhưng đừng bao giờ dừng lại ở đó. Thiền định cần phải thăng hoa và phát triển thành tình yêu.

Thiền nguyện giúp con người xóa bỏ hận thù

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:32
Thiền nguyện là nhịp cầu - phương tiện để người thực hành bước vào thế giới vườn tâm của chính mình, từ đó mới có thể chăm sóc những hạt giống từ bi và tỉnh thức, để khi cây cối ấy phát triển, nở hoa trong đời sống này bằng các tư duy, lời nói và hành động mang lại nhiều lợi lạc cho tự thân, cho tha nhân và môi trường sống.

Thiền và Yêu

Thứ 7, 24/08/2013 | 12:36
Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những chấn thương tâm lý và sự căng thẳng tinh thần. Nhưng bạn có biết thiền còn rất hữu ích trong tình yêu?