GS. Trương Nguyện Thành chia sẻ bí quyết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

GS. Trương Nguyện Thành chia sẻ bí quyết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Thứ 3, 27/11/2018 | 14:24
0
GS. Trương Nguyện Thành cho rằng, ở Việt Nam, việc học sinh trả lời câu hỏi học gì khi lên đại học thật sự không đơn giản. Bởi, các em cũng chưa biết nhiều về bản thân mình và phụ huynh cũng mơ hồ không kém.

Hãy trả lời câu hỏi: “Ngành gì phù hợp với tôi?”

Vừa qua, GS. Trương Nguyện Thành (đại học Utah, Mỹ) có thực hiện clip chia sẻ về chủ đề “Học cái gì” cho học sinh sau khi tốt nghiệp bậc THPT.

GS. Trương Nguyện Thành chia sẻ, học cái gì là câu hỏi mà tất cả học sinh THPT phải trả lời trước khi muốn vào đại học. Khi chọn ngành học, học sinh thường tập trung vào sở thích và đam mê. Trong khi, phụ huynh thì lo lắng về cơ hội việc làm của con em sau khi ra trường. Do đó, thường xảy ra mâu thuẫn khi cha mẹ và con cái có những nhận định khác nhau về việc lựa chọn nghề nghiệp.

Cũng theo GS. Thành, thay vì đặt câu hỏi “Học để làm gì” thì chúng ta có thể trả lời câu hỏi “Ngành gì phù hợp với tôi”. Từ câu hỏi đó, chúng ta sẽ nhận thức được rằng, muốn chọn một ngành nghề phù hợp thì bản thân cần phải biết mình là ai.

“Chúng ta phải hiểu rằng, đam mê, khả năng, sở thích, tính cách,… và mục tiêu của việc học là nhằm hướng đến cuộc sống tự lập, sung túc. Do đó, chúng ta cần cân nhắc về cơ hội cho tương lai”, GS. Thành nhấn mạnh.

Ông cho rằng, muốn chọn ngành đòi hỏi chúng ta phải xét ở 3 khía cạnh:

Thứ nhất là đam mê và tính cách: Bạn là người sống nội tâm hay hướng ngoại? Nếu bạn sống nội tâm, giả sử chọn nghề marketing thì không phù hợp.

Thứ hai là khả năng: Bạn thường nghe nếu giỏi Toán thì học kỹ thuật, khoa học; giỏi Văn thì học về xã hội; giỏi Sinh thì học về y, dược,… Đương nhiên khi học những ngành mà mình giỏi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Thứ ba là cơ hội việc làm trong tương lai: Không ai muốn có tấm bằng đại học rồi thất nghiệp, do đó cần phải cân nhắc về các cơ hội.

GS. Thành cũng nhận thấy, vấn đề gây khó cho các bạn trẻ ở bậc THPT là: “Khi bạn ở thời điểm đó (THPT), nếu không hiểu biết nhiều về cá nhân mình, về đam mê của mình thì việc lựa chọn nghề nghiệp sẽ khá khó khăn. Bên cạnh đó, bạn cũng chưa hình dung được, khi bạn vào đại học sẽ được rèn luyện về kỹ năng và nâng cao khả năng đó như thế nào. Ngoài ra, cơ hội việc làm ngày hôm nay và khi bạn ra trường đã thay đổi nhiều, nhất là khi bạn đang sống trong kỷ nguyên mà tự động hóa cũng như trí tuệ nhân tạo đang thay đổi môi trường làm việc một cách nhanh chóng”.

Giáo dục - GS. Trương Nguyện Thành chia sẻ bí quyết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

GS. Trương Nguyện Thành chỉ ra bí quyết chọn nghề cho học sinh.

Sinh viên thay đổi ngành học là chuyện thường

GS. Thành cho hay, việc chọn ngành không quá nặng nề như mọi người suy nghĩ. Theo khảo sát từ Linkednl gần đây cho biết, sinh viên sau khi ra trường đến lúc 32 tuổi, trung bình mỗi người thay đổi việc làm 4 lần. Một bài báo cáo của bộ Giáo dục Mỹ mới đây cũng thông tin, từ 30-50% sinh viên thay đổi ngành trong vài năm đầu tiên ở đại học.

“Điều này cho chúng ta thấy, việc chọn ngành ở THPT không quá nặng nề, điều quan trọng là chúng ta chọn một hướng để phát triển phù hợp với mình. Ví dụ như, hướng kinh doanh, hướng kĩ thuật, hướng xã hội, hướng nghệ thuật,… Sau khi đã chọn được hướng và ngành học thì quan trọng là bạn chọn trường cho phép thay đổi ngành học một cách dễ dàng, ít tốn kém”, GS. Thành nói.

Vị GS chốt lại vấn đề: “Chúng ta cũng nên nhớ rằng, cuộc đời không bao giờ là một con đường thẳng mà nó rất nhiều quanh co và ngã rẽ. Cho nên, khi vào đại học, chúng ta cảm thấy rằng việc chọn ngành ở bậc THPT chưa phù hợp thì có thể chọn cho mình một cơ hội để thay đổi ngành nghề phù hợp với tính cách và đam mê của mình”.

Phan Thế Hoài

Giáo sư Trương Nguyện Thành chia sẻ bí quyết vượt qua nỗi sợ hãi

Thứ 3, 02/10/2018 | 19:30
“Giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành vừa thực hiện clip chia sẻ trên mạng xã hội nói về cách vượt qua nỗi sợ hãi. Theo giáo sư, để vượt qua nỗi sợ hãi, chúng ta phải thay đổi nhận thức, chia sẻ cảm xúc với những người có kinh nghiệm và hãy bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhất.
Cùng tác giả

Xuyên đêm cấp cứu 3 bệnh nhi nghi ngộ độc do ăn giò lụa bán dạo

Thứ 3, 16/05/2023 | 14:44
Ba bệnh nhi trong một gia đình sau khi ăn giò lụa bán dạo bị yếu cơ, sụp mi, thở máy nghi do ngộ độc.

Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy nền kinh tế

Thứ 2, 17/04/2023 | 14:00
Hàng loạt doanh nghiệp tại Tp.HCM gặp khó khăn về nguồn vốn, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế Thành phố này tăng trưởng chậm, cần có giải pháp để vực dậy.

Tp.HCM: Sập cửa hàng tiện lợi, nhiều người mắc kẹt, một nữ sinh tử vong

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:38
Nguyên nhân ban đầu khiến cửa hàng tiện lợi bị sập được cho là để hàng hóa quá tải. Đến chiều tối 18/1, cơ quan chức năng xác định một nữ sinh đã tử vong.

Đường hoa xuân giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:35
Đường hoa xuân tại bệnh viện Chợ Rẫy chính thức khai mạc đã giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời

Thứ 4, 28/09/2022 | 13:38
Nhà văn, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo viết bằng chân đầu tiên tại Việt Nam đã qua đời rạng sáng ngày 28/9 tại Tp.HCM, hưởng thọ 76 tuổi.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.