Hòa Bình: Nhiều người ngộ độc, suy đa tạng do ăn lá du mại

Hòa Bình: Nhiều người ngộ độc, suy đa tạng do ăn lá du mại

Thứ 2, 30/05/2022 | 17:36
0
Ngày 30/5, BVĐK tỉnh Hòa Bình tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong tình trạng thiếu máu nặng do tan máu, kèm theo suy đa tạng do ngộ độc ăn và uống nước lá du mại.

Suy đa tạng do uống nước lá du mại chữa táo bón, ăn cỗ nấu với lá du mại

TS.BS Hoàng Công Tình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết nguyên nhân do người dân sử dụng lá du mại để chế biến thức ăn hoặc đun nước uống. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đang điều trị 2 bệnh nhân ngộ độc do sử dụng lá du mại chế biến thức ăn và đun nước uống.

Bệnh nhân thứ nhất là nam giới, 78 tuổi, hái lá du mại đun với nước để uống chứa táo bón. Sau khi uống nước đun với lá du mại một vài hôm, bệnh nhân xuất hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu đỏ, tiểu ít, kèm theo sốt và mệt mỏi nhiều, được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, suy hô hấp, tụt huyết áp, da xanh, niêm mạc-củng mạc mắt vàng, vô niệu (không có nước tiểu). Xét nghiệm máu, bệnh nhân có tình trạng thiếu máu nặng, suy gan cấp, tổn thương thận cấp, rối loạn nước-điện giải và rối loạn toan-kiểm.

Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu ban đầu, sau đó được điều trị chuyên sâu bằng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp; thở máy, lọc máu liên tục, lọc máu chu kỳ và thay huyết tương để hỗ trợ các tạng suy. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải truyền một khối lượng lớn máu và các chế phẩm của máu. Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn đang phải điều trị và chăm sóc tích cực.

Sức khỏe - Hòa Bình: Nhiều người ngộ độc, suy đa tạng do ăn lá du mại

TS.BS Hoàng Công Tình và các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thăm khám cho bệnh nhân ngộ độc lá du mại

Bệnh nhân thứ hai là nam giới, 28 tuổi, đi ăn cỗ có món ăn được chế biến với lá du mại. Sau vài hôm, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, đi tiểu ít và nước tiểu màu đỏ. Nhập viện trong tình tạng mệt nhiều, da xanh, niêm mạc-củng mạc mắt vàng. Xét nghiệm máu có tình trạng thiếu máu nặng, suy gan cấp, tổn thương thận cấp và rối loạn nước-điện giải. Bệnh nhân được điều trị tích cực, truyền máu nhiều lần. Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang được theo dõi sát tình trạng sức khỏe.

Độc tố của lá du mại có thể gây vỡ hồng cầu, thiếu máu nặng

TS.BS Hoàng Công Tình cho biết, cây du mại hay còn gọi với nhiều tên khác là: cây lộc mại, mọ trắng, rau mại, rau mọi. Cây lộc mại cũng có nhiều loại và hình dạng lá khác nhau: lộc mại lá dài, lộc mại nhỏ, lộc mại trái láng.

Cây du mại mọc tự nhiên, phổ biến nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Lá du mại thường được bà con sử dụng làm rau ăn, chế biến với thức ăn hoặc đun nước uống để chứa một số bệnh trong đó có bệnh táo bón.

Sức khỏe - Hòa Bình: Nhiều người ngộ độc, suy đa tạng do ăn lá du mại (Hình 2).

Lá du mại (hình ảnh bệnh viện cung cấp)

Độc tố của lá du mại có thể gây vỡ hồng cầu (tan máu) dẫn đến thiếu máu nặng, đặc biệt là ở những người thiếu hụt men G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase). Men G6PD giúp cho tế bào hồng cầu hoạt động bình thường, khi bị thiếu hụt loại men này, hồng cầu sẽ bị vỡ khi có các tác nhân bên ngoài, trong đó có độc tố của lá du mại. Chính vì vậy, trong một mâm cỗ có thức ăn chế biến với lá du mại, có người bị tan máu, có người không bị.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu men G6PD là sự đột biến gen trên nhiễm sắc thể giới tính X. Nam giới bình thường chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính X (XY), trong khi nữ giới có tới 2 nhiễm sắc thể giới tính X (XX). Vì vậy bệnh thường biểu hiện ở nam giới. Trong khi nữ giới cần đến sự biến đổi ở cả cặp nhiễm sắc thể giới tính mới gây thiếu men G6PD nên bệnh ít gặp hơn ở nữ.

TS.BS Hoàng Công Tình đưa ra khuyến cáo: Bà con không nên sử dụng lá du mại để làm thức ăn hoặc đun nước uống vì sự nguy hiểm của nó đến sức khỏe con người, đặc biệt là những người bị thiếu hụt men G6PD. Khi không may bị ngộ độc độc lá du mại, người dân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị hoặc chuyển tuyến trên kịp thời.

Các trường hợp ngộ độc lá du mại, nhập viện trong tình tạng nặng, thường phải áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu mới có hy vọng cứu sống người bệnh, như: rửa dạ dày, thở máy, lọc máu, thay huyết tương, điều chỉnh rối loạn nước-điện giai và điều chỉnh rối loạn toan-kiềm máu.

Thanh Loan

 

Những điều nên biết khi ăn dưa hấu, cẩn thận kẻo ngộ độc

Thứ 7, 14/05/2022 | 10:00
Dưa hấu là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Cùng tác giả

Quảng Ninh: Dự án hơn 4 ha “đắp chiếu” chờ thu hồi

Thứ 2, 17/07/2023 | 08:00
Nằm ở vị trí đắc địa, lại được chính quyền địa phương tạo điều kiện, nhưng dự án hơn 4 ha ở xã Lê Lợi, Tp.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh “đắp chiếu” từ năm 2009 đến nay.

Người tiểu đường ăn bữa phụ và món tráng miệng như thế nào?

Thứ 2, 30/05/2022 | 18:32
Người tiểu đường thường khó kiểm soát các thực phẩm trong chế độ ăn bữa phụ cũng như món trang miệng.

Tham vọng của HSBC hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm năng lượng xanh bền vững

Thứ 2, 30/05/2022 | 16:00
Năng lượng tái tạo đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, sẽ sớm vượt quá khả năng cho vay của nhiều ngân hàng trong nước, cần sự khai mở dòng vốn quốc tế cho lĩnh vực này.
Cùng chuyên mục

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Ngủ ngáy cảnh báo nguy cơ ngưng thở cực kỳ nguy hiểm

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:12
Ngủ ngáy là hiện tượng phiền toái khiến người khác khó chịu về âm thanh mà nó tạo ra. Tuy nhiên, đằng sau âm thanh đó là những cảnh báo bệnh lý cực kỳ nguy hiểm.

Nội soi gắp lưỡi câu cùng dây cước mắc kẹt trong thực quản của bé trai

Thứ 2, 06/05/2024 | 19:00
Một bé trai 13 tuổi ở Tp.Vũng Tàu trong lúc ngồi câu cá, không may nuốt lưỡi câu cùng dây cước xuống thực quản, một đầu lưỡi câu còn lại nằm bên ngoài miệng.

Đồng Nai: Sở Y tế ra thông cáo báo chí về vụ ngộ độc sau ăn bánh mì

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:39
Vụ ngộ độc khiến 545 người phải nhập viện. Trong đó, có 207 trường hợp đã xuất viện, tiếp tục theo dõi tại nhà, 338 trường hợp theo dõi điều trị tại các bệnh viện.

Đồng Nai: Chuyển một bệnh nhi ngộ độc nặng lên tuyến trên

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:34
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, bệnh viện đã chuyển cháu T.G.H., bị ngộ độc thực phẩm nặng lên Bệnh viện Nhi đồng 1.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “trông như hạt cát” không ngờ là đặc sản đắt đỏ 200.000 đồng/kg

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:25
Con vật này có màu nhìn như hạt cát, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Hai người đàn ông "bỗng dưng muốn khóc" vì nhặt được "kho báu" 3 tỷ

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:30
Một người đàn ông U50 vô tình đánh rơi nhẫn trên đồng cỏ nên rủ bạn đi tìm lại bằng được, không ngờ thứ anh ta đào lên lại là một "kho báu" giá trị tiền tỷ.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Ngủ ngáy cảnh báo nguy cơ ngưng thở cực kỳ nguy hiểm

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:12
Ngủ ngáy là hiện tượng phiền toái khiến người khác khó chịu về âm thanh mà nó tạo ra. Tuy nhiên, đằng sau âm thanh đó là những cảnh báo bệnh lý cực kỳ nguy hiểm.

Loài vật kỳ dị bậc nhất hành tinh, thở bằng hậu môn, da đầy độc tố

Thứ 2, 06/05/2024 | 08:30
Loài động vật kỳ lạ này nằm ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy đại dương.