Năm 2017: Quan hệ Mỹ - Trung sẽ căng thẳng?

Năm 2017: Quan hệ Mỹ - Trung sẽ căng thẳng?

Thứ 6, 30/12/2016 | 15:22
0
Năm 2017, được giới quan sát quốc tế dự báo sẽ là một năm nhiều sự bất ngờ, đặc biệt sau ngày 20/1 khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức tại Nhà Trắng.

 Theo CSMonitor (Mỹ), trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo luôn khẳng định mối quan hệ Trung – Mỹ đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế.

Tiêu điểm - Năm 2017: Quan hệ Mỹ - Trung sẽ căng thẳng?

 Nhiều chuyên gia dự báo, “tông màu” chủ đạo trong “bức tranh” quan hệ quốc tế năm 2017 chính là sự đối đầu Mỹ - Trung.

Song dường như mối quan hệ đó sẽ bị “lung lay” trong thời gian tới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức bước chân vào Nhà Trắng ngày 20/1.

Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) nhận định, ngay từ những ngày đầu tranh cử, ông Trump thường đưa ra những tuyên bố về Bắc Kinh và chỉ ra rằng ông sẽ đại cải tổ chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.

Ông “trùm” bất động sản đã nhiều lần chỉ trích rằng trong hoạt động thương mại, Trung Quốc chơi “không đẹp” và ông sẽ “khôi phục sự công bằng trong các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.

“Với bất kỳ chính sách nào trong chính phủ mới của Mỹ đối với Trung Quốc đều sẽ dẫn tới nguy cơ đối đầu căng thẳng trong quan hệ hai nước. Bắc Kinh sẽ không sẵn sàng đàm phán lại các hiệp định mà họ xem là nền tảng mối quan hệ Mỹ - Trung”, chuyên gia Trung Quốc cảnh báo.

Những năm trở lại đây, Trung Quốc khẳng định vị thế của mình khi triển khai xây dựng tại những hòn đảo chiếm đóng trái phép trên Biển Đông.

Ông David Shambaugh, một chuyên gia về chính sách Trung Quốc của Trường Đại học George Washington (Mỹ) dự báo: “Chính quyền tiếp theo của Mỹ sẽ đối đầu mạnh mẽ với Trung Quốc. Tôi không chắc họ đánh giá cao sự nhạy cảm hoặc sức mạnh của Trung Quốc”. Chính quyền Trump có thể sẽ ít “khoan dung” với những động thái gần đây của Bắc Kinh.

Ông Shambaugh cảnh báo, cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington có thể dẫn đến sự cố ngoài tầm kiểm soát. “Trong trường hợp xấu nhất, quan hệ hai bên dễ dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự. Đó là điều có thể xảy ra”, giảng viên Trường Đại học George Washington nhận định.

Cũng theo nhiều chuyên gia kinh tế, trước những tuyên bố cứng rắn của Tổng thống đắc cử Donald Trump thì năm 2017, cũng sẽ là một năm đầy khó khăn với kinh tế quốc tế. Thậm chí, nhiều nhà phê bình còn gọi đây là giai đoạn cuối của toàn cầu hóa.

Theo cây bút Vasily Fedosenko của Reuters, năm 2016 khép lại với hiện trạng trì trệ giao dịch thương mại giữa các nền kinh tế lớn G20. Tình trạng đó sẽ càng xấu đi khi phong trào chống liên kết thương mại và bảo hộ đang phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu.

Nhiều thỏa thuận thương mại tự do đang có nguy cơ tan vỡ khi ông Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ “khai tử” các thỏa thuận thương mại tự do, bao gồm cả Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, bởi cho rằng những hiệp định này đang cướp đi việc làm của người dân Mỹ và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Mỹ.

Theo giới chuyên gia kinh tế, năm 2017 có thể sẽ chứng kiến cuộc đối đầu về thương mại giữa Mỹ - Trung nếu ông Trump thực hiện những tuyên bố về chính sách đối với Trung Quốc. Tổng thống đắc cử Mỹ từng dọa sẽ áp dụng mức thuế 45% đối với tất cả các hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Đáp lại, Trung Quốc có thể sẽ hủy bỏ các đơn đặt hàng máy bay Boeing, gây khó khăn cho các công ty Mỹ tại Trung Quốc, hoặc hạn chế số lượng sinh viên Trung Quốc sang học tại Mỹ.

“Không ai có thể đoán trước được những bước đi tới đây của ông Trump, nhưng nếu điều đó thực sự xảy ra thì những công ty Mỹ đang đặt trụ sở tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Cuộc chiến thương mại này có thể rất khốc liệt”, Caroline Freund, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cảnh báo.

Theo tờ CSMonitor, trong năm 2017, khi cuộc đối đầu Mỹ - Trung được dự báo là “tông màu” chủ đạo trong bức tranh quan hệ quốc tế thì nhiều nhà quan sát dự báo, đây là cơ hội “vàng” của Nga và  Tổng thống Vladimir Putin.

Ông Andrew Monaghan, nhà nghiên cứu cao cấp Nga và Âu - Á ở Viện chính sách Chatham House (Anh) nhận định: “25 năm sau khi Liên Xô tan rã, Tổng thống Nga Putin đã khiến nước Nga trở thành một đất nước có mặt ở khắp nơi và là một đối tác tin cậy trong quan hệ quốc tế. Nga sẽ hoạt động tích cực cả trên mặt trận ngoại giao, quân sự và không gian mạng”.

Phương Anh

 

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.