Nga-Syria

Nga-Syria "đánh bay" Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd, quyết giành lại "vùng tam giác" Mỹ để lại?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 07/01/2019 | 20:00
0
Khi Mỹ rời đi, vùng lãnh thổ ở đông bắc Syria "vô chủ" đang trở thành mục tiêu hàng đầu của chính quyền Assad. Tuy nhiên, hàng loạt các thế lực khác cùng thèm khát vùng đất này.
Tiêu điểm - Nga-Syria 'đánh bay' Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd, quyết giành lại 'vùng tam giác' Mỹ để lại?

Vùng đất Mỹ để lại sẽ khiến không ít thế lực thèm khát.

Việc rút quân theo kế hoạch của Mỹ đang mở ra một khoảng trống ở phía Bắc và phía Đông của Syria. Ngay lập tức, một cuộc cạnh tranh đang nổ ra giữa tất cả các cường quốc ở Trung Đông với mục tiêu trở thành người lấp đầy khoảng trống này.

Theo AP, quyết định bất ngờ của Mỹ về việc rút 2.000 quân khỏi Syria đã làm xáo động mọi sự cân bằng giữa các thế lực. Chính phủ Syria, người Kurd, Nga, Iran, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đều đã tham gia vào cuộc chiến kéo dài gần 8 năm, với mỗi quốc gia có một cách tiếp cận và mục đích riêng.

Hiện tại, khi Mỹ rời đi, giới quan sát cho rằng sẽ có những cuộc xung đột với diễn biến khôn lường sắp xảy ra.

Mỹ để lại gì?

Khu vực mà Mỹ để lại là một vùng lãnh thổ chiếm khoảng gần 1/3 Syria với tạo hình gần giống với hình tam giác. Về phía Bắc là biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, về phía Đông là biên giới với Iraq và mặt còn lại là sông Euphrates.

Đây đã từng là trung tâm chiếm đóng của khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria cho đến khi Mỹ hợp tác với người Kurd, tạo ra một lực lượng gồm khoảng 60.000 chiến binh để dần giành lại lãnh thổ từ các phần tử cực đoan.

Lãnh thổ luôn là tài sản chiến lược quan trọng. Đối với Chính phủ của Tổng thống Bashar Assad và các đồng minh Nga, Iran, giành lại lãnh thổ còn lại có nghĩa là tái lập chủ quyền.

Khu vực mà Mỹ chiếm đóng từng là nguồn cung lúa mì và lúa mạch của Syria, nơi có các đập thủy điện, cũng như là khu vực giàu dầu mỏ nhất của Syria. Nếu như không giành lại được nơi này, Tổng thống Assad sẽ phải trải qua công cuộc tái thiết và điều hành đất nước khó khăn về lâu về dài. Cũng vì những lý do tương tự, đây cũng là khu vực mang nhiều lợi ích cho dân quân người Kurd.

Đối với người Kurd, mục tiêu được lập quyền tự trị tại đây vẫn nung nấu một thời gian dài. Còn đối với Mỹ, sự hiện diện quân sự ở đây sẽ đảm bảo vững chắc cho ảnh hưởng của mình ở quốc gia Trung Đông.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ coi quyền tự trị của người Kurd ở biên giới là một mối đe dọa hiện hữu và tuyên bố sẽ ngăn chặn điều này, cáo buộc Mỹ trao quyền cho lực lượng dân quân mà Ankara nói rằng có liên quan đến khủng bố.

Nga và Tổng thống Assad nắm cơ hội

Không có người Mỹ, cánh cửa đang mở ra cho Tổng thống Assad và người Nga chuyển đến nắm giữ vùng đất mới.

“Trở ngại duy nhất ngăn Tổng thống Assad giành quyền kiểm soát miền Đông là sự hiện diện của Mỹ và vỏ bọc mà nước này cung cấp cho dân quân người Kurd. Với việc rào chắn đã biến mất ... đơn giản là không có thách thức thực sự nào có thể ngăn cản chính quyền tái thiết lập quyền kiểm soát đối với các khu vực đó”, chuyên gia Ayham Kamel từ Eurasia Group nêu quan điểm.

Tiêu điểm - Nga-Syria 'đánh bay' Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd, quyết giành lại 'vùng tam giác' Mỹ để lại? (Hình 2).

Bản đồ các vùng lãnh thổ bị kiểm soát ở Syria.

Bị Mỹ bỏ rơi, các chiến binh người Kurd buộc phải tiến về phía Nga và Damascus để nương nhờ chiếc ô bảo vệ trước kẻ thù đáng sợ hơn là Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng người Kurd được vũ trang bởi Mỹ dường như sẽ không dễ giải thể. Thay vào đó, họ đang tìm kiếm một thỏa thuận với chính quyền Assad để tiếp tục hoạt động khi Chính phủ mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ.

Các quan chức Syria tự hào rằng việc rút quân là một thất bại đối với Mỹ. Kiểm soát phía Đông sẽ giúp đóng dấu chiến thắng cho ông Assad trong cuộc nội chiến. Động thái của Mỹ cũng thúc đẩy xu hướng của các quốc gia Ả Rập trong việc bình thường hóa quan hệ với Syria – đất nước mà họ xa lánh trong nhiều năm.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một đồng minh thân cận của Mỹ và Saudi Arabia gần đây đã mở lại đại sứ quán của mình ở Damascus.

Thổ Nhĩ Kỳ suy tính

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với khoảng 15.000 chiến binh nổi dậy mà nước này hậu thuẫn đang sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công ở phía Đông để phá vỡ sự kiểm soát của người Kurd ở biên giới.

Nhưng rủi ro của cuộc tấn công là nguy cơ tạo ra va chạm với Nga. Đặc biệt, nó có thể phá hỏng thỏa thuận ngừng bắn mà hai bên đã đạt được ở Idlib - tỉnh phía tây bắc do phiến quân và các phần tử Hồi giáo cực đoan nắm giữ và là nơi Thổ Nhĩ Kỳ có ảnh hưởng – để cho phép Chính phủ Syria tấn công khu vực này. Các quan chức Nga và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã có cuộc hội đàm, cố gắng ngăn chặn căng thẳng.

“Một hoạt động lớn của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mang lại lợi ích cho Nga. Nó làm mất ổn định tình hình, có nguy cơ làm suy yếu các thỏa thuận ở Idlib và các cuộc đàm phán về tái thiết. Thêm vào đó, nếu Thổ Nhĩ Kỳ quyết định đánh chiếm tất cả các khu vực của người Kurd thì chắc chắn sẽ đụng độ với Nga và Iran”, Yury Barmin, một nhà phân tích của Nga cho biết.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo ngại không kém về triển vọng kiểm soát của Chính phủ Syria ở phía Đông. Trong quá khứ, Damascus đã sử dụng lực lượng dân quân người Kurd làm đòn bẩy chống lại Ankara và điều này rất có thể lặp lại. Trong gần 20 năm, Syria đã luôn chào đón nhà lãnh đạo chủ chốt của người Kurd cho đến khi ông bị bắt vào năm 1998, hiện bị cầm tù ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Iran và Israel sẽ làm gì?

Việc Chính phủ Syria di chuyển về phía Đông cũng đồng nghĩa với việc mang đến lợi ích tốt cho Iran. Nó sẽ mở rộng đáng kể hành lang trên bộ, nơi Iran sẽ không bị bó buộc trong việc hỗ trợ vũ khí và vật tư cho đồng minh trên khắp Iraq, Syria cho đến Lebanon.

Các lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn đã mở rộng quyền kiểm soát các khu vực gần biên giới của Syria với Iraq và có thể tự do qua lại.

Điều đó được coi là tiếng chuông báo động đối với Israel. Kết quả này sẽ dẫn đến các cuộc không kích tiềm năng của Israel trong việc chống lại các mục tiêu bị nghi ngờ liên kết với Iran ở Syria.

“Sa lầy” vào cuộc chiến ở Syria, Nga có thể phải nhận nhiều trái đắng?

Thứ 2, 07/01/2019 | 15:32
Nếu Nga không thể mang đến hòa bình lâu dài hoặc không thể ít nhất giữ ổn định cho Syria và để tình trạng xảy ra các cuộc xung đột tiếp diễn thì nguy cơ từ việc mở rộng ảnh hưởng sẽ biến thành sự trả giá đắt làm hại nước Nga, giới phân tích nhận định.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.