Ngành Trịnh Công Sơn học: Giá trị nghệ thuật chưa đủ tầm

Ngành Trịnh Công Sơn học: Giá trị nghệ thuật chưa đủ tầm

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 5, 02/05/2019 | 18:00
1
Những ngày qua, dư luận xôn xao về đề xuất mở ngành Trịnh Công Sơn học của đại học Văn Lang, không ít người lo ngại đây sẽ là “tiền lệ” xấu và bất hợp lý cho việc mở ngành học mới.

Mới đây, đại diện lãnh đạo đại học Văn Lang cho biết, nếu được áp dụng ngành Trịnh Công Sơn học sẽ là một điểm nhấn thú vị trong chương trình đào tạo ngành Văn học ứng dụng, piano, thanh nhạc, Đông phương học của trường và cả về bản sắc văn hóa, tâm tính dân tộc.

Chuẩn bị tiềm lực đến đâu?

Chia sẻ quan điểm về đề xuất này, TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh, Phó Trưởng khoa Xã hội học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh khẳng định: “Bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên khi nghe thông tin này. Trên thế giới, để phát triển một ngành học độc lập về một nhân vật như thế này, tôi cũng chưa từng thấy, nếu có, chỉ là các nhành nhỏ, bộ môn về một vĩ nhân”.

Bà phân tích: “Để hình thành một ngành học đâu phải là đơn giản, phải có phương pháp luận, phải có lý thuyết, nghiên cứu chuyên sâu, có khung nền chương trình rõ ràng, có đội ngũ chuyên gia cứng,… chứ cũng không thể tùy tiện mở một ngành học như vậy được.

Giáo dục - Ngành Trịnh Công Sơn học: Giá trị nghệ thuật chưa đủ tầm

TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh băn khoăn nhiều khi nghe về đề xuất ngành học mới này.

Khi đưa ra được một ngành học mới, cần đảm bảo cơ sở vật chất, chương trình học và đội ngũ giảng viên giảng dạy, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không dễ dàng để mở thêm một ngành mới. Điều quan trọng, phải thuyết phục được hội đồng về đầu ra của sinh viên làm lĩnh vực nào, hay là mở ra rồi dẹp luôn, nếu dễ dàng thì các trường sẽ mở ngành ồ ạt”.

TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh cho biết thêm: “Theo tôi, cũng cần quan tâm vấn đề tiềm lực đã chuẩn bị được đến đâu chứ không thể nói suông mà làm được. Điều quan trọng nhất ban đầu cần phải tìm hiểu thật kỹ, những người am hiểu về Trịnh Công Sơn có nhiều không, để có thể đáp ứng môt đội ngũ cứng để giảng dạy hay không?

Để mở ra một ngành học cũng phải chuẩn bị chu đáo chương trình đào tạo, nội dung đào tạo cả phần cứng, phần mềm, phần bắt buộc, tự chọn, ra bao nhiêu tín chỉ trong từng học phần, bên cạnh đó, phải có sự thống nhất, logic trong đó, phân bổ thời gian ra sao. Với thời gian 3-4 năm sẽ phải học những gì, đội ngũ giảng viên sẽ là những ai…

Nếu mở ngành Trịnh Công Sơn học, có thể những năm đầu nghe sẽ “hot hot”, hoặc công tác PR tốt, nhưng phải xác định rõ định hướng đào tạo sinh viên theo hướng nghiên cứu hay biểu diễn, hay kiêm tất cả, nếu kiêm tất cả thì càng khó khả thi, bởi những người nghiên cứu chắc gì có khả năng hát, những người hát lại không có thời gian nghiên cứu”.

Nhạc Trịnh không đặc sắc đến mức phải mở ngành

ThS. Nguyễn Đức Linh, giảng viên đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cũng bày tỏ: “Tôi chỉ biết “cười” khi nghe nhắc đến thông tin này, thậm chí còn chưa tin là thông tin có thật, người đưa ra ý tưởng đề xuất dường như đang “diễn trò” bởi rất nhiều nhân vật đã có đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng cho dân tộc cũng chưa thấy được mở ngành học. Tự nhiên lại có một đề xuất mở ngành về một nhạc sĩ như thế này, nếu tương tự sẽ có rất nhiều ngành về các nghệ sĩ, bất hợp lý”.

Ông Linh cũng nhận định: “Ngành này mà tuyển sinh thì chắc sinh viên sẽ chỉ học chuyên sâu đàn hát đúng những ca khúc của Trịnh Công Sơn, ngành sẽ “không sống được”.

Những người hiểu nhạc đánh giá về Trịnh Công Sơn không phải qua âm nhạc, mà chủ yếu là qua tư tưởng. Theo bản thân tôi, nhạc của ông ấy dễ nghe dễ hiểu, không có giá trị quá lớn về mặt giai điệu, chỉ là ca từ của ông “tình” quá. Nếu tất cả những bài hát của ông, tách lời ra chỉ nghe về nhạc không thì cũng không có gì quá “ghê gớm”, chỉ khi có lời mới nâng tầm lên thôi”.

Giáo dục - Ngành Trịnh Công Sơn học: Giá trị nghệ thuật chưa đủ tầm (Hình 2).

ThS. Nguyễn Đức Linh cho rằng đóng góp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là rất lớn đối với tân nhạc Việt Nam nhưng chưa đủ tầm mở ngành học.

“Chưa hết, việc đào tạo sinh viên trong suốt 4 năm, nội dung sẽ na ná các ngành nghệ thuật khác, riêng các ca khúc nhạc Trịnh, kiến thức về lịch sử, tư tưởng của ông… thì cũng chỉ là một nhánh nhỏ trong các phần đào tạo ở các trường nghệ thuật, vậy việc xây dựng nội dung đó trong 4 năm đào tạo một ngành riêng hoàn toàn bất khả thi.

Tôi không hiểu vì sao lại có người đề xuất mở ngành về một nghệ sĩ, tôi thừa nhận là ông ấy có cống hiến cho nghệ thuật Việt Nam, dòng tân nhạc, nhưng nghệ thuật thì nghệ thuật, không đến mức để làm như vậy. Mà có mở ra được thì ngành cũng sẽ không có “đất sống”, vì không mang lại giá trị gì mới phục vụ thực tiễn”, ThS. Nguyễn Đức Linh nhấn mạnh.

Trước đó, ông Nguyễn Cao Trí, Phó Chủ tịch HĐQT đại học Văn Lang đã cho biết, trường đặt tên Trịnh Công Sơn cho hội trường lớn và đăng cai tất cả các sự kiện lớn liên quan đến cố nhạc sĩ hàng năm.

Theo ông, hiện nay các nước ở châu Âu hay Nhật rất thích Trịnh Công Sơn. “Trịnh Công Sơn là người của âm nhạc, hội họa, văn thơ, cổ súy cho tinh thần tử tế. Nhiều người đã bảo vệ cấp tiến sĩ về ông rồi. Hiện nay một số trường ĐH trên thế giới cũng đã có nghiên cứu về cố nhạc sĩ. Việt Nam mở ngành này sẽ rất tốt và không làm sẽ rất dở”, ông Nguyễn Cao Trí cho biết.

Phó Chủ tịch HĐQT đại học Văn Lang cũng bật mí thêm: “Sinh viên sẽ học mọi thứ xoay quanh cố nhạc sĩ trong ngành Trịnh Công Sơn học. Đặc biệt, có 3 đặc điểm lớn về ông mà sinh viên cần học: tử tế, dân tộc, âm nhạc. Mở ngành này sẽ có sức hút lớn, đặc biệt với sinh viên nước ngoài. Hiện nay người nước ngoài muốn nghiên cứu về nhạc sĩ không có môi trường để nghiên cứu một cách bài bản. Trường cũng bàn với gia đình cố nhạc sĩ thành lập một thư viện gồm các tư liệu về ông”.

Ngành Trịnh Công Sơn học: "Quan niệm cực kỳ ấu trĩ"?

Thứ 4, 01/05/2019 | 06:05
Mới đây, trường đại học Văn Lang đã cho biết sẽ nghiên cứu để mở ngành Trịnh Công Sơn học. Dự định này đã gây ra nhiều tranh cãi về một ngành học lạ, nhiều chuyên gia nhận định khó khả thi.

Chuyện nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được tôn làm “đại ca” nhờ... Diễm xưa

Chủ nhật, 29/07/2018 | 18:34
Một trong những ca khúc làm nên sức sống mãnh liệt cho cái tên Trịnh Công Sơn chính là Diễm xưa. Xung quanh ca khúc có giai điệu mượt mà, thiết tha ấy là những giai thoại.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.
     
Nổi bật trong ngày

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Bản tin 18/5: Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa năm học 2024-2025; Bé gái 4 tuổi nhập viện cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu...

Dự báo thời tiết ngày 18/5/2024: Khu vực nào bớt mưa?

Thứ 7, 18/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc sắp đón mưa to, sấm động, khả năng cao kèm mưa đá vào chiều và đêm nay

Thứ 7, 18/05/2024 | 15:42
Dự báo từ chiều tối 18/5 đến sáng 20/5, phía Bắc khả năng mưa to và dông, có nơi mưa rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.