Có không ít các công ty tư vấn du học ở Việt Nam lóa mắt vì lợi nhuận!

Có không ít các công ty tư vấn du học ở Việt Nam lóa mắt vì lợi nhuận!

Thứ 6, 26/04/2019 | 13:00
0
Học viện Ngoại ngữ Suginami (đăng ký trụ sở tại Tokyo – Nhật Bản) đã lừa đảo 70 người Việt Nam đang chuẩn bị du học Nhật Bản tháng 4/2019, mỗi người khoảng 1 triệu yên Nhật. Vì đâu nên nỗi?

Hiện nay tại Nhật có vài trăm trường dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài. Về bản chất, các trường này giống như các trung tâm dạy ngoại ngữ tại Việt Nam. Những trường này muốn được tuyển sinh và dạy học thì phải có giấy phép. Muốn thành lập trường đào tạo thì phải có tư cách pháp nhân, hoặc là pháp nhân trường học, hoặc là pháp nhân công ty. Nhưng thường yêu cầu về pháp nhân trường học khó nên người ta thường lập pháp nhân công ty rồi sau đó thành lập trường. Quy mô của những trường này thường khá nhỏ, có khi chỉ vỏn vẹn 1 – 2 phòng học. 

Nếu công ty này muốn đào tạo người nước ngoài học tiếng Nhật thì họ phải xin phép Bộ Tư pháp của Nhật Bản. Vì ở trường dạy tiếng Nhật, nên các học sinh là người nước ngoài - liên quan tới việc nhập cảnh, cư trú ở Nhật, vì vậy phải do Bộ Tư pháp Nhật, trong đó có Cục Xuất nhập cảnh, cấp phép và quản lý.

Các công ty tư vấn du học ở Việt Nam quá “lơ đễnh”.

Theo những trang tin tức của Nhật Bản thì đại diện pháp nhân đăng ký của Công ty cổ phần - trường Học viện Ngoại ngữ Suginami là người Trung Quốc. Họ đã lợi dụng kẽ hở là phía công ty môi giới Việt Nam chỉ cần một bản “mềm” của giấy báo cư trú, thì họ đã có thể nhận tiền đóng các khoản phí. Theo ông Lê Huy Hà, Tổng Giám đốc công ty Du học Plus, người có gần 20 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực “du học Nhật Bản” cho biết, có một số nguyên nhân chính dẫn tới sự việc lừa đảo nghiêm trọng này. 

Nguyên nhân thứ nhất, nhiều công ty tư vấn bây giờ mới thành lập, chưa có điều kiện như về kinh tế, về ngôn ngữ, quan hệ với các trường bên Nhật chưa tốt nên chưa thể sang Nhật đi tìm hiểu thực tế đối tác. Mà nhiều người trong công ty môi giới còn không biết tiếng Nhật hay tiếng Anh.

Nguyên nhân thứ hai, có nhiều trường phía bên Nhật gặp khó khăn về tuyển sinh, ví dụ như du học sinh bỏ học hay trốn về quá nhiều. Do đó, để tuyển sinh được thì phải có cách thu hút, như học phí cho đóng nhiều đợt khác nhau, tiền ở ký túc xá thì cho đóng từng tháng một, làm chi phí ban đầu thấp xuống, du học sinh có nhiều điều kiện đi hơn rồi sang đó đi làm trả sau. Tiếp theo, là họ trả cho các công ty tư vấn du học tại Việt Nam một khoản “hoa hồng”. Thường khoản đó không cao nhưng để cạnh tranh nhau, một số trường ở Nhật đã trả cao gấp rưỡi, gấp đôi nên nhiều các công ty tư vấn ở Việt Nam lóa mắt vì lợi nhuận, đồng ý tuyển sinh cho họ.

Nguyên nhân thứ ba, tình trạng chung là có nhiều công ty tư vấn du học ở Việt Nam mới thành lập, nếu sang Nhật tìm hiểu thực tế thì sẽ lỡ thời gian tuyển sinh. Vậy cứ có thông tin từ trường bên Nhật, dù chưa kiểm chứng, thì cứ tuyển sinh đã.

Nguyên nhân thứ tư, theo một số thông tin thì công ty cổ phần Học viện ngoại ngữ Suginami có nhờ một số người đại diện ở Hà Nội hoạt động quảng bá tạo niềm tin cho họ, nên nhiều công ty tư vấn du học tại Việt Nam “nhẹ dạ cả tin” nên bị lừa. 

Người muốn du học cần phải chủ động tìm hiểu thông tin.

Ông Fushihara - Đồng đại diện Dự án trao đổi thông tin cho người Việt Nam đi Nhật Bản (IEVJ), cho rằng người muốn đi du học cần phải tự chủ động tìm hiểu thông tin. 

Hiện nay, trong các nỗ lực của chính phủ Nhật Bản và cả chính phủ Việt Nam là cố gắng cung cấp những thông tin về du học - không chỉ là Nhật Bản mà cả những nước khác trên thế giới - một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất, tới tất cả những người có nhu cầu đi du học để những người này không còn phụ thuộc hoàn toàn vào công ty tư vấn du học. Điều này đã được thể hiện rõ trong nội dung của hội thảo ngày 22/1/2019 mang tên “Hội thảo cung cấp thông tin chính xác về thực tập kỹ năng và du học”, do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chủ trì. 

Theo ông Lê Huy Hà, việc xem xét kỹ năng lực công ty tư vấn du học là điều hết sức quan trọng. Một số điều lưu ý mà ông Lê Huy Hà chia sẻ: ”Thứ nhất là nghiên cứu kỹ website của công ty. Mình nhờ một số người quen biết mà có những kiến thức, đã biết về lĩnh vực du học, giáo dục nhờ họ tư vấn cho, tìm hiểu cho những cái công ty nào có uy tín, sau đó có thể đến đấy, ghi chép kỹ thông tin và thông tin liên hệ. Tiếp nữa, bạn có thể lên các diễn đàn du học, thường là những người đã từng sang Nhật du học rồi, những nhóm trên các phương tiện truyền thông khác... vì họ sẽ có đánh giá cụ thể nhất. Đặc biệt, nên tìm và tham khảo thông tin từ nhiều nơi, chứ không nên chỉ từ một nơi sẽ bị phiến diện. Cần tìm hiểu xem công ty tư vấn đó có giấy phép hay không? Tại Việt Nam có rất nhiều công ty tư vấn du học.

Xi nhan Trái Phải - Có không ít các công ty tư vấn du học ở Việt Nam lóa mắt vì lợi nhuận!

Danh sách 12 cơ sở tư vấn du học bị Đại sứ quán Nhật Bản không chấp nhận làm đại diện nộp hồ sơ xin visa.

Riêng Hà Nội thì có khoảng 720 công ty tư vấn du học có giấy phép (số liệu tính đến ngày 18/1/2019 của Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo) - nhưng ngoài số này ra, thì còn rất nhiều công ty tư vấn du học hoạt động “chui” mà không hề có giấy phép.

Hạnh Mỹ - Nguyễn Quốc

Thủ đoạn lừa đảo mới trong việc du học tại Nhật Bản

Thứ 6, 12/04/2019 | 16:04
Thông tin mới được báo chí Nhật phản ánh về việc Học viện ngoại ngữ Suginami bị cho là có hành vi lừa đảo 70 người Việt, mỗi người 1 triệu yên, để chuẩn bị các thủ tục sang Nhật Bản học tiếng Nhật đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận, đặc biệt là cộng đồng sinh viên người Việt sang du học Nhật Bản.

“Du học Nhật Bản: Vừa học, vừa làm, kiếm được nhiều tiền” - Tư vấn như vậy là không trung thực!”(phần 2)

Thứ 7, 16/02/2019 | 09:00
Việc có thông tin chính xác và trung thực từ các công ty môi giới đi du học Nhật Bản là rất quan trọng. Nhưng thực tế hiện nay thì chưa đầy đủ và lẫn lộn, thậm chí không trung thực.

Talk show: “Du học Nhật Bản vừa học, vừa làm, kiếm được nhiều tiền” - Tư vấn như vậy là không trung thực!”(phần 1)

Thứ 6, 15/02/2019 | 14:10
“Có không ít công ty tư vấn du học Nhật Bản đã giới thiệu, quảng bá cơ hội "kiếm tiền" cho học sinh, sinh viên. Hành vi này phải nói là không trung thực và không có lương tâm, nếu không nói là lừa đảo.” Vì các công ty này không có chức năng đó. Họ làm vậy là sai luật.

Du học Nhật Bản: ‘Có hiện tượng học sinh không có việc làm…’

Thứ 3, 09/06/2015 | 12:48
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Hoàng Hoài Nam (Giám đốc công ty CP PT nhân lực Việt Phát) cho rằng, có hiện tượng một số du học sinh không có việc làm vì trình độ tiếng Nhật không đảm bảo...

‘Ngậm đắng nuốt cay’ du học Nhật Bản

Thứ 6, 05/06/2015 | 10:44
‘Có lúc em phải nằm phát khóc vì công ty giới thiệu công việc ở Nhật như “thiên đường” nhưng khi sang đến nơi thì lại khác xa, mọi hứa hẹn của công ty chỉ là lừa đảo…’.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.