Nhìn lại 2020: Khi Nga, Mỹ, Triều Tiên

Nhìn lại 2020: Khi Nga, Mỹ, Triều Tiên "lép vế", Thổ Nhĩ Kỳ "lên ngôi"?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 7, 02/01/2021 | 10:55
0
Không phải chính sách gây tranh cãi của ông Trump, hành động quyết đoán Tổng thống Putin hay tên lửa rời bệ phóng của Triều Tiên, năm 2020 đã gọi tên Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiêu điểm - Nhìn lại 2020: Khi Nga, Mỹ, Triều Tiên 'lép vế', Thổ Nhĩ Kỳ 'lên ngôi'?

Thổ Nhĩ Kỳ gây bất ngờ với chiến thuật máy bay không người lái đầy hiệu quả.

Chính trường quốc tế năm 2020 đã diễn ra một cách trầm lắng khi “bóng ma” Covid-19 trở thành mối lo ngại hàng đầu trên toàn cầu. Các cuộc gặp bị hủy bỏ, các hội nghị đa phương chuyển thành tổ chức trực tuyến và các chiến lược đối ngoại của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên cũng tạm thời gác lại để ưu tiên cho vấn đề ngăn chặn dịch bệnh.

Thế nhưng năm 2020 vẫn chứng kiến các cuộc giao tranh diễn ra ở các điểm nóng trên thế giới, thậm chí là sự trở lại của cuộc xung đột đóng băng lâu năm giữa Armenia và Azerbaijan.

Không phải những chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Trump, những hành động quyết đoán Tổng thống Nga Vladimir Putin hay tên lửa rời bệ phóng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un – toàn bộ sự chú ý đã tập trung vào Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đã trở thành cái tên đình đám trên mọi trang nhất.

Máy bay không người lái trở thành tâm điểm

Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn đầu thế giới về các chiến thuật chiến tranh sáng tạo trong năm nay khi sử dụng máy bay không người lái vũ trang để đạt được mục tiêu mở rộng tiếng nói quyền lực tại nhiều khu vực.

Máy bay không người lái đã được sử dụng cho các mục đích ám sát, tình báo, giám sát và trinh sát trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên máy bay không người lái vũ trang được sử dụng trong các cuộc xung đột.

Là nhà sản xuất máy bay không người lái chiến đấu Bayraktar TB2 được đánh giá là có hiệu quả ổn định, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách tối đa hóa tiềm năng của vũ khí này.

Không có tốc độ quá nhanh, cũng như chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ và tầm bắn tầm bình thường, thế nhưng TB2 lại trở nên cực kỳ hiệu quả khi được sử dụng trong vai trò “cắm mắt” để phát hiện mục tiêu cho pháo binh tầm xa, cũng như tạo hỏa lực tức thì.

Chiến thuật này đã được sử dụng thành công ở Idlib vào tháng 3 khi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại quân Chính phủ Syria. Nhiều phương tiện bị phá hủy và hàng trăm binh lính Syria đã thiệt mạng trong chiến dịch này.

Một chiến thuật kết hợp khác được thử nghiệm ở Idlib là sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử như Koral cùng với máy bay không người lái vũ trang. Các hệ thống này được thiết kế để đánh lừa và gây nhiễu radar của đối phương, khiến nó trở nên vô dụng.

Hệ thống phòng không Pantsir của Syria là nạn nhân phổ biến nhất. Hệ thống do Nga sản xuất đã bị Koral làm mù mắt, không khóa được mục tiêu khai hỏa và sau cùng máy bay không người lái kết liễu Pantsir bằng một quả tên lửa duy nhất.

Sự kết hợp này đã được sử dụng để mang lại hiệu quả lớn ở Libya khi Ankara đưa quân và thiết bị quân sự đến quốc gia này để ngăn việc thủ đô Tripoli thất thủ vào tay Quân đội Quốc gia Libya (LNA).

Chính phủ Hiệp ước Quốc gia (GNA) với sự trợ giúp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phá vỡ vòng vây, thậm chí còn đánh bật bước tiến công của LNA một cách bất ngờ. Một số hệ thống phòng không như Pantsir đã bị săn lùng và phá hủy giống như ở Idlib.

Chiến thuật mới này đã lên đến đỉnh cao trong cuộc chiến ngắn ngày giữa Armenia và Azerbaijan vào cuối tháng 9. Sự hỗ trợ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ cho Baku đã dẫn đến tổn thất lớn cho quân đội Armenia khi đội hình xe tăng và xe bọc thép bị phá hủy trong những ngày đầu của cuộc chiến. Sự kết hợp giữa pháo binh tầm xa và máy bay không người lái vũ trang đã giúp Azerbaijan tạo ra lợi thế không nhỏ trên chiến trường và giành được chiến thắng.

Xung đột âm ỉ trong năm 2021

Tiêu điểm - Nhìn lại 2020: Khi Nga, Mỹ, Triều Tiên 'lép vế', Thổ Nhĩ Kỳ 'lên ngôi'? (Hình 2).

Tên lửa Triều Tiên có thể trở lại tâm điểm vào năm 2021.

Sang năm 2021, vẫn có những điểm nóng có khả năng bùng phát thành các cuộc chiến thực sự.

Các cuộc xung đột ở Syria, Afghanistan và Yemen mặc dù giao tranh đã giảm xuống nhưng vẫn đang cướp đi sinh mạng và khiến hàng nghìn người phải di tản. Sự can thiệp của nước ngoài, đánh bom, không kích, ám sát, tất cả vẫn khiến cho hòa bình chưa thể được định hình.

Giới quan sát nhận định, năm 2021 rất có thể sẽ diễn ra các động thái quân sự chống lại Iran. Một lượng lớn hỏa lực của Mỹ, đặc biệt là các tàu chuyên tấn công trên bộ đã được điều động đến vùng Vịnh, tạo thành một kho vũ khí với ngòi nổ ngày càng nhạy cảm, tất cả đều nhằm vào Iran.

Lực lượng dân quân khu vực dưới sự kiểm soát của Iran - bất chấp nhiều cảnh báo từ Tehran - vẫn hoạt động bán độc lập. Mỗi lực lượng này mang một chương trình nghị sự riêng, có thể dễ dàng kích hoạt phản ứng quân sự từ Mỹ nếu họ nhắm vào các lợi ích và địa điểm quân sự của Mỹ trong khu vực. Điều này đặc biệt có khả năng xảy ra nếu cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Saudi Arabia lại bị tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái.

Sự bế tắc giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở vùng biên giới, vốn mang đến nguy cơ dẫn đến chiến tranh trong năm 2020 có thể bùng phát trở lại khi khí tài của hai bên đang được chuyển đến ngày càng nhiều.

Một cuộc chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể sẽ kéo theo cả Pakistan khi Trung Quốc và Pakistan sẽ đối đầu với Ấn Độ trên hai mặt trận. Ấn Độ, với lực lượng không quân còn yếu kém, sẽ phải vật lộn để giành ưu thế khi nước láng giềng hùng mạnh ở phía Bắc tiếp thêm quân lực nhờ mạng lưới đường bộ và đường sắt tốt hơn, cũng như lực lượng không quân của nước này lớn gấp nhiều lần Ấn Độ.

Đông Địa Trung Hải cũng trở thành tâm điểm bùng nổ chiến tranh vào mùa hè năm 2020 khi các đối thủ truyền thống là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đều tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong vùng lãnh hải mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền.

Ai Cập và Síp đe dọa sẽ can dự khi các quốc gia xung quanh phần phía Đông của Địa Trung Hải đều tranh giành các mỏ khí tự nhiên trữ lượng lớn được phát hiện dưới biển gần đây. Áp lực quốc tế và ngoại giao đã ngăn hai nước tiến tới chiến tranh nhưng nguy cơ xung đột vẫn còn nếu hai bên không đạt được giải pháp hòa bình thỏa đáng.

Kết luận lại, ngoài sự hỗn loạn do dịch bệnh Covid-19 toàn cầu mang lại, năm 2021 rất có thể là một năm nguy hiểm với khả năng các cuộc xung đột âm ỉ như ở Libya, Yemen, Syria và Afghanistan bùng phát thành chiến tranh nóng.

Thêm vào đó là sự bế tắc đối với các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết trên khắp thế giới, tất cả đều có khả năng châm ngòi cho xung đột, kéo theo các quốc gia láng giềng.

Ngoài ra, không thể kể đến khả năng Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa và mang đến những thách thức mới.

 

Rốt cuộc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 "canh bạc vũ khí" để làm gì?

Thứ 5, 31/12/2020 | 10:46
S-400 được coi là thương vụ chưa từng có trong lịch sử, nhưng đến lúc này chính người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không hiểu họ mua hệ thống phòng không Nga để làm gì.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.