Nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn

Nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 30/10/2021 | 13:44
0
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái cho rằng, qua hai năm dịch bệnh Covid-19, chúng ta cảm nhận rõ nét và khẳng định vai trò của nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế.

Tự chủ về nguồn nguyên liệu cho ngành nông nghiệp

Thảo luận về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 sáng 30/10, ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Đoàn Lạng Sơn) quan tâm đến vai trò của nông nghiệp, đại biểu Thái cho rằng qua 2 năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành trên toàn thế giới và trong nước, chúng ta cảm nhận rõ nét và khẳng định vai trò của nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn. Khu vực nông thôn lại trở thành chỗ dựa vững chắc, sẵn sàng "dang tay" đón lao động từ các khu công nghiệp, các thành phố lớn quay trở về như thời gian vừa qua. Nhưng qua đây cũng nhận thấy rằng ngành nông nghiệp cũng cần phải thay đổi, phải cơ cấu lại để thích ứng với hiện thực nhiều biến động và đòi hỏi ngày càng tăng của thị trường.

“Tôi đồng tình và nhất trí cao với mục tiêu, các chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp như báo cáo đã nêu. Có thể nói các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ đưa ra đã cơ bản giải quyết những tồn tại, hạn chế của ngành nông nghiệp hiện nay là thiếu bền vững, kinh tế còn nhỏ lẻ, ruộng đất sản xuất manh mún và thị trường tiêu thụ thiếu ổn định”, đại biểu Thái nêu.

Tiêu điểm - Nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn

ĐBQH Chu Thị Hồng Thái cho rằng ngành nông nghiệp cần có giải pháp tự chủ về nguồn nguyên liệu sản xuất.

Theo đại biểu Thái, Chính phủ đưa ra các giải pháp về kinh tế số, kinh tế xanh và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp. Các giải pháp đưa ra đã bám sát các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đại biểu vẫn còn một số băn khoăn về nhập khẩu các nguồn nguyên liệu.

Từ những dẫn chứng như trên, đại biểu cho rằng ngành nông nghiệp cần phải có giải pháp tự chủ về nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón, các nguyên liệu khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hỗ trợ người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, từ đó tăng khả năng cạnh tranh với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong mục tiêu chưa đề cập đến việc tự chủ của ngành nông nghiệp từ việc chưa đưa ra mục tiêu ghi trong báo cáo, cũng chưa nêu nhiệm vụ, giải pháp về vấn đề này.

“Tôi đề xuất với Chính phủ, nghiên cứu, xem xét đưa nội dung tiến tới tự chủ về nguyên liệu sản xuất vào trong mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp…”, đại biểu Thái mong muốn.

“Đẩy mạnh hiệu quả liên kết giữa 4 nhà”

ĐBQH Tạ Thị Yên (Đoàn Điện Biên) đồng tình với nhiệm vụ và giải pháp tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, xanh - sạch - hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Tuy nhiên, theo đại biểu Yên với đặc thù điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác và bản sắc văn hóa đậm nét của vùng Trung du miền núi phía Bắc, trong đó có Tây Bắc và tỉnh Điện Biên, với đặc trưng của kinh tế đồi rừng nên rất cần có những cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp để tạo ra động lực mới, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và phát triển các mô hình sản xuất tiên tiến có hiệu quả.

Theo đại biểu, đẩy mạnh hiệu quả liên kết giữa 4 nhà, bao gồm nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, kết nối với hệ thống tiêu thụ để Tây Bắc phấn đấu theo kịp và cùng với cả nước, hướng tới nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại như văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ.

Tiêu điểm - Nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn (Hình 2).

ĐBQH Tạ Thị Yên đồng tình với việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, xanh - sạch - hữu cơ.

Cho ý kiến về nhiệm vụ, giải pháp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ĐBQH Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) bày tỏ: "Nông nghiệp luôn luôn thể hiện vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế. Cơ cấu lại nông nghiệp trong kế hoạch của Chính phủ đã tiếp cận theo hướng này”. 

Về mục tiêu của kế hoạch đã được xác định trong cơ cấu lại, đó là cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Theo đại biểu Tám, mục tiêu xác định như vậy là đúng và chính xác.

Trong kế hoạch có đề cập đến xây dựng nông nghiệp, hướng tới nông nghiệp thịnh vượng, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh - sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ... Nhưng mô hình cơ cấu lại nông nghiệp như thế nào thì chưa được rõ. Đại biểu Tám cho rằng, nên làm rõ thêm mô hình cơ cấu lại nền nông nghiệp trong giai đoạn 2021-2025 như thế nào, phải có mô hình cụ thể.

Vần đề xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam cũng được đại biểu Tám quan tâm, đại biểu nêu ví dụ: “Mới đây, chúng tôi thấy có một thông tin là giống lúa ST2, ST25 là do các nhà khoa học của nước ta nghiên cứu, sản xuất thành công nhưng hiện tại đã có 40 doanh nghiệp nước ngoài đang đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25. Họ đăng ký được thì chúng ta rõ ràng rất thiệt thòi. Tôi nghĩ rằng, vấn đề xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản cho Việt Nam cũng là vấn đề hết sức quan trọng và tôi đề nghị cũng nên xác định rõ ở trong kế hoạch này”.

Cơ cấu lại nền kinh tế bắt đầu từ xác định “nút thắt” của mỗi ngành

Thứ 7, 30/10/2021 | 11:18
Theo ĐBQH Trần Hữu Hậu, cơ cấu lại nền kinh tế mà không giải tỏa được những nút thắt thì cũng như ta xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được một số điểm nghẽn.

Cơ cấu lại nền kinh tế: Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá

Thứ 6, 29/10/2021 | 16:30
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.

Cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành: ĐBQH băn khoăn “con nuôi, con đẻ"

Thứ 4, 27/10/2021 | 10:41
Theo Đại biểu Quốc hội, cần có tiêu chí rõ ràng trong việc cấp cơ chế đặc thù cho các địa phương, để tránh cơ chế xin cho, so bì giữa các tỉnh, thành.
Cùng tác giả

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Điện Biên - điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:00
Ông Lê Vệ Quốc đánh giá đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng triển khai sâu rộng, thực chất.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.
Cùng chuyên mục

Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay được nghỉ 4 ngày liên tiếp

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:10
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh sẽ là kỳ nghỉ lễ dài cuối cùng trong năm 2024.

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.
     
Nổi bật trong ngày

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Anh hùng kể chuyện 5 lần bắn rơi máy bay Mỹ

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Lộc thì những ký ức về một thời khói lửa chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí. Những trận đánh, hay từng “con chim sắt” của Mỹ - Nguỵ bốc cháy cứ dần hiện về trong trí nhớ dù ông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”…

49 năm non sông một dải: Đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Sau 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành thêm nhiều thành tựu to lớn.

Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay được nghỉ 4 ngày liên tiếp

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:10
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh sẽ là kỳ nghỉ lễ dài cuối cùng trong năm 2024.