Thủy điện Sông Tranh 2: Dư luận sửng sốt, nhà khoa học kinh ngạc

Thủy điện Sông Tranh 2: Dư luận sửng sốt, nhà khoa học kinh ngạc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Về những vấn đề xảy ra tại Thủy điện Sông Tranh 2, nhiều chuyên gia cho rằng, trong báo cáo của EVN có nhiều chi tiết bịa đặt.

Trong khi rung chấn liên tục xảy ra, "quả bom nước" đang treo lơ lửng trên đầu người dân, EVN vẫn một mực khẳng định "Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn. Các trận động đất vừa qua không làm ảnh hưởng đến đập". Chủ đầu tư thậm chí còn tìm cách chối bỏ trách nhiệm khi "vượt mặt" giới khoa học cho rằng, thủy điện này "không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước"(!?). Hàng ngàn người dân Quảng Nam đã chấp nhận tháo dỡ nhà cửa, rời xa làng bản để nhường đất cho dự án Thủy điện Sông Tranh 2. Nhưng đổi lại sự hy sinh đó là những khó khăn chất chồng tại nơi ở mới; là sự nơm nớp sợ hãi về động đất, vỡ đập… là nỗi ngỡ ngàng về sự vô cảm của chủ đầu tư.

Bất động sản - Thủy điện Sông Tranh 2: Dư luận sửng sốt, nhà khoa học kinh ngạc

EVN đang bị nghi ngờ "đặt hàng" nghiên cứu sự cố ở Thủy điện Sông Tranh

Báo cáo môi trường qua loa, cóp nhặt?

Trong bản báo cáo dày 200 trang đánh giá tác động môi trường công trình Thủy điện Sông Tranh 2 (lập tháng 8/2005), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định như đinh đóng cột, thủy điện này "không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường". Thế nhưng, trên thực tế, sự việc lại diễn ra hoàn toàn ngược lại. Giới chuyên gia thủy lợi, động đất đều nhận định, sau khi tích nước có thể xuất hiện những động đất lên tới 4,8 độ Richter. Vậy động đất ở Bắc Trà My là động đất kích thích, động đất do kiến tạo hay là động đất "kép" do cả "kiến tạo" và "kích thích" cùng tương tác?.

Trả lời cho băn khoăn này, PGS. TS Nguyễn Hồng Phương, phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) cho rằng, EVN đã nói không chính xác. "Chúng tôi đã nghiên cứu và tham gia rất nhiều công trình thủy điện, trong đó có Thủy điện Hòa Bình. Tôi khẳng định, sau khi tích nước đã xuất hiện những trận động đất lên tới 4,8 độ Richter. Không đời nào chúng tôi lại tuyên bố một kết quả ngớ ngẩn như vậy. Theo tôi, có thể EVN dựa vào những nguồn khác, dẫn đến đưa thông tin không chính xác? Động đất xảy ra ở Thủy điện Sông Tranh 2 thời gian qua là do động đất kích thích", ông Phương nhấn mạnh.

Lý giải cho nghi ngờ bản báo cáo môi trường của EVN "copy", lượm lặt từ những tài liệu hội thảo, PGS. Nguyễn Hồng Phương cho rằng: "Việc làm báo cáo đánh giá tác động môi trường là điều bắt buộc phải làm của bất kỳ công trình thủy điện nào ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Để có bản báo cáo khách quan, chủ đầu tư phải thuê những chuyên gia đầu ngành để nghiên cứu đánh giá. Trên cơ sở đó, họ mới đưa ra những đánh giá chính xác, trung thực nhất. Không thể cóp nhặt những đánh giá khác để ghép vào báo cáo của mình. Thông tin về việc EVN cóp nhặt bản báo cáo độc lập của các chuyên gia lồng vào báo cáo của EVN về Thủy điện Sông Tranh 2 nếu là sự thật thì họ đã làm bậy".

Chuyên gia sinh vật Lê Trần Chấn cũng phân trần: "Trong báo cáo hướng dẫn đánh giá môi trường thủy điện mà chúng tôi thực hiện năm 2002 không nêu cụ thể về một công trình thủy điện nào cả. Tài liệu này chỉ mang tính tham khảo phục vụ hội thảo. Thế nhưng trong báo cáo của mình, EVN đã "bịa" thêm số liệu năm (2002) và câu "Điều kiện để hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng gây động đất kích thích. Rõ ràng, họ quá liều!".

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, GS.TS Vũ Trọng Hồng, chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho rằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ có đánh giá về môi trường, sinh thái, dân sinh... và "quên" khái niệm "động đất", trong khi ảnh hưởng của động đất cũng chính là môi trường nhưng thiệt hại còn gấp bội. "Sự cố Thủy điện sông Tranh 2 xảy ra, việc chủ đầu tư đưa ra những báo cáo có lợi cho họ là điều đương nhiên. Chưa nói đến việc họ đi thuê chuyên gia để giám định chất lượng công trình. Chuyên gia làm việc theo "đơn đặt hàng" nên phát ngôn cũng phải tùy theo đơn đặt hàng đó. Không một chủ đầu tư nào lại bỏ tiền ra để mang về kết quả bất lợi cho doanh nghiệp của mình. Nếu nói EVN chối bỏ trách nhiệm cũng chưa hẳn là đúng. Vì chưa có tiêu chuẩn để quy trách nhiệm nên họ phát ngôn như thế nào là quyền của EVN, không ai cấm", GS Hồng nhấn mạnh.

Cũng trao đổi với PV Người đưa tin, ông Phạm Hồng Giang, chủ tịch Hội đập lớn và phát triển nguồn nước bày tỏ: "Theo những trường hợp tôi được biết thì việc làm báo cáo tác động về môi trường thường bị coi nhẹ. Không ít đơn vị làm báo cáo chỉ làm qua loa để nộp, nhiều khi cóp nhặt từ các loại báo cáo khác. Tôi cho rằng các báo cáo thẩm tra về tác động môi trường trong thời gian vừa qua không nghiêm túc".

Bất động sản - Thủy điện Sông Tranh 2: Dư luận sửng sốt, nhà khoa học kinh ngạc (Hình 2).

GS.TS Vũ Trọng Hồng

"Phớt lờ" cả chuyên gia và địa phương

Về việc có ý kiến cho rằng EVN đưa ra kết luận báo cáo "vượt mặt" các nhà khoa học, GS.TS Vũ Trọng Hồng tiếp tục nhấn mạnh: Phải xây dựng hoàn chỉnh quy chuẩn chất lượng để khẳng định họ sai. Còn một khi nhà khoa học chưa đưa ra được quy chuẩn nhất định thì rất khó để bắt lỗi họ. Sẽ là quá sớm khi chúng ta vẫn đang đi nghiên cứu và xây dựng quy chuẩn đã vội soi xét đến hai chữ trách nhiệm. Để bác bỏ một điều sai trái thì phải có căn cứ đúng, chuẩn được nhà nước công nhận để soi vào trước đã. "Trong báo cáo này, tôi cho rằng cũng phải thông cảm cho việc EVN có những phát ngôn trái với dự kiến của khoa học. Theo tôi, các cơ quan nhà nước phải đưa ra được những điều kiện luật hóa để quy trách nhiệm cho đúng địa chỉ", ông Hồng nói.

Đồng quan điểm, trao đổi với PV Người đưa tin TSKH Trần Đình Long, phó chủ tịch Hiệp hội Điện lực cho rằng: "Báo cáo của EVN thể hiện sự thiếu trách nhiệm với độ an toàn của đập Thủy điện Sông Tranh 2 và sự sống của người dân. Nhà nước cần thành lập một hội đồng khoa học khách quan để nghiên cứu làm rõ và quy trách nhiệm cụ thể cho những cơ quan liên quan trực tiếp đến việc để xảy ra sự cố ở đập thủy điện". Khi được hỏi về trách nhiệm của các bên liên quan, TS Long nhấn mạnh: "Đương nhiên, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư của công trình".

Ông Dương Chí Công, giám đốc Sở TNMT Quảng Nam cho biết: "Chủ đầu tư đã đánh giá, nhận định sai khi cho rằng tích nước hồ chứa không gây động đất kích thích. Báo cáo môi trường của EVN nhận định: Tích nước hồ dưới 1 tỉ mét khối nước thì không xảy ra động đất kích thích. Vấn đề còn ở chỗ: Nếu nhận định trên đúng, thì việc khảo sát, thiết kế hồ chứa sai, và tích nước hồ chứa không chỉ là 730 triệu mét khối nước như thiết kế mà là hơn 1 tỉ mét khối nước. Đáng nói là cái sai chồng lên cái sai, sau khi xảy ra động đất liên tục, chủ đầu tư vẫn không quan tâm nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề trong ĐTM, cũng không chịu nhận sai để nghiên cứu lại toàn diện".

Địa phương băn khoăn vào giới khoa học

Ông Lê Trí Tập, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam quan ngại, trước đây vùng này từng xảy ra động đất kiến tạo, giờ hồ tích nước dẫn đến động đất kích thích. Nhưng khi nước trong hồ đang ở mực nước chết mà vẫn liên tục xảy ra động đất với tần suất và cường độ lớn thì các nhà khoa học phải nghiêm túc xem lại nhận định của mình. "Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả. Đứng trước sinh mệnh của hàng vạn người dân Quảng Nam, tôi tha thiết đề nghị các nhà khoa học hàng đầu của VN phải hết sức trung thực, phải hết sức khách quan và phải hết sức chính xác khi nhận định về những biến động địa chất ở Thủy điện Sông Tranh 2".

Anh Văn - Dương Thu


Cùng chuyên mục

Động thái Tp.HCM “gỡ nút thắt” tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất

Thứ 4, 08/05/2024 | 18:59
Tp.HCM đã đưa ra giải pháp, thống nhất về việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

VCCI: Doanh nghiệp đề nghị giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống 5-10%

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:29
VCCI cho biết, theo phản ánh của doanh nghiệp, tỷ lệ dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội là khá lớn, đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ xuống còn 5-10%.

Phân khúc bất động sản sẽ thu hút dòng kiều hối

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:09
Thị trường bất động sản Việt Nam đã bắt đầu ghi nhận lượng lớn khách hàng mới là Việt kiều, bắt đầu quan tâm, tìm hiểu, đầu tư vào thị trường, với lượng giao dịch không ngừng gia tăng.

HoREA kiến nghị về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:54
HoREA kiến nghị, các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội… cũng nên được áp dụng chính sách tương đồng, đảm bảo quyền lợi cho người dân...

Hà Nội: "Loay hoay" xử lý vi phạm tại khu sinh thái tại Đông Anh

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:01
Vi phạm rất cụ thể tại khu sinh thái Vườn xuân (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) nhưng đến nay vẫn không có bất cứ biện pháp ngăn chặn, tạm dừng nào.
     
Nổi bật trong ngày

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa nông sản Việt vào thị trường Ấn Độ

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Việt Nam có nhiều nông sản tươi và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Giá vàng 7/5: Vàng SJC tăng mạnh, chạm ngưỡng 86,8 triệu đồng

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:52
Giá vàng SJC tăng mạnh phiên sáng 7/5, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm từ 300.000-500.000 đồng/lượng, đưa giá bán ra lên ngưỡng 86,8 triệu đồng/lượng.

Hà Nội: "Loay hoay" xử lý vi phạm tại khu sinh thái tại Đông Anh

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:01
Vi phạm rất cụ thể tại khu sinh thái Vườn xuân (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) nhưng đến nay vẫn không có bất cứ biện pháp ngăn chặn, tạm dừng nào.