Tiết lộ bí mật về nhân vật được chỉ định là “người sống sót” của Tổng thống Mỹ

Tiết lộ bí mật về nhân vật được chỉ định là “người sống sót” của Tổng thống Mỹ

Vũ Thu Hương
Chủ nhật, 04/02/2018 | 15:30
0
Trong khi tất cả các Bộ trưởng trong nội các của Chính phủ Mỹ tề tựu tại toà nhà Quốc hội nước này, để nghe Tổng thống Trump đọc Thông điệp Liên bang thì Bộ trưởng Nông nghiệp lặng lẽ vắng mặt. Sự vắng mặt bất ngờ này không nằm trong bất cứ lý do cá nhân nào, ngoài việc ông được chỉ định là “người sống sót” trong trường hợp xảy ra bất trắc. Vậy “người sống sót” được hiểu như thế nào và có vai trò ra sao?

Giải mã nhiệm vụ “người sống sót”

Đọc thông điệp liên bang là một sự kiện thường niên quan trọng của Tổng thống Mỹ. Đây là dịp để Tổng thống điểm lại những thành tựu năm qua và trình bày phương hướng, chính sách đối nội, đối ngoại trong năm tới.

Bởi lẽ đó nên trong buổi Tổng thống trình bày thông điệp liên bang, tất cả Bộ trưởng trong nội các đều đến lắng nghe. Tuy nhiên, có một người muốn hay không cũng buộc phải vắng mặt. Đó chính là người được chỉ định làm "người sống sót".

Năm nay người được chỉ định vắng mặt chính là Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue. Vào đêm 30/1, khi Tổng thống Donald Trump đọc Thông điệp liên bang, ông Sonny Perdue một mình được di chuyển đến địa điểm ở xa trụ sở Quốc hội và được bảo vệ nghiêm ngặt.

Tiêu điểm - Tiết lộ bí mật về nhân vật được chỉ định là “người sống sót” của Tổng thống Mỹ

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue năm nay được chỉ định làm "người sống
sót" khi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang.

Đi cùng với ông là một sĩ quan mang theo vali hạt nhân đến địa điểm bí mật. Tất nhiên, danh tính của “người sống sót” cũng được giữ kín tới gần như phút chót.

Trước Bộ trưởng Sonny Perdue, nhiều quan chức Mỹ đã từng đảm đương nhiệm vụ này. Cựu Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1984 Samuel R. Pierce Jr. là “người sống sót” đầu tiên.

Sau đó, đến Bộ trưởng Nông nghiệp John Block, cựu Bộ trưởng Cựu chiến binh Ed Derwinski, cựu Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Donna Shalala...

Buổi đọc Thông điệp Liên bang quy tụ hầu hết các thành viên nội các, những quan chức cao cấp nhất trong Chính phủ. Do vậy, đây được xem là mục tiêu hàng đầu của những kẻ khủng bố. Sự thực, nếu khủng bố tấn công thành công có thể “xoá sổ” toàn bộ đội ngũ lãnh đạo chính quyền.

Vì lẽ đó, nên từ những năm 1960, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh vốn tràn ngập nỗi lo về một cuộc chiến tranh hạt nhân, Chính phủ Mỹ đề xuất luôn có một quan chức trong nội các Mỹ được chỉ định là “người sống sót”. Nhân vật này sẽ đảm đương nhiệm vụ của Tổng thống và dẫn dắt đất nước nếu một vụ tấn công quy mô lớn khiến toàn bộ lãnh đạo thiệt mạng thực sự xảy ra.

Bởi sứ mạng to lớn như vậy, nên quy trình tuyển chọn “người sống sót” cũng khá gắt gao. Người được lựa chọn vị trí này phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung theo đúng hiến pháp Mỹ quy định như trên 35 tuổi và phải sinh ra tại Mỹ.

Với năm nay, việc lựa chọn ông Perdue được xem là cách chính quyền tỏ ra muốn dung hoà giữa hai đảng phái. Ông Perdue là một trong những Bộ trưởng giành được tín nhiệm cao ở Thượng viện (tỷ lệ 87 thuận, 11 chống), khi hàng chục thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã bỏ phiếu cho ông Perdue.

16 "người sống sót được chỉ định" gần đây nhất đều là đàn ông và chỉ có hai người phụ nữ từng nắm giữ trọng trách này trong suốt 24 năm qua. Lưỡng đảng, Dân chủ và Cộng hòa, đều có tiếng nói trong việc lựa chọn "người sống sót" để dẫn dắt một chính quyền giả định nếu xảy ra thảm kịch.

Quyền lực trôi qua tay

Công việc của “người sống sót” mang đến nhiều những cảm xúc cho người được lựa chọn. Họ được mật vụ bảo vệ và đưa đến những nơi ít ngờ. Là "người sống sót được chỉ định" tại Thông điệp Liên bang vào năm 1996, cựu Bộ trưởng y tế Donna Shalala dưới thời Bill Clinton cho biết, bà theo dõi bài diễn văn của Tổng thống trước Thượng viện và Hạ viện từ chính Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng.

Trong khi đó, “người sống sót” Dan Glickman, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp, rời khỏi Thủ đô Washington D.C. và đến thăm con gái ở New York khi Tổng thống Bill Clinton đọc Thông điệp Liên bang năm 1997. Ông Glickman kể rằng sau bài diễn văn, ông đã đi bộ qua 10 dãy nhà trong mưa và tuyết lạnh để quay trở về căn hộ của con gái.

"Tôi vẫn không thể tưởng tượng được mới chỉ ba tiếng trước đó thôi tôi là người đàn ông quyền lực nhất thế giới còn sau khi Thông điệp Liên bang kết thúc, thậm chí tôi còn chẳng thể gọi nổi một chiếc taxi. Kỷ niệm đó nhắc nhở tôi một điều rằng, quyền lực có thể dễ dàng trôi qua tay ta như thế nào", cựu Bộ trưởng Nông nghiệp nhớ lại.

Còn với ông Bill Richardson, Bộ trưởng Năng lượng trong chính quyền Tổng thống Bill Clinton, từng là “người sống sót” kể lại, ông cùng gia đình đã chuyển đến vùng Oxford, bang Maryland trong vài ngày, sinh hoạt trong một phạm vi được Cơ quan Mật vụ bảo vệ trong thời gian diễn ra thông điệp liên bang.

Sau khi Tổng thống Clinton đã trở về Nhà Trắng an toàn, đội mật vụ mới đến gặp ông để thông báo kết thúc nhiệm vụ; sau đó họ trở về Washington. “Thú thật tôi cũng rất cảnh giác trong khoảng thời gian Tổng thống phát biểu”, ông Richardson nhớ lại.

Xem thêm>> Mỹ: Nữ sinh 12 tuổi nổ súng giữa trường vì nhầm tưởng đồ chơi?

Tin nóng thế giới ngày mới 3/2: Mỹ công bố chính sách vũ khí hạt nhân mới

Thứ 7, 03/02/2018 | 08:24
Xuất hiện căng thẳng mới trong quan hệ Đức-Thổ Nhĩ Kỳ; Hành khách Mỹ bị trói sau khi cắn tiếp viên hàng không... là những tin đáng chú ý ngày 3/2.

Mỹ: Nữ sinh 12 tuổi nổ súng giữa trường vì nhầm tưởng đồ chơi?

Thứ 7, 03/02/2018 | 07:24
Cảnh sát Los Angeles cho rằng nữ sinh 12 tuổi không cố ý khi gây ra vụ nổ súng ở trường trung học bang California. Một học sinh có mặt tại hiện trường khi sự việc diễn ra cho rằng có thể nữ sinh nghĩ rằng khẩu súng chỉ là đồ chơi và không thể bắn được ai.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Người dân Nga đổ xô đi chứng kiến “chiến lợi phẩm” khí tài từ Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:49
Khí tài quân sự được sản xuất tại các nước phương Tây mà Nga tịch thu đã được trưng bày ở Moscow trong ngày thứ Tư tại một triển lãm.