Trung Quốc: “Sự tin tưởng giữa các nước lớn đang thiếu”

Trung Quốc: “Sự tin tưởng giữa các nước lớn đang thiếu”

Chủ nhật, 19/02/2023 | 08:26
0
Tại Hội nghị An ninh Munich đang diễn ra ở miền Nam nước Đức, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã nói về địa chính trị, xung đột Nga-Ukraine và vụ khinh khí cầu.

Lần đầu tiên kể từ khi Covid-19 bùng phát, Trung Quốc có đại diện cấp cao tại Munich năm nay. Tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) đang diễn ra ở miền Nam nước Đức, hôm 18/2 nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) nói với khán giả rằng nước ông đã cố gắng và sẽ tiếp tục cố gắng làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine.

Trung Quốc sẽ trình bày đề xuất của riêng mình về một giải pháp chính trị cho xung đột Nga-Ukraine, ông cho biết, tuyên bố đất nước ông ủng hộ “hòa bình thông qua đối thoại”, giống như phương châm chính thức của MSC 2023.

Ông nói: “Đã có nhiều vòng đàm phán hòa bình. Và chúng tôi đã thấy một văn bản khung về giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, điều đó đã bị dừng lại. Chúng tôi không biết tại sao. Quá trình này đã bị gián đoạn. Một số lực lượng có thể không muốn thấy các cuộc đàm phán hòa bình thành hiện thực. Họ không quan tâm đến sự sống chết của người Ukraine, cũng như những tác hại đối với châu Âu, họ có thể có những mục tiêu chiến lược lớn hơn chính Ukraine”.

Ông Vương không cho biết ông có thể ám chỉ ai khi nói “một số lực lượng”, nhưng nhiều bình luận khác trong bài phát biểu của ông dường như nhắm vào Mỹ mà không nêu tên. Ông trước đó đã nói rằng mặc dù “có tồn tại những bất đồng giữa các quốc gia”, nhưng việc xử lý chúng “bằng các chiến dịch gây áp lực, bôi nhọ hoặc các biện pháp trừng phạt đơn phương thường phản tác dụng”.

Thế giới - Trung Quốc: “Sự tin tưởng giữa các nước lớn đang thiếu”

Bên lề Hội nghị An ninh Munich, hôm 17/2/2023, Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và ông Vương Nghị đã thảo luận về “vấn đề Ukraine”. “Ông Vương nói rằng Trung Quốc và Đức, cả hai đều là nước lớn độc lập, cùng gánh vác trách nhiệm chung trong việc duy trì hòa bình thế giới và giải quyết các thách thức toàn cầu”, Tân Hoa xã đưa tin. Ông Vương cũng nói với ông Scholz rằng “Trung Quốc luôn đứng về phía hòa bình và cam kết thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình và kêu gọi ngừng bắn sớm” và rằng “ông hy vọng Đức sẽ đóng một vai trò mang tính xây dựng trong việc giảm leo thang tình hình”. Ảnh: SCMP

Trong phần phát biểu giới thiệu của mình, ông Wang đã nói rằng Covid đã cho thấy thế giới là “một ngôi làng toàn cầu” và chỉ có thể “giành chiến thắng khi chúng ta tin tưởng lẫn nhau”.

“Ba năm trôi qua, đại dịch đã được ngăn chặn, nhưng thế giới vẫn chưa an toàn hơn”, ông Vương cho biết. “Sự tin tưởng giữa các nước lớn đang thiếu. Rạn nứt địa chính trị ngày càng lớn. Tâm lý Chiến tranh Lạnh đã quay trở lại. Các loại mối đe dọa an ninh mới, từ năng lượng, lương thực, khí hậu, an toàn sinh học và trí tuệ nhân tạo, tiếp tục xuất hiện”.

Khi được hỏi về việc Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu Trung Quốc sau khi nó bay qua Bắc Mỹ trong tháng này, ông Wang nói: “Đây 100% là lạm dụng việc sử dụng vũ lực. Nó vi phạm các quy tắc quốc tế”.

Trước đó, hôm 17/2, ông Vương đã cáo buộc Washington sử dụng vụ khinh khí cầu để đáp ứng “nhu cầu chính trị trong nước”, theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã (Xinhua).

“Sự cố bất ngờ này lẽ ra phải được xử lý một cách bình tĩnh, hợp lý và chuyên nghiệp”, Tân Hoa Xã cho biết.

“Nhưng Mỹ phớt lờ những sự thật cơ bản, lạm dụng vũ lực, phản ứng thái quá và thổi phồng sự thật. Cách tiếp cận gần như cuồng loạn này cho thấy định kiến và sự thiếu hiểu biết của Mỹ đối với Trung Quốc đã đạt đến mức vô lý”.

Mỹ tin rằng khinh khí cầu là một phần của hạm đội được sử dụng cho hoạt động gián điệp và đường bay của nó là có chủ ý. Trung Quốc cho rằng đó là một quả bóng bay thời tiết đi chệch hướng do trục trặc.

Mỹ hiện đang phục hồi và phân tích các mảnh vỡ “để khai thác phản gián”, Bộ Tư lệnh phương Bắc của Mỹ thông tin hôm 17/2.

Minh Đức (Theo DW, Euractiv, SCMP)

Ukraine “chiếm sóng” tại Hội nghị An ninh Munich, Nga vắng mặt

Thứ 6, 17/02/2023 | 10:59
Các nhà lãnh đạo thế giới đã trở lại Munich, với câu hỏi lớn về việc liệu phương Tây có còn đủ sức để tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến tiêu hao kéo dài.

Những câu hỏi quan trọng về các vật thể bay bí ẩn bị Mỹ bắn hạ

Thứ 2, 13/02/2023 | 12:04
Liên tiếp trong chục ngày qua 4 vật thể bay, bao gồm một chiếc khinh khí cầu nghi do thám, đã bị bắn rụng khỏi bầu trời Bắc Mỹ.

Bắc Kinh phản ứng trước nghi vấn khí cầu Trung Quốc bay trên đất Mỹ

Thứ 6, 03/02/2023 | 16:02
“Suy đoán và cường điệu không có lợi cho đến khi sự thật rõ ràng”, đại diện phía Trung Quốc cho biết.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.