Vì sao Trung Đông luôn tiềm ẩn bất ổn?

Vì sao Trung Đông luôn tiềm ẩn bất ổn?

Thứ 7, 21/10/2017 | 11:41
0
Những năm gần đây, thông tin về căng thẳng tại khu vực Trung Đông thu hút sự quan tâm. Trung Đông cụ thể là những quốc gia nào? Tại sao nó lại luôn tiềm ẩn xung đột?

Bài viết này sẽ cung cấp một phần tư liệu, kiến thức về Trung Đông và một vài nhận định về những nguyên nhân gây bất ổn ở điểm nóng của thế giới này.

Nguồn gốc của tên gọi Trung Đông

Cũng như những nền văn minh cổ đại khác, các nền văn minh châu Âu cổ đại, phát triển xung quanh khu vực Địa Trung Hải như nền văn minh Hy Lạp – La Mã, luôn tự coi mình là trung tâm của thế giới.

Họ gọi những vùng phía đông Địa Trung Hải là Phương Đông. Vùng gần với khu vực trung tâm, nơi họ sinh sống, được gọi là vùng Cận Đông (bao gồm bán đảo Balkan, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia thuộc khu vực Đông Âu ngày nay).

 Vùng cách xa khu vực trung tâm gần về phía Thái Bình Dương được gọi là vùng Viễn Đông (bao gồm các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan…). Nằm giữa vùng Cận Đông và Viễn Đông chính là Trung Đông (bao gồm các quốc gia thuộc khu vực Lưỡng Hà, Đông Bắc Phi và Nam Á ngày nay).Tuy nhiên, cho tới ngày nay, ranh giới của khu vực Trung Đông vẫn còn nhiều tranh cãi.

Quan điểm nhận được nhiều sự đồng ý nhất là khu vực Trung Đông bao gồm các quốc gia: Ai Cập, Ả Rập Saudi, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Lebanon, Palestine Oman, Qatar, Sudan, Syria và Yemen. Xét về vị trí địa lý thì khu vực Trung Đông bao gồm các quốc gia thuộc khu vực Tây Nam Á và Đông Bắc Phi.

Đây là khu vực có vị trí địa lý mang tính chiến lược, là cầu nối giữa châu Á và châu Phi. Đây cũng là cửa ngõ để tiến vào khu vực Nam Á và vùng Viễn Đông xa xôi. Một phần lớn diện tích của vùng Trung Đông được bồi đắp bởi các con sông lớn như sông Nile, Euphrates và Tigri… do vậy, đất đai ở đây rất phì nhiêu, màu mỡ tạo điều kiện cho con người đến đây sinh sống và phát triển từ rất sớm.

Thế giới - Vì sao Trung Đông luôn tiềm ẩn bất ổn?

Khu vực Trung Đông

 Từ nhiều nghìn năm trước Công nguyên, khu vực này đã xuất hiện những nền văn minh cổ đại lớn của thế giới như nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập.

 Nơi đây cũng là nơi khởi phát của những tôn giáo lớn như: Do Thái, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và một số tôn giáo khác như Baha’i giáo, Yarsanism, Shabakism…

Bước sang thế kỉ XIX, dầu mỏ trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong cuộc cách mạng công nghiệp của cả thế giới với phương tiện sản xuất sử dụng động cơ đốt trong càng làm cho khu vực Trung Đông, rốn dầu của thế giới, trở thành một khu vực hấp dẫn sự thèm muốn của các đế quốc.

­­

Vị trí địa chính trị quan trọng

Trung Đông bao gồm một số quốc gia ở cả hai châu lục Á – Phi, do vậy nó trở thành cầu nối giữa hai lục địa.

Từ khu vực này có thể thông thương với châu Âu qua Địa Trung Hải, tiến đến Nam Á qua vùng biển Ả Rập và là điểm dừng chân trên con đường đi đến vùng Viễn Đông.

 Chính vì thế, các đế chế hùng mạnh đều mong muốn khống chế, sở hữu vùng địa lý quan trọng này, biến nó thành bàn đạp để tiếp túc xâm lấn các vùng đất khác. Ngay từ thời cổ đại, Đế chế Ba Tư, tiếp đó là Đế chế Macedonia của Alexandros đã xua quân xâm chiếm khu vực quan trọng này.

Khi đế quốc La Mã trở lên hùng mạnh ở châu Âu, một trong những việc quan trọng đầu tiên của họ là xâm lược Ai Cập. Rồi khi Đế chế Mông Cổ tung vó ngựa xâm chiếm cả thế giới cũng không quên khống chế nơi hiểm địa trọng yếu này. Khi Đế quốc Ottoman của người Thổ quật khởi trở thành một thế lực lớn của thế giới cũng tìm mọi cách nhòm ngó, xâm chiếm và đô hộ nơi đây…

Ngày nay, các cường quốc thế giới cũng luôn tìm cách áp đặt ảnh hưởng của mình ở khu vực địa – chính trị quan trọng này.

Quê hương của các tôn giáo lớn

Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới, trong đó Thiên Chúa giáo và Hồi giáo là hai trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới với hàng tỉ tín đồ sinh sống ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, Trung Đông có những vùng đất linh thiêng, nơi phát tích của các tôn giáo, được coi là Thánh địa của các tôn giáo.

 Một số vùng xưa kia là thủ phủ của tôn giáo này, nhưng giờ đây lại là địa bàn của tôn giáo khác. Do đó, luôn có những cuộc xung đột tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở những khu thánh địa này.  Những khác biệt này đôi khi trở thành một trong những lý do xung đột gây thiệt hại cho tất cả các bên tham gia…

Sở hữu một nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới

Mặc dù được phát hiện và sử dụng từ hàng ngàn năm trước, nhưng mãi đến giữa thế kỉ XIX, khi mà ngành công nghiệp phát triển bùng nổ với sự phổ biến của động cơ đốt trong, trong cả sản xuất và đời sống thường nhật, dầu mỏ mới trở thành nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng của thế giới.

 Nguồn nguyên liệu này lại vô cùng phong phú ở khu vực Trung Đông. Theo thống kê của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thì Trung Đông sở hữu ½ trữ lượng dầu mỏ của thế giới.

Người ta dự tính, trữ lượng dầu mỏ này còn đủ cho cả thế giới dùng trong khoảng 50 năm nữa. Trong khoảng thời gian này, dầu mỏ vẫn được xác định là nguồn năng lượng chính không thể thay thế.

Chính vì vậy, “rốn dầu của thế giới” Trung Đông trong tương lai vẫn sẽ là một trong những trọng địa của thế giới.

Với tất cả những đặc trưng trên, Trung Đông giống như một “miếng mồi béo bở”, hấp dẫn mà bất cứ một quốc gia nào cũng đều ham muốn sở hữu hoặc áp đặt sự ảnh hưởng của mình ở khu vực. Vì những lý do đó, Trung Đông luôn tiềm ẩn những nguy cơ căng thẳng và leo thang. Tuy nhiên,thực tế cho thấy, bài toán nào cũng có lời giải, vấn đề ai, hoặc những ai sẽ góp phần giải bài toán đó…

Xem thêm: Bàn cờ Trung Đông: Những bước đi của ông Putin khiến Mỹ ra rìa

 Trịnh Cao Khải

Bán S-400 cho Saudi Arabia: Ván bài Trung Đông và chiến lược của TT Putin

Thứ 2, 16/10/2017 | 18:05
Nga đang cho thấy một cách làm rất giống với Trung Quốc khi đi theo con đường duy trì cán cân quyền lực ở Trung Đông.

Bàn cờ Trung Đông: Những bước đi của ông Putin khiến Mỹ ra rìa

Thứ 2, 09/10/2017 | 15:09
Syria và Libya là hai ví dụ điển hình cho sự thắng thế của nhà lãnh đạo Nga đối với phương Tây.
Cùng tác giả

Phạt 5 triệu: Xin đừng quá tam ba bận!

Thứ 3, 24/10/2017 | 11:50
Tất cả những khía cạnh liên quan đến việc này được đưa lên bàn cân mổ xẻ. Có ý kiến cho rằng, vị bác sĩ kia có thể khởi kiện quyết định xử phạt mình. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ có rất nhiều “tòa án bàn phím” được lập.

Thầy đã về với thế giới người hiền!

Thứ 3, 10/10/2017 | 08:26
Trong một sớm mùa Thu dịu nhẹ và thanh cao, tin buồn về sự ra đi của một người thầy của bao thế hệ học trò, thầy Văn Như Cương, đã làm cho cuộc đời vốn dĩ đầy lo toan, nhọc nhằn, trắc trở bỗng hóa sắc sắc, không không hơn bao giờ hết.

Tấm bằng Tiến sĩ của Bí thư!

Thứ 5, 21/09/2017 | 11:09
Câu chuyện về ông Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND T.P Đà Nẵng dùng “bằng ngoại” từ bậc thạc sĩ, đến tiến sĩ của một trường đại học có tên kêu như chuông ở bên kia đại dương, khiến nhiều người suy ngẫm.
Cùng chuyên mục

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.

Thụy Sĩ xác nhận mời các nước G7, G20, EU, BRICS tới hội nghị Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:07
Nga không được mời tới hội nghị hòa bình Ukraine dù “Thụy Sĩ luôn tỏ ra cởi mở trong việc đưa ra lời mời”, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.

Pháp tiếp tục đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua FDI ở châu Âu

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:15
Năm thứ 5 liên tiếp, Pháp đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua thu hút FDI ở “cựu lục địa” nhưng vị trí lãnh đạo châu Âu của Paris có thể bị thách thức.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.