World Cup là

World Cup là "bàn thắng" ngoại giao trên "chấm phạt đền" của ông Putin

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 21/06/2018 | 11:39
1
Chính trị và thể thao là sự kết hợp vô vọng. Người phương Tây có thể "vô tình" ghét Tổng thống Putin nhưng không thể không yêu World Cup ở nước Nga.
World Cup là 'bàn thắng' ngoại giao trên 'chấm phạt đền' của ông Putin

Tổng thống Putin "ghi bàn" ngoại giao nhờ World Cup 2018.

Điện Kremlin có thể bị phong tỏa trong cuộc đối đầu với phương Tây, nhưng phần còn lại của thế giới lại dang rộng vòng tay chào đón với Tổng thống Vladimir Putin, đó là nhận định của tờ CNN về những thành công mà Nga đạt được về mặt ngoại giao trong thời gian diễn ra World Cup 2018.

Nga đang tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới và bất chấp những đòn chống phá gây tổn hại đến uy tín, hình ảnh World Cup chỉ một vài tháng trước, Moscow đang ghi được những “bàn thắng” ngoại giao đầy quan trọng.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã tới Thủ đô nước Nga để chia vui với nước chủ nhà, nâng tầm vị thế của Tổng thống Putin và đưa Moscow trở về vị trí trung tâm của địa chính trị toàn cầu.

Trận bóng mở màn giữa Saudi Arabia và Nga là một minh chứng quan trọng cho những nhận định trên.

Tổng thống Putin đã có cuộc tiếp đón Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia trong trận bóng vào ngày 14/6. Đội tuyển Saudi đã thua 0-5 trước Nga, nhưng lãnh đạo Kremlin và Thái tử Ả Rập đã tận dụng chuyến thăm để nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước về vấn đề năng lượng toàn cầu.

Trong tuần này, “đòn tấn công quyến rũ” bằng World Cup của Tổng thống Putin lại được tiếp tục. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã tới Moscow để gặp mặt nhà lãnh đạo Nga và dự khán một trận đấu bóng đá World Cup giữa Bồ Đào Nha và Morocco hôm 20/6.

Sắp tới đây, ông Putin sẽ tiếp đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong một chuyến thăm kéo dài ba ngày tới Nga. Nhà lãnh đạo châu Á đang gây dựng được hình ảnh nổi bật và có tiếng nói trong thời gian gần đây khi là người có công lớn xúc tiến cuộc đàm phán lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông Moon sẽ có bài phát biểu tại Duma Quốc gia Nga, sau đó tới thành phố Rostov ở miền Nam để theo dõi trận đấu World Cup giữa Hàn Quốc - Mexico.

Kinh nghiệm từ Sochi

Chiến lược “ngoại giao thể thao” của Nga vận dụng những ngày qua không phải là một điều gì đó quá mới mẻ. Trên thực tế, thành công về mặt ngoại giao từ World Cup 2018 được so sánh với Thế vận hội mùa đông Sochi 2014, một sự kiện đã thể hiện sự tự tin trở lại của Nga trên sân khấu thế giới.

World Cup là 'bàn thắng' ngoại giao trên 'chấm phạt đền' của ông Putin (Hình 2).

Các nước phương Tây sẽ nhận ra rằng, "chính trị và thể thao là sự kết hợp đầy thất vọng".

Nhưng có một sự khác biệt quan trọng với năm nay. Trong Thế vận hội Sochi, Nga vẫn là thành viên được ủng hộ bởi cộng đồng quốc tế. Nhưng sau đó, cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra đã khiến Nga trở thành đối tượng bị thi hành lệnh trừng phạt của phương Tây.

Mối quan hệ giữa phương Tây và Nga trở nên mâu thuẫn kể từ đó. Thảm kịch MH17 ở miền đông Ukraine, cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và cáo buộc đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal ở thành phố Salisbury của Anh đều là những yếu tố góp phần tạo nên bầu không khí “độc hại” giữa Moscow và phương Tây, bên cạnh những xung đột ở Syria và miền đông Ukraine.

Với những lý do trên, không phải điều quá khó hiểu khi các nhà lãnh đạo từ Mỹ và Tây Âu đã hoàn toàn vắng mặt tại ngày hội World Cup của Tổng thống Putin.

Nhưng điều đó đã không thể cản bước chân của các du khách nước ngoài đến với nước Nga. Trên thực tế, số lượng vé World Cup được mua nhiều nhất là các du khách nước ngoài đến từ Mỹ, theo báo cáo của FIFA.

Và sự hiện diện của hàng ngàn người hâm mộ nước ngoài ăn mừng, cổ vũ và uống rượu trên đường phố Moscow và các thành phố khác của Nga đã gửi một thông điệp hình ảnh đầy mạnh mẽ: Nga chào đón thế giới với vòng tay rộng mở và không bị cô lập.

“Người hâm mộ và chính trị là sự kết hợp vô vọng”, cây bút Nick Cohen viết trên tờ Guardian. Nhân vật này so sánh rằng, cũng tương tự như Thế vận hội năm 1936 của Hitler, nơi những người hâm mộ thể thao gác chính trị sang một bên để thưởng thức ngày hội toàn cầu của các vận động viên, World Cup 2018 của Tổng thống Putin cũng được chào đón với tình cảm nồng nhiệt nhất.

Những người hâm mộ thể thao đến thăm “xứ sở Bạch dương” bất chấp những lời lẽ bôi nhọ hình ảnh nước Nga nhan nhản khắp trên các phương tiện truyền thông phương Tây.

Trong một bài viết được đăng tải cách đây vài ngày, tờ Bloomberg cũng phải thừa nhận: “Người ta có thể ghét Tổng thống Putin nhưng không thể không yêu World Cup ở nước Nga”

Liên minh Nga-Thổ-Serbia "phả hơi nóng": Châu Âu khó ngồi yên trên lửa?

Thứ 4, 20/06/2018 | 14:23
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm sống lại thời hoàng kim của Đế chế Ottoman trên vùng Balkan, Tổng thống Putin lại muốn cắt giảm lợi ích của châu Âu ở bất cứ nơi nào ông có thể.

S-400 + Iran: "Công thức bom" đánh đắm "con thuyền" Nga-Saudi Arabia?

Thứ 3, 19/06/2018 | 13:00
Moscow-Riyadh tìm thấy nhau đang ngồi chung một chiếc thuyền ở Trung Đông. Nhưng giữa cả hai còn đầy những bất đồng về Iran về hệ thống phòng không S-400.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.