Xả bùn thải xuống sông Hồng: 'Đầu độc’ sông mẹ, hậu quả khôn lường!

Xả bùn thải xuống sông Hồng: 'Đầu độc’ sông mẹ, hậu quả khôn lường!

Thứ 2, 24/10/2016 | 14:34
0
“Sông Hồng là con sông mẹ, là nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của hàng vạn người. Nếu nguồn nước này bị nhiễm độc, hậu quả sẽ khôn lường”, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh.

Những bài đã đăng trong loạt bài:

Bài 1: Chấn động: Xuất hiện ‘đoàn xe ma’ chở bùn độc 'bức tử' sông Hồng

Bài 2: Vượt vòng vây 'chim lợn', đột nhập bãi đổ bùn độc hại mép sông Hồng

Bài 3:Xả bùn khoan độc ở sông Hồng: Chính quyền ơi mắt ông đâu rồi?

Bài 4: Lộ diện 'kẻ' bức tử dòng sông Hồng bằng bùn thải cực độc

Bài 5: 'Đoàn xe ma' chở bùn độc 'bức tử' sông Hồng như thế nào? [VIDEO]

Bài 6: Xả bùn thải xuống sông Hồng: 'Đầu độc’ sông mẹ, hậu quả khôn lường!

Bài 7: ‘Xe ma’ đổ trộm bùn thải: Cơ quan chức năng ‘giật mình’ nhập cuộc

Sự việc hàng chục lượt xe tải chở bùn thải đen quánh, xả trực tiếp xuống sông Hồng, đoạn chảy qua xã Đại Mạch (huyện Đông Anh, Hà Nội) đang khiến dư luận vô cùng bức xúc. PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Đình Hòe (ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội) để làm rõ những tác hại của việc xả thải trái phép này.

Theo điều tra của PV báo Người Đưa Tin, hàng ngày có rất nhiều xe tải chở loại bùn đen, đặc quánh xả trực tiếp xuống địa phận sông Hồng chảy qua xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội. Là một chuyên gia môi trường, ông đánh giá gì về mức độ nguy hại của loại bùn này?

Trước hết, phải phân tích thành phần của loại bùn này gồm những gì, đến từ đâu mới có thể đánh giá những tác động môi trường của việc xả thải này. Mỗi loại bùn sẽ có những thành phần khác nhau, bùn ao, bùn cống, bùn công trình xây dựng, bùn nạo vét cầu cảng… Tùy từng loại mà kết luận. Tuy nhiên, đã bùn thải là có vấn đề rồi.

Nếu như nó là bùn thải từ các công trình xây dựng thì sao, thưa ông?

Bùn thải từ các công trình xây dựng cũng có nhiều loại. Phải xem thành phần chất thải ra trong quá trình xử lý tại các công trình này ra sao. Nhưng về mặt chuyên môn, rất có thể độc hại với môi trường.

Ông nhìn nhận gì về hành vi xả thải trực tiếp xuống sông Hồng?

Việc đổ thêm một loại trầm tích mà không do tự nhiên sinh ra đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới sinh thái. Với những loại bùn tự nhiên, tích đọng ở đấy lại là chuyện khác. Đằng này, họ lấy bùn từ một nơi, đổ sang nơi khác, sẽ làm thay đổi thành phần môi trường tự nhiên.

Việc này phải có sự can thiệp của các chuyên gia, phân tích thành phần bùn, sinh thái xem khả năng tác động đến môi trường ra sao.

Như tôi đã nói, bùn thải gồm nhiều loại, có loại có thể đổ trực tiếp xuống sông, tuy nhiên có những loại lại phải tập kết trên bờ để xử lý. Không phải là bùn thì thích đổ đâu thì đổ. Phải xem loại bùn đến từ đâu. Ví dụ, loại bùn vét cảng thì không thể đổ xuống biển được.

Xã hội - Xả bùn thải xuống sông Hồng: 'Đầu độc’ sông mẹ, hậu quả khôn lường!

 Bùn thải được xả trực tiếp xuống sông Hồng...

Trong quá trình nghiên cứu và thực tế, bản thân ông đã gặp những phản ánh tương tự về việc đổ bùn thải xuống sông, biển bao giờ chưa?

Đổ bùn thải xuống sông Hồng thì chưa, nhưng những nơi khác tôi cũng đã từng gặp. Ví như trường hợp nạo vét cảng ở Cam Ranh, cảng Đình Vũ…

Nguyên tắc trong tự nhiên, bùn sinh ra ở đâu thì để ở đó sẽ không sao, còn đổ sang chỗ khác ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sinh thái. Mức độ ảnh hưởng chỉ có thể khẳng định sau khi có những kết quả phân tích cụ thể của các loại máy móc hiện đại và chuyên gia.

Việc đổ bùn thải xuống sông, biển có phải xin cấp phép không, thưa ông?

Việc xin phép là chuyện đương nhiên. Nếu muốn đổ bùn xuống địa điểm nào, phải nghiên cứu tác động sinh thái, môi trường cùng nhiều yếu tố khác. Sau đó, phải được cơ quan hữu quan cho phép.

Xã hội - Xả bùn thải xuống sông Hồng: 'Đầu độc’ sông mẹ, hậu quả khôn lường! (Hình 2).

 PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: "Nếu sông Hồng bị nhiễm độc, hậu quả sẽ rất nặng nề"

Loại bùn thải, nhất là bùn thải công nghiệp chưa được xử lý mà đổ trực tiếp xuống sông Hồng, ông nghĩ sao về những khả năng có thể dẫn đến?

Sông Hồng là con sông mẹ, là nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của hàng vạn người. Nếu nguồn nước này bị nhiễm độc thì hậu quả khôn lường.

Vì thế, cơ quan chức năng cần phải vào cuộc, xác định rõ việc xả bùn thải xuống sông Hồng có được phép hay không? Nếu không, phải xem xét mức độ độc hại ra sao, từ đó có hướng khắc phục, xử lý.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Huệ (thực hiện)

Lộ diện 'kẻ' bức tử dòng sông Hồng bằng bùn thải cực độc

Thứ 5, 27/10/2016 | 17:02
Theo dấu những chiếc xe đổ bùn thải độc hại xuống lòng sông Hồng, chúng tôi phát hiện, chúng thường xuyên tập kết tại khu vực dưới chân cầu Thăng Long.

Chấn động: Xuất hiện ‘đoàn xe ma’ chở bùn độc 'bức tử' sông Hồng

Thứ 5, 27/10/2016 | 17:00
Hàng tấn đất, bùn đen nhuyễn, đặc quánh, cực độc được ô tô tải chở về khu vực bãi sông Hồng thuộc thôn Mạch Lũng (xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội) và xả thẳng xuống dòng nước.

Lộ diện 'kẻ' bức tử dòng sông Hồng bằng bùn thải cực độc

Thứ 5, 27/10/2016 | 17:02
Theo dấu những chiếc xe đổ bùn thải độc hại xuống lòng sông Hồng, chúng tôi phát hiện, chúng thường xuyên tập kết tại khu vực dưới chân cầu Thăng Long.

Chấn động: Xuất hiện ‘đoàn xe ma’ chở bùn độc 'bức tử' sông Hồng

Thứ 5, 27/10/2016 | 17:00
Hàng tấn đất, bùn đen nhuyễn, đặc quánh, cực độc được ô tô tải chở về khu vực bãi sông Hồng thuộc thôn Mạch Lũng (xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội) và xả thẳng xuống dòng nước.
Cùng tác giả

Apple vừa úp mở về chip 7nm, Samsung đã lên kế hoạch cho chip 3nm tương lai

Thứ 2, 28/05/2018 | 12:00
Dường như các thông tin về việc Apple và đối tác TSMC đang sản xuất đồng loạt chip 7nm cho iPhone vừa được hé lộ thì đối thủ "truyền kiếp" của họ là Samsung cũng lập tức úp mở quy trình tiến tới sản xuất chip 3nm.

YouTube chuẩn bị tung phiên bản chat tiện lợi trên web

Thứ 6, 25/05/2018 | 13:27
Không cần thiết phải đổi qua một cửa sổ trình duyệt khác để chat với bạn bè khi đang xem YouTube, giờ đây, bạn đã có thể thực hiện cuộc trò chuyện ngay trên YouTube, cả bản mobile và bản PC.

Trong tương lai Face ID sẽ được quét bằng mạch máu

Thứ 5, 17/05/2018 | 10:40
Những hình ảnh mới đây về một bằng sáng chế của Apple cho thấy, họ đang phát triển một hệ thống Face ID cao cấp hơn khi có thể đọc được cấu trúc mạch máu trên cơ thể người.

Chán Face ID, Apple phát triển Touch ID dưới màn hình hiển thị?

Thứ 3, 15/05/2018 | 09:18
Theo một báo cáo mới của Hàn Quốc được công bố ngày hôm qua, Apple được cho là đang phát triển một máy quét vân tay giấu trong màn hình hiển thị.

Google đang thực hiện xác thực hai yếu tố dễ dàng hơn trên Android

Thứ 7, 12/05/2018 | 07:44
Google đang triển khai một bản nâng cấp nhỏ nhưng hữu ích cho Android Messages: Khả năng sao chép mã xác thực hai yếu tố bằng một lần nhấn, ngay từ thông báo.