"Rút" khỏi bộ GD&ĐT, trường đại học có lợi gì?

Hà Công Luân
Chủ nhật, 03/06/2018 | 11:22
0
Bộ GD&ĐT yêu cầu 3 trường là ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản bộ GD&ĐT. Việc "rút" ra khỏi Bộ, các trường sẽ có lợi gì?

Theo ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, việc các trường rút ra khỏi bộ chủ quản sẽ giúp họ chủ động hơn trong công tác nhân sự, hợp tác quốc tế, chương trình đào tạo… đây là một phần trong việc tự chủ đại học theo tinh thần Nghị quyết 77 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giao dục ĐH công lập.

Trước băn khoăn về việc các trường rút ra khỏi bộ GD&ĐT có ảnh hưởng tới chức năng quản lý Nhà nước, ông Nhĩ nói: “Sẽ không ảnh hưởng gì, bộ vẫn sẽ quản lý, giám sát việc họ làm đúng hay sai”.

'Rút' khỏi bộ GD&ĐT, trường đại học có lợi gì?

Bộ GD&ĐT giao cho 3 trường xây dựng đề án tự chủ. Ảnh minh họa.

Hiện, bộ GD&ĐT chủ động yêu cầu 3 trường gồm: Trường ĐH Kinh tế quốc dân, trường ĐH Kinh tế TP.HCM và trường ĐH Bách khoa Hà Nội xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản Bộ.

Trước đó, trong bản báo cáo của nhóm nghiên cứu trường ĐH Kinh tế Quốc dân, bộ GD&ĐT đã thực hiện đánh giá kết quả hoạt động của 12 cơ sở giáo dục ĐH có thời gian thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77 từ 2 năm trở lên về đào tạo và NCKH; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính; từ đó đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp, lộ trình thực hiện tự chủ đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập; các cơ sở giáo dục đại học.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017, nhìn chung, trường tự chủ đã được giao nhiều quyền hơn nữa trong các lĩnh vực, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính nên đã chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường, từng bước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả.

Cụ thể, khi tự chủ, thủ tục hành chính được giảm bớt, thời gian mở ngành nhanh chóng hơn giúp các trường chủ động trong đào tạo, tận dụng cơ hội mở ngành đào tạo để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội.

Đào tạo chính quy đại trà có phần suy giảm, trong khi quy mô các chương trình tiên tiến, chất lượng cao tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2015.

Quy mô tuyển sinh giảm theo xu hướng chung, không phải do tự chủ, mà do thay đổi nhu cầu lao động xã hội và nhận thức của người dân; số lượng trường ĐH tăng lên; học phí của các trường tự chủ thường cao hơn so với mặt bằng chung; quy mô sinh viên chính quy bị của các trường ĐH giới hạn ở 15.000 sinh viên theo quy định tại Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT.

Về tổ chức bộ máy, các trường chủ động hơn trong thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể, nâng cấp các đơn vị trong trường, nhà trường.

Sự sắp xếp lại tổ chức đem lại những hiệu quả tích cực. Cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý hơn do lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên) tăng lên, trong khi đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên, nhân viên) giảm xuống.

Về tài chính, tổng thu (không tính đầu tư xây dựng cơ bản) giai đoạn sau tự chủ so với trước tự chủ tăng 16,6%. Cơ cấu các khoản thu của các trường ĐH công lập tự chủ chưa có sự thay đổi rõ rệt trước và sau tự chủ. Thu từ học phí tăng 4,29% so với thời điểm trước tự chủ và vẫn là nguồn thu chính của các trường ĐH, chiếm trên 70% tổng thu của các trường.

Nguồn thu học phí tăng chủ yếu là do thu từ học phí của các chương trình tiên tiến, chất lượng cao và tiến sĩ (tăng gấp đôi) và chính quy đại trà. Trong khi nguồn thu từ các hệ đào tạo không chính quy giảm gần 5%...

Báo cáo của nhóm nghiên cứu ghi rõ: Cơ chế thí điểm tự chủ tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn… Các trường có thể chủ động nhiều hơn trong đầu tư mua sắm; chi học bổng cho sinh viên tăng từ 98 tỷ đồng lên 137 tỷ đồng, tỷ lệ gần 40%...

Trường đại học thông báo: Khuyến mãi “giá dịch vụ đào tạo”

Thứ 7, 02/06/2018 | 07:31
Khuyến mãi – thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong chiến lược bán hàng của các doanh nghiệp sẽ thay cho một từ cũ mèm mang tên “học bổng”, nếu như cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” được thay thế bởi từ “học phí”.

Đại học Đại Nam: Khoa Kế toán báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Thứ 6, 01/06/2018 | 14:48
Các đề tài NCKH báo cáo tại Hội nghị khoa học khoa Kế toán năm nay được Hội đồng giám khảo đánh giá cao về chất lượng, hầu hết những đề tài đều hướng đến những vấn đề rất thiết thực.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.