2 quốc gia Đông Nam Á chung tay đương đầu với EU

2 quốc gia Đông Nam Á chung tay đương đầu với EU

Thứ 6, 09/06/2023 | 14:12
0
“Chúng tôi không muốn hàng hóa do Malaysia và Indonesia sản xuất bị phân biệt đối xử ở các nước khác”, Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo khẳng định.

Các nhà lãnh đạo của Malaysia và Indonesia, 2 nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, hôm 8/6 đã cam kết hợp tác để buộc Liên minh châu Âu hủy bỏ các biện pháp bảo vệ rừng được thông qua hồi tháng 4 vì có sự “phân biệt đối xử”, làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu mặt hàng này.

Từ trước đến nay, 2 quốc gia Đông Nam Á chỉ hành động riêng rẽ để phản đối những quy định của EU mà họ cho rằng không công bằng đối với chuỗi cung ứng dầu cọ, loại dầu thực vật được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới.

Trong một tuyên bố chung, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo cho biết, cả hai quốc gia sẽ hợp tác chặt chẽ để giải quyết “các biện pháp phân biệt đối xử rất bất lợi” đối với dầu cọ trong Quy định về Phá rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR). Tuyên bố được đưa ra sau khi 2 nhà lãnh đạo gặp mặt trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Jokowi tới Malaysia kể từ năm 2019.

Vào tháng 4, Nghị viện châu Âu đã thông qua EUDR nhằm ngăn chặn việc bán dầu cọ, đậu nành, cà phê, ca cao, thịt bò, cao su, gỗ, than củi, và các sản phẩm phái sinh như da, sô cô la và đồ nội thất được sản xuất trên đất bị phá rừng sau năm 2020. Bộ luật này đang chờ sự phê duyệt cuối cùng của các thành viên EU.

Theo quy định này, tất cả các công ty tham gia kinh doanh các sản phẩm này và sản phẩm phái sinh của chúng đều phải tuân thủ các yêu cầu thẩm định nghiêm ngặt khi xuất khẩu sang hoặc bán trong EU.

Thế giới - 2 quốc gia Đông Nam Á chung tay đương đầu với EU

Tổng thống Indonesia Joko Widodo gặp mặt Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại Putrajaya, Malaysia vào ngày 8/6. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên sang Malaysia của ông Widodo sau 4 năm. Ảnh: Nikkei Asia

Malaysia và Indonesia chiếm khoảng 85% tổng lượng xuất khẩu dầu cọ toàn thế giới. Loại dầu này thường được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm, từ bánh ngọt đến mỹ phẩm.

Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường cho rằng dầu cọ là nguyên nhân gây ra nạn phá rừng nhiệt đới ở 2 quốc gia này, phá hủy môi trường sống của các loài động vật quý hiếm.

Malaysia đã mô tả bộ luật mới này là “không công bằng” và là một nỗ lực nhằm bảo vệ thị trường hạt có dầu nội địa của EU, vốn không thể cạnh tranh với dầu cọ. Quốc gia này cũng cho rằng nó sẽ có tác động bất lợi đối với nông dân quy mô nhỏ, những người không thể đáp ứng chi phí để tuân thủ bộ luật này.

Các nhà hoạch định chính sách của EU đã bác bỏ những tuyên bố này, nói rằng các quy tắc áp dụng cho tất cả các mặt hàng được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới, và thị trường EU vẫn mở cửa cho dầu cọ được sản xuất bền vững.

Hồi tháng 5, Malaysia và Indonesia đã gửi một phái đoàn chung tới Brussels để gặp các quan chức chính phủ cấp cao của EU nhằm bày tỏ những quan ngại về EUDR.

Cả 2 quốc gia cũng đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại với EU trong khi chờ đợi các cuộc đàm phán nhằm đối xử công bằng hơn đối với các hộ sản xuất dầu cọ nhỏ bị ảnh hưởng bởi EUDR, theo tờ Financial Times.

EUDR chỉ là vấn đề mới nhất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa EU và 2 nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới.

Năm 2019, Indonesia đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lên án EU về hành vi thương mại không công bằng khi quyết định ngừng sử dụng dầu diesel sinh học làm từ dầu cọ. Malaysia cũng đệ đơn kiện EU lên WTO vào năm 2021.

Nguyễn Tuyết (Theo SCMP, The Jakarta Post, Nikkei)

"Quốc bảo" đặc biệt của Indonesia, vì sao được triệu người mến mộ?

Thứ 7, 22/04/2023 | 09:15
Mỗi khi người đàn ông này cởi bỏ lớp áo bên ngoài, khoe body ở trong là chị em đổ gục ngay tức thì.

Ông Anwar Ibrahim - “người Malaysia cần” để làm Thủ tướng

Thứ 5, 24/11/2022 | 21:11
Vị chính trị gia 75 tuổi được bổ nhiệm vào thời điểm quan trọng trong lịch sử Malaysia, khi kinh tế đang phục hồi từ suy thoái và ký ức cay đắng về Covid.

Tổng thống Indonesia: Ông Tập và ông Putin sẽ tới dự hội nghị G20

Thứ 6, 19/08/2022 | 10:54
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều có kế hoạch tới dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia vào cuối năm nay, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ báo cáo một lính Mỹ bị bắt giữ tại Nga

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:19
Trong ngày thứ Hai, Quân đội Mỹ đã báo cáo về việc một binh lính Mỹ bị bắt giữ tại Nga với tội danh thực hiện hành vi tội phạm hình sự.

Thỏa thuận ngừng bắn không chắc chắn, Israel cam kết thực hiện chiến dịch tại Rafah

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Thứ Hai, Hamas chấp thuận đề xuất ngừng bắn tại Gaza từ các nhà trung gian. Tuy nhiên, Israel khẳng định, các điều khoản này không phù hợp với yêu cầu của họ.

Nhà máy Uralvagonzavod bàn giao lô xe tăng T-90M mới cho quân đội Nga

Thứ 3, 07/05/2024 | 15:48
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, xe tăng T-90M hiếm khi được nhìn thấy ở tiền tuyến, nhưng gần đây Moscow đã tăng cường sản xuất.

Thử thách mới với Nga: Ukraine bắt đầu sử dụng tàu không người lái được trang bị tên lửa R-60/R-73

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:00
R-60/R-73 là loại tên lửa không đối không với đầu dẫn nhiệt. Điểm đặc biệt của những tên lửa này là chúng không cần hệ thống quan sát và định vị mục tiêu.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, Nga sắp có Chính phủ mới

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:32
Sau lễ nhậm chức của Tổng thống Putin, Nga cũng sẽ có Thủ tướng và Chính phủ mới sau khi các ứng cử viên nhận được sự chấp thuận của Quốc hội.
     
Nổi bật trong ngày

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.

Thỏa thuận ngừng bắn không chắc chắn, Israel cam kết thực hiện chiến dịch tại Rafah

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Thứ Hai, Hamas chấp thuận đề xuất ngừng bắn tại Gaza từ các nhà trung gian. Tuy nhiên, Israel khẳng định, các điều khoản này không phù hợp với yêu cầu của họ.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.