'5 năm tới, biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều bất trắc'

'5 năm tới, biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều bất trắc'

Thứ 2, 11/11/2013 | 19:17
0
Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 5 về biển Đông diễn ra trong hai ngày từ 11 đến 12/11 với 9 phiên họp tập trung và thảo luận nhiều chủ đề. Trong đó, những diễn biến gần đây trên biển Đông và mối quan hệ giữa các nước lớn với biển Đông là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm.

Trong năm năm kể từ khi tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông, tình hình biển Đông và những vấn để liên quan đến biển Đông đã có nhiều thay đổi. Trong đó những thay đổi tích cực phải kể đến là nhận thức của cộng đồng khu vực và quốc tế về tầm quan trọng của biển Đông đã được thay đổi và ngày càng có xu hướng gia tăng.

Không chỉ vậy, các nước liên quan (trực tiếp/ gián tiếp) đến biển Đông đều cố gắng không để xảy ra xung đột, mâu thuẫn. Ngoài ra, mối quan hệ giữa ASEAN – Trung Quốc đã được củng cố bởi các cơ chế hợp tác song phương và đa phương.

Xã hội - '5 năm tới, biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều bất trắc'

Ông Đặng Đình Quý - Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam phát biểu khai mạc

Tuy nhiên, sự khác nhau về cách diễn giải và áp dụng luật Quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về luật biển 1982 (UNCLOCS) đối với các vùng biển có chồng lấn yêu sách ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc vẫn chưa đồng nhất, còn tồn tại nhiều mâu thuẫn.
Nhìn bề ngoài, mối quan hệ ngoại giao giữa ASEAN - Trung Quốc có vẻ êm đềm và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, việc Trung Quốc liên tục có những hành động xâm lấn ở biển Đông trong năm 2013 đặt ra nghi vấn: Liệu rằng công tác ngoại giao đã thực sự hiệu quả chưa hay cần những hành động cụ thể và thiết thực hơn nữa?

Giải thích về vấn đề này, ông Kavi Chongkittavorn (Nhà nghiên cứu Cao cấp, Viện nghiên cứu An ninh và Quốc tế, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) cho hay: Dưới góc độ các nước ASEAN, chúng ta là nước nhỏ, vì là nước nhỏ nên chúng ta phải tuân thủ luật pháp. Tại biển Đông, vấn đề tranh chấp lãnh thổ liên quan đến luật pháp, vì thế chúng ta nên kêu gọi Trung Quốc áp dụng luật pháp tại biển Đông và không một cường quốc nào có thể áp dụng luật riêng của mình.

Ngoài ra, ông Kavi Chongkittavorn còn đề cao vai trò của truyền thông trong việc góp phần kêu gọi Trung Quốc phải có trách nhiệm trong việc thực thi luật pháp Quốc tế.

Xã hội - '5 năm tới, biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều bất trắc' (Hình 2).

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả nghiên cứu về vấn đề biển Đông

Trong thời gian vừa qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN có nhiều tiến triển tích cực. Trung Quốc đã bắt đầu tham vấn chính thức về DOC với ASEAN bằng việc đến thăm một số quốc gia Đông Nam Á.

Tuy nhiên, cách tiếp cận giữa ASEAN và Trung Quốc có nhiều điểm khác nhau dẫn đến thiếu sự đồng nhất trong quan điểm. ASEAN cho rằng DOC cần có biện pháp cam kết pháp lí chặt chẽ và có tính rằng buộc hơn để giải quyết các vấn đề xảy ra trên biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc luôn nói rằng quá trình tham vấn là một phần quá trình thực hiện DOC. Thực chất, không có điều gì mới trong quan điểm của Trung Quốc trong quá trình giải quyết tranh chấp ở biển Đông.

Việt Nam và các nước muốn đàm phán đa phương về vấn đề biển Đông, nhưng Trung Quốc chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng quốc gia trong khối ASEAN. Giải đáp điều này, ông Ông Kavi Chongkittavorn – Thái Lan cho rằng: ASEAN không thể đàm phán trực tiếp về các vấn đề tranh chấp trên biển Đông mà chỉ có thể thông qua quá trình đàm phán về DOC và COC vì ASEAN không phải là bên tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

“Biển Đông trong năm năm tới tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc. Là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới” – Đó là lời phát biểu tại hội thảo của ông Đặng Đình Quý – Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Ông cũng cho rằng, trước tình hình này, “các nhà nghiên cứu cố vấn chính sách phải nỗ lực hơn, sang tạo hơn để công chúng quan tâm hơn tới biển Đông; giới lãnh đạo các nước tính toán kỹ hơn lợi ích của chính mình, của dân tộc mình trước khi quyết định tiến hành các hoạt động ở biển Đông và liên quan đến biển Đông, để thiết lập các cơ chết kiểm soát hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa xung đột ở biển Đông”.

Lan Anh

Quốc hội sẽ họp riêng về tình hình biển Đông

Thứ 2, 10/06/2013 | 21:20
Trong một phiên họp riêng diễn ra vào chiều ngày 11/6, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tình hình, diễn biến mới về biển Đông...

Malaysia bí mật tăng cường vũ trang phòng Trung Quốc trên biển Đông

Thứ 4, 23/10/2013 | 19:48
Bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Malaysia đã kín đáo phòng bị. Ngoài mặt, Kuala Lupur không có những tuyên bố hùng hồn, nhưng trong thực tế lại tăng cường võ trang với sự giúp đỡ kỹ thuật của Mỹ.

Dự thảo tuyên bố ASEAN-TQ không đề cập tới COC?

Chủ nhật, 29/09/2013 | 08:23
Hãng tin Kyodo ngày 28/9 đưa tin tuyên bố chủ tịch của hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào 9/10 tới, sẽ không đề cập tới việc phát triển một “bộ quy tắc ứng xử” nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột trên Biển Đông.

Những chiến hạm oai dũng trên biển Đông của Hải quân Việt Nam

Thứ 6, 08/11/2013 | 10:49
Ngoài tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam hôm nay (7.11), lực lượng Hải quân Việt Nam đang ngày càng trưởng thành về mọi mặt: từ lực lượng đến khí tài. Cách đây không lâu, Việt Nam đã nhận bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.

VN nhận tàu ngầm Kilo, cán cân quân sự biển Đông thay đổi?

Thứ 5, 31/10/2013 | 07:39
Ngày 7/11 tới, Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam chiếc tầu ngầm tấn công lớp Kilo đầu tiên trong số 6 chiếc Việt Nam đặt mua. Chiếc thứ hai sẽ được bàn giao vào cuối năm. Theo giới phân tích quốc tế, Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo, từ cuối năm nay, cán cân lực lượng trên biển Đông sẽ thay đổi.

Mỹ lại phô trương lực lượng Hải quân ở Biển Đông

Chủ nhật, 27/10/2013 | 12:11
Cuối tuần này, hàng không mẫu hạm USS George Washington tiến vào Vịnh Manila sau khi đã đi qua vùng Biển Đông trong tuần qua. Mục tiêu của chuyến đi này là nhằm phô trương lực lượng Hải quân của Mỹ để củng cố trở lại vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực.rn

Quốc hội sẽ họp riêng về tình hình biển Đông

Thứ 2, 10/06/2013 | 21:20
Trong một phiên họp riêng diễn ra vào chiều ngày 11/6, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tình hình, diễn biến mới về biển Đông...

Malaysia bí mật tăng cường vũ trang phòng Trung Quốc trên biển Đông

Thứ 4, 23/10/2013 | 19:48
Bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Malaysia đã kín đáo phòng bị. Ngoài mặt, Kuala Lupur không có những tuyên bố hùng hồn, nhưng trong thực tế lại tăng cường võ trang với sự giúp đỡ kỹ thuật của Mỹ.

Dự thảo tuyên bố ASEAN-TQ không đề cập tới COC?

Chủ nhật, 29/09/2013 | 08:23
Hãng tin Kyodo ngày 28/9 đưa tin tuyên bố chủ tịch của hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào 9/10 tới, sẽ không đề cập tới việc phát triển một “bộ quy tắc ứng xử” nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột trên Biển Đông.

Những chiến hạm oai dũng trên biển Đông của Hải quân Việt Nam

Thứ 6, 08/11/2013 | 10:49
Ngoài tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam hôm nay (7.11), lực lượng Hải quân Việt Nam đang ngày càng trưởng thành về mọi mặt: từ lực lượng đến khí tài. Cách đây không lâu, Việt Nam đã nhận bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.

VN nhận tàu ngầm Kilo, cán cân quân sự biển Đông thay đổi?

Thứ 5, 31/10/2013 | 07:39
Ngày 7/11 tới, Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam chiếc tầu ngầm tấn công lớp Kilo đầu tiên trong số 6 chiếc Việt Nam đặt mua. Chiếc thứ hai sẽ được bàn giao vào cuối năm. Theo giới phân tích quốc tế, Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo, từ cuối năm nay, cán cân lực lượng trên biển Đông sẽ thay đổi.

Mỹ lại phô trương lực lượng Hải quân ở Biển Đông

Chủ nhật, 27/10/2013 | 12:11
Cuối tuần này, hàng không mẫu hạm USS George Washington tiến vào Vịnh Manila sau khi đã đi qua vùng Biển Đông trong tuần qua. Mục tiêu của chuyến đi này là nhằm phô trương lực lượng Hải quân của Mỹ để củng cố trở lại vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực.rn