Án lệ: Tham khảo chứ không bắt buộc

Án lệ: Tham khảo chứ không bắt buộc

Thứ 5, 15/08/2013 | 07:54
0
Tại hội nghị trực tuyến về tổng kết tám năm thi hành Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị do TAND Tối cao tổ chức ngày 14-8, nhiều vấn đề cốt lõi của cải cách tư pháp đã được nêu ra.

Một vấn đề đáng chú ý được nêu lên trong hội nghị này là phát triển án lệ. Hiện nay, TAND Tối cao đang bắt tay vào việc xây dựng Đề án phát triển án lệ tại Việt Nam. Theo TAND Tối cao, việc tòa phát triển án lệ phù hợp với tình hình thực tiễn công tác xét xử hiện nay và thông lệ một số nước có hệ thống pháp luật tương tự như Việt Nam.

Án lệ: Bước vận dụng pháp luật sau cùng

Theo dự kiến, đối với những vấn đề chưa có quy định của pháp luật thì quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao và Hội đồng Giám đốc thẩm của các tòa chuyên trách thuộc TAND Tối cao (nếu được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua) sẽ có giá trị áp dụng bắt buộc đối với tòa cấp dưới.

Việc sử dụng án lệ được coi là bước sau cùng trong quá trình vận dụng pháp luật, xếp sau việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Khi xét xử, thẩm phán được khuyến khích viện dẫn án lệ của TAND Tối cao nhưng không có nghĩa án lệ là cơ sở pháp lý cho quyết định giải quyết án. Cơ sở pháp lý cho phán quyết của tòa vẫn phải dựa trên quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

Việc viện dẫn án lệ là nhằm tôn trọng tính thống nhất trong áp dụng pháp luật của thẩm phán, đảm bảo tính chặt chẽ, có căn cứ trong quyết định của mình. Án lệ không mang tính bắt buộc. Thẩm phán tự mình có quyền quyết định có theo đường lối xét xử trong án lệ viện dẫn hay không.

Luật sư - Án lệ: Tham khảo chứ không bắt buộc

Theo TAND Tối cao, việc tòa phát triển án lệ phù hợp với tình hình thực tiễn công tác xét xử hiện nay và thông lệ một số nước trên thế giới. Ảnh: HTD

Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình bày tỏ: “Có công nhận án lệ hay không thì nó vẫn đang tồn tại trong thực tế. Điều này không có nghĩa là tòa án thay quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích pháp luật mà chỉ là thông qua thực tiễn xét xử, tòa án đưa ra cách hiểu thống nhất về quy định nào đó. Nếu không công nhận án lệ mà phải chờ đến văn bản hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì thực chất cũng chỉ là một bước pháp điển hóa án lệ mà thôi. Vì thực tế, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng chỉ làm công tác tổng kết thực tiễn các án lệ rồi ban hành hướng dẫn”.

Bổ sung quy định về tranh tụng

Một vấn đề lớn khác cũng được nhiều ý kiến quan tâm là tranh tụng tại các phiên tòa. Với án hình sự, luật sư Lê Thúc Anh (Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN) than phiền rằng còn nhiều vụ việc luật sư gặp khó trong quá trình tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo. Ông góp ý thẳng thắn: “Muốn cải cách tư pháp đạt hiệu quả thì ngành tòa án cần có giải pháp cụ thể để tăng cường chất lượng tranh tụng tại phiên tòa và nâng cao vai trò của luật sư tham gia tố tụng”.

Với các loại án khác, Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng Phạm Đức Tuyên cũng nhìn nhận: “Tranh tụng trong các vụ án dân sự, hành chính còn chưa rõ nét, trong đó phải kể đến nguyên nhân là do quy định hiện nay về tranh tụng rất khái quát, chưa được coi là nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính. Do đó, cần bổ sung vào các bộ luật, luật tố tụng quy định tranh tụng là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng để tránh việc thực hiện hình thức”.

Theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn, việc đẩy mạnh tranh tụng tại phiên tòa, đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại tòa án chưa sâu rộng, thiếu hướng dẫn cụ thể về nội dung, phương thức thực hiện để áp dụng thống nhất. Tỉ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán chưa giảm mạnh. Nguyên nhân là do một số đơn vị quán triệt nội dung cải cách tư pháp còn hình thức, chưa tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, công chức nên triển khai một số nhiệm vụ cải cách tư pháp đạt hiệu quả chưa cao.

“Để nâng chất hoạt động tranh tụng, TAND Tối cao đã kiến nghị và được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đưa nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa thành một nguyên tắc hoạt động của tòa án trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp” - ông Sơn nói.

Thừa phát lại không nên cưỡng chế THA

TAND Tối cao thống nhất cao với chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực bổ trợ tư pháp như thừa phát lại. Tuy nhiên, nên quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Thừa phát lại theo hướng chỉ thực hiện các chức năng tống đạt giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan tố tụng, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, lập biên bản tự nguyện thi hành án. Không nên quy định chức năng cưỡng chế thi hành án cho thừa phát lại bởi đây là chức năng mang tính quyền lực nhà nước, phải do cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện.

Ông NGUYỄN SƠNPhó Chánh án TAND Tối cao

Từng bước phát triển án lệ

Hiện TAND Tối cao đã phát hành các quyển tập hợp các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ngành nhằm giúp tòa án cấp dưới có thêm nguồn tư liệu tham khảo, phục vụ công tác xét xử đảm bảo áp dụng đúng, thống nhất pháp luật. Đây cũng là một hình thức từng bước phát triển án lệ.

Ông LÊ VĂN MINHViện trưởng 
Viện Khoa học xét xử TAND Tối cao

Theo Bình Minh (Pháp luật TP HCM)

Sao không 'thừa nhận' án lệ vào trong Hiến pháp

Thứ 3, 04/06/2013 | 09:50
Tôi cảm thấy đáng tiếc khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không bổ sung chức năng phát triển án lệ cho TAND Tối cao.

Thiếu 'chuẩn' nên luật sư thành… 'vô lễ' trước Tòa?

Thứ 4, 14/08/2013 | 09:06
Luật sư (LS) là một chủ thể quan trọng trong quá trình tố tụng, nhất là khi chủ trương cải cách Tư pháp đang muốn "cải thiện" qui trình xét xử của toà án với việc nhấn mạnh đến vai trò của luật sư.

Các luật sư 'cãi nhau' vì Bà Tưng

Thứ 3, 13/08/2013 | 13:41
Quyết định "tạm thời chưa cho phép" của Cục biểu diễn nghệ thuật đối với Bà Tưng khiến cô gái trẻ thất vọng đóng cửa facebook về quê, còn giới luật sư thì đưa ra những quan điểm trái chiều.

Luật sư lo 'gỡ' cho người, mình chịu 'vướng'

Thứ 2, 12/08/2013 | 14:05
Quyền bào chữa gắn chặt với chức năng gỡ tội, có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với các chức năng cơ bản khác của tố tụng hình sự Việt Nam là chức năng buộc tội và xét xử.

Luật sư vẫn bị 'xử' bằng... 'luật rừng'

Thứ 2, 12/08/2013 | 08:28
Môi trường hành nghề an toàn của luật sư (LS) đang bị đe dọa bởi những hành vi bạo lực, đôi khi cả những trò “lật lọng” của khách hàng dẫn đến “rủi ro nghề nghiệp của LS làm cho LS chịu áp lực, ngại tham gia sâu vào quá trình giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội”.

Luật sư: Con người tạo danh dự cho nghề nghiệp

Thứ 6, 09/08/2013 | 21:28
Trở thành một luật sư giỏi là niềm ao ước của rất nhiều người, không chỉ bởi nghề luật sư là một nghề cao quý mà còn bởi nghề ấy có thể khiến cho người luật sư có một chỗ đứng trong xã hội, được mọi người nể trọng, thậm chí là một cuộc sống no đủ, sung túc.