Ba yếu tố mấu chốt để giải bài toán khôi phục cầu Long Biên

Ba yếu tố mấu chốt để giải bài toán khôi phục cầu Long Biên

Thứ 3, 28/02/2017 | 10:57
0
Sau khi chủ trương nghiên cứu khôi phục cầu Long Biên được thông báo, nhiều tranh luận đã nổ ra xung quanh việc nên phục dựng cây cầu lịch sử này như thế nào? Đâu là mấu chốt giải bài toán khó trên?

Trong buổi gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức Thủ đô trung tuần tháng Hai, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin, sắp tới thành phố sẽ nghiên cứu khôi phục cầu Long Biên. Ngay lập tức, nhiều tranh luận đã nổ ra xung quanh việc nên phục dựng cây cầu lịch sử này như thế nào. 

Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với GS.KTS Hoàng Đạo Kính, nguyên Phó Chủ tịch hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam.

S không ai b tin ra chỉ để ngm cây cu ri v

Thưa Giáo sư, ông đánh giá thế nào v vai trò ca cu Long Biên đối vi Thủ đô Hà Ni?

Tôi cho rằng chúng ta cần phải nhìn nhận vai trò của cầu Long Biên ở 4 yếu tố sau. Thứ nhất, đây là một cây cầu có chức năng kết nối giao thông giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận. Thứ hai, nó là một công trình gắn với lịch sử phát triển của thành phố với biết bao thăng trầm, biến cố.

Thứ ba, cầu Long Biên góp phần quan trọng tạo nên kiến trúc cảnh quan Thủ đô. Bởi lẽ, kiến trúc Hà Nội cận đại dường như có rất ít công trình tiêu biểu và không có nhiều công trình lớn. Thế nên một cây cầu kết nối đôi bờ sông Hồng thực sự là một dấu ấn kiến trúc cảnh quan tiêu biểu, một biểu tượng của Hà Nội. Thứ tư, cây cầu này còn là một di tích kỹ thuật xây dựng. Đây cũng là điểm mà ít người để ý tới.

Giáo sư có th phân tích rõ hơn quan đim v vic coi cu Long Biên là mt di tích k thut xây dng?

Di tích kỹ thuật là một khái niệm khá mới mà giới chuyên môn thường sử dụng thời gian gần đây. Cầu Long Biên là một công trình phản ánh những thành tựu kỹ thuật xây dựng cầu, cống của con người ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tại thời điểm xây dựng, đây là cây cầu dài nhất Đông Dương và là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới với kỹ thuật xây dựng tiên tiến, hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ.

Rõ ràng, thế giới nhìn nhận cầu Long Biên không chỉ là một cây cầu kỷ niệm, một chứng nhân lịch sử mà quan trọng hơn, nó biểu trưng cho những thành tựu kỹ thuật tuyệt vời của loài người giai đoạn đó. Họ phải đặt câu hỏi, tại sao một nước lạc hậu, nghèo nàn như chúng ta mà người Pháp lại xây dựng một cây cầu tiên tiến như vậy ở đây? Thế nên, cầu Long Biên thực sự là một biểu tượng lớn.

Nhưng nhiu ý kiến hin nay không đồng nht xung quanh vn đề phc dng cu Long Biên. Theo Giáo sư, ti sao li như vy?

Thực ra, trước đây chúng ta đã bàn cãi vấn đề này khá nhiều. Nhưng tôi cho rằng, điểm mấu chốt vẫn xoay quanh vấn đề ứng xử với cầu Long Biên ra sao? Ta nên coi nó là một công trình giao thông hay một di tích lịch sử - văn hóa? Người làm giao thông thì vẫn muốn sử dụng nó như một cây cầu kết nối cho giao thông đường sắt, đường bộ. Người làm văn hóa thì muốn bảo tồn và phát huy như một công trình văn hóa. Và dù thế nào đi nữa thì mâu thuẫn này không dễ giải quyết.

Tôi cho rằng, nếu chúng ta cứ phát triển vấn đề theo hai hướng này (tức là hoặc nâng cấp cầu Long Biên để làm giao thông, hoặc biến nó thành một di tích tham quan như Văn Miếu) đều không khả thi.

Văn hoá - Ba yếu tố mấu chốt để giải bài toán khôi phục cầu Long Biên

Khôi phục cầu Long Biên như thế nào đang là vấn đề gây tranh cãi? (ảnh: cầu Long Biên chụp năm 1940)

GS có thể phân tích rõ lý do khi đưa ra những luận điểm như vậy?

Tôi thấy phương án biến cầu Long Biên trở thành một cây cầu có chức năng kết nối giao thông bằng cách nâng cấp, hiện đại hóa thực sự không ổn. Bởi lẽ, tuổi thọ cầu quá cao, các thông số kỹ thuật không cho phép chúng ta sử dụng nó vào mục đích giao thông, đặc biệt là giao thông đường sắt trong thời gian dài.

Giả sử chúng ta vẫn muốn sử dụng cầu Long Biên bằng cách hiện đại hóa ngành đường sắt nhưng tôi thấy vẫn còn nhiều điểm bất ổn. Nó sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như ô nhiễm tiếng ồn, an toàn giao thông, tình trạng ách tắc...

Nếu biến cầu Long Biên thành một điểm tham quan thuần túy như Văn Miếu cũng không khả thi. Bởi việc coi cây cầu là một di tích giống như Văn Miếu, Chùa Một Cột... thì hơi máy móc. Cách ứng xử của chúng ta trong vấn đề này cần phải mềm mại hơn. Vả lại tôi nghĩ sẽ không ai bỏ tiền ra chỉ để ngắm cây cầu rồi về cả.

Ý tưởng cầu – chợ sẽ thành hiện thực?

Vậy chúng ta phải ứng xử thế nào cho phù hợp, thưa GS?

Theo tôi, chúng ta cần phải cân nhắc tới cả 3 yếu tố là: Phát triển đô thị, phát triển giao thông và phát triển văn hóa. Ba yếu tố này phải cùng được đặt ra trong cùng một phép tính và không nên thiên vị bên nào.

Ý kiến của tôi về vấn đề này là trong tương lai gần, cần dừng hẳn việc sử dụng tuyến đường sắt trên cây cầu. Thay vào đó, chúng ta có thể mở một tuyến đường sắt chạy tránh thành phố. Việc này vừa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành đường sắt, vừa giảm tải được cho khu phố cũ vốn rất chật chội. Chúng ta cần phải biến cầu Long Biên thành một yếu tố cấu thành lịch sử đô thị. 

Nếu phải đưa ra một giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này, ý tưởng của GS như thế nào?

Trong tương lai gần, chúng ta nên chấm dứt hẳn vai trò giao thông đường sắt, cấm xe máy và chỉ dành không gian cho người đi bộ, đi xe đạp. Khi vai trò giao thông của cây cầu đã không còn, chúng ta nên biến nó thành một điểm tham quan du lịch, dịch vụ dạng cầu – chợ.

Tại sao không biến cây cầu thành phố đi bộ để giảm tải cho Hồ Gươm? Đó thực sự sẽ là một không gian thư giãn tuyệt vời cho người dân Thủ đô. Nhiều nước trên thế giới (như Úc, Mỹ...) đã hiện thực hóa ý tưởng này và thành công.

Song song với đó, ở phần đường ray giữa cầu, có thể dựng lên những dãy hàng bằng kính (để không phá vỡ cảnh quan và đảm bảo cho diện mạo cây cầu) bán đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ... cho du khách. Nếu ý tưởng này được thực hiện, nó sẽ tạo ra sự kết nối với khu phố cổ ngay bên cạnh, đồng thời hình thành nên một kiểu cầu – chợ vô cùng độc đáo và có sức hút. 

Văn hoá - Ba yếu tố mấu chốt để giải bài toán khôi phục cầu Long Biên (Hình 2).

 GS - KTS Hoàng Đạo Kính

Nếu vậy thì chi phí để thực hiện ý tưởng này nói riêng và chi phí phục dựng cây cầu nói chung sẽ là một bài toán khó?

Từ nãy tới giờ chúng ta chỉ bàn tới cách ứng xử thế nào với cầu Long Biên. Bởi vì ứng xử đúng thì hành động sẽ đúng. Trong việc tu sửa cây cầu này, chi phí lớn nhất nằm ở công đoạn gia cố móng. Nhưng theo tôi, nếu chúng ta chấm dứt chức năng kết nối giao thông thì áp lực tác động lên cầu giảm đi, chi phí gia cố móng từ đó cũng sẽ giảm.

Giờ đây, chúng ta chỉ cần chỉnh sửa những phần hư hỏng và tiến tới khôi phục lại các nhịp cầu, tùy vào tình hình tài chính. Tại sao vậy? Hà Nội hiện có nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng nhưng đa phần chỉ mang giá trị đi lại mà không có giá trị kiến trúc. Bởi thế, khôi phục các nhịp cầu không những trả lại vẻ đẹp vốn có của cầu Long Biên mà còn góp phần giữ gìn những giá trị lịch sử - văn hóa mà nó mang chứa trong hơn 100 năm tồn tại.

Xin cảm ơn GS.

Cầu Long Biên là báu vật chưa được khai thác

Trả lời báo Thanh niên cũng về vấn đề này, KTS Hoàng Thúc Hào, người vừa nhận giải thưởng KTS xuất sắc của châu Á cho biết, cầu Long Biên là báu vật hiện giờ vẫn chưa phô bày vẻ đẹp với du khách. Vì thế, nếu khôi phục cây cầu này, chúng ta nên làm theo hướng kết nối du khách, mở rộng hoạt động cộng đồng. Chúng ta cũng cần tìm giải pháp để kết nối được cầu Long Biên với các không gian đẹp khác gần đó như: Bãi giữa sông Hồng, khu phố cổ, phố đi bộ và chợ Đồng Xuân.

Xem thêm: >> Danh thần phải bỏ mạng vì tự ý sửa điểm bài thi để lấy lòng cấp trên

Phạm Thiệu - Phương Anh

Cùng chuyên mục

Rũ bỏ hình ảnh "bánh bèo", Uyên Linh “lột xác” bất ngờ sau show Chị đẹp

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:12
Với hình ảnh mới trẻ hơn, táo bạo hơn, Uyên Linh chuộng mốt ăn mặc cá tính, lăng-xê trang phục cắt xẻ và nhiều họa tiết.

Hà Nội: Kiểm soát giá dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Sở Du lịch Hà Nội lưu ý cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô trong dịp lễ.

Cuộc sống hiện tại của thiếu gia Phan Thành sau 8 năm hủy hôn với Midu

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:16
Từng là thiếu gia khét tiếng nhưng lại bị hủy hôn phút chót sau 8 năm bên nhau, cuộc sống hiện tại của Phan Thành vẫn được cư dân mạng chú ý.

Nam cầu thủ ở tuổi 27: Lái siêu xe, mua nhà cả chục tỷ đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:50
Ở tuổi này, chàng trai đã có gần như mọi thứ mà nhiều người trẻ mơ ước.

Tín Nguyễn hồi hộp chờ phản hồi của khán giả về vai diễn đầu tiên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:45
Tín Nguyễn có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim Lật mặt 7: Một điều ước. Cô cảm thấy may mắn khi được đồng hành cùng nhà sản xuất, đạo diễn Lý Hải - Minh Hà.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.