Bắc Ninh: Tiểu thương chợ Giầu bỏ bán hàng, tố ban Quản lý sách nhiễu

Bắc Ninh: Tiểu thương chợ Giầu bỏ bán hàng, tố ban Quản lý sách nhiễu

Hà Công Luân
Thứ 3, 09/01/2018 | 10:34
1
Sáng 8/1 hàng trăm hộ dân kinh doanh tại chợ Giầu (Bắc Ninh), đã đóng cửa hàng, đến UBND thị xã để phản đối ban Quản lý (BQL) chợ đã sách nhiễu, vòi vĩnh và làm chưa hết trách nhiệm của mình.

Hơn 8h ngày hôm qua (8/1), nhiều tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Giầu đã đến trước trụ sở UBND thị xã Từ Sơn để phản ánh những bức xúc mà BQL chợ gây ra trong thời gian qua. Theo các hộ kinh doanh phản ánh, từ năm 2016 khi ông Vũ Viết Hòa về tiếp nhận làm Trưởng ban quản lý chợ Giầu đã để xảy ra nhiều vấn đề tiêu cực.

Xã hội - Bắc Ninh: Tiểu thương chợ Giầu bỏ bán hàng, tố ban Quản lý sách nhiễu

Nhiều tiểu thương nghỉ bán hàng để phản đối BQL chợ Giầu.

Cụ thể, ông Vũ Viết Hòa bị tố vì đã buộc tiểu thương phải nộp "phí bôi trơn" với số tiền 320 triệu đồng của 13 hộ kinh doanh; phí thuê chỗ ngồi trong chợ lên cao 400%; sử dụng “hóa đơn bán hàng” để thu lệ phí của tiểu thương. Ngoài ra trong cuộc họp ngày 15/9/2017 UBND TX. Từ Sơn khẳng định chợ Giầu là chợ truyền thống, nhưng ngay trong buổi chiều cùng ngày BQL chợ đã tự ý chuyển sang chợ tự chủ…

9h30, ông Trần Đức Quyết - Phó Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn đã mời người dân đến trụ sở tiếp dân của thị xã để giải quyết.

Xã hội - Bắc Ninh: Tiểu thương chợ Giầu bỏ bán hàng, tố ban Quản lý sách nhiễu (Hình 2).

Ông Trần Đức Quyết- Phó Chủ tịch UBND TX. Từ Sơn.

Mở đầu buổi tiếp dân, một tiểu thương đại diện cho các hộ kinh doanh bức xúc: “Tại sao phiếu biên lai thu phí và lệ phí trước kia lại bị chuyển thành Hóa đơn bán hàng? Cùng với đó về phía đại diện bên thu thuế trước kia có 3 đại diện gồm: Phòng Kinh tế, Trưởng ban và Phó ban quản lý chợ Giầu, thì nay chỉ còn nguyên ông Vũ Viết Hòa, Trưởng BQL. Vậy phải chăng đây là chợ của riêng ông Hòa? Và theo hóa đơn chúng tôi đang mua chỗ của ông Hòa, chứ không phải thuê của Nhà nước như trước kia?”.

Đại diện phòng Tài chính, Nguyễn Thị Thanh Hương giải đáp: “Từ 2017 thực hiện luật Ngân sách mới, đã đổi tên lệ phí chợ, sang dịch vụ chỗ ngồi tại chợ. Hóa đơn bán hàng và biên lai trước kia là như nhau đây là do Nhà nước ban hành, chủ yếu nội dung ghi bên trong mới quyết định, có giá trị khác nhau tùy vào khoản thu. Trước kia BQL chợ Giầu trực thuộc phòng Tài chính, bây giờ được phân cấp trực thuộc thị xã Từ Sơn, nên không có đại diện của phòng Tài chính”.

Bổ sung câu trả lời này, ông Trần Đức Quyết nói: “Đây là chủ trương của cấp trên, giao quyền tự quyết cho BQL chợ, thực tế chợ Giầu thuộc quản lý của Thị xã và chợ Giầu vẫn là chợ truyền thống, tuyệt đối không có chuyện tư nhân ở đây”.

Xã hội - Bắc Ninh: Tiểu thương chợ Giầu bỏ bán hàng, tố ban Quản lý sách nhiễu (Hình 3).

Tiểu thương đã có nhiều câu hỏi gửi tới lãnh đạo thị xã.

Chị Nguyễn Thị Liên hai mắt đỏ hoe nói: “Trước đó ngày 30/6/2017 đại diện 13 hộ kinh doanh và phòng Tài chính thị xã Từ Sơn đã họp ra 2 phương án; thứ nhất nếu không tham gia đóng tiền xây dựng thì một năm sau ki-ot sẽ đưa ra đấu thầu. Thứ 2 nếu đóng góp tiền xây dựng sẽ được sử dụng trong 5 năm.

Hiện nay có 13 hộ tiểu thương đã tham gia đóng góp xây dựng 13 ki-ot với số tiền giao động từ 100 đến 140 triệu đồng/ki-ot, tùy vị trí. Tuy nhiên sau khi xây xong chúng tôi không được hưởng lợi ích gì, trong cuộc họp trước đó. Chúng tôi được phổ biến sử dụng 5 năm theo phương án thứ 2.

Cụ thể, vừa qua BQL chợ thông báo chúng tôi phải đóng tiền thuê chỗ ngồi hàng năm với giá tăng 400% với số tiền 13,5 triệu đồng/năm trên chính chỗ mà mình vừa đóng góp xây dựng. Trước kia thuê ki-ot cũ chỉ mất 3,6 triệu/năm.

Trong khi tại biên bản trước đó là chúng tôi góp vốn cùng Nhà nước xây dựng, nhưng biên bản của BQL chợ sau này lại biến thành “Phiếu đóng góp tự nguyện”, chúng tôi là những hộ kinh doanh nhỏ làm gì có tiền mà tự nguyện đóng góp". 

Về thắc mắc này, bà Hương giải đáp: “Từ 2017 thực hiện luật ngân sách mới, đổi tên lệ phí chợ, sang dịch vụ chỗ ngồi tại chợ. Hóa đơn bán hàng và biên lai trước kia là như nhau đây là mẫu do Nhà nước ban hành, chủ yếu nội dung ghi bên trong mới quyết định”.

“Về thu phí gồm: Phí đóng góp xây dựng, khoản thuê dịch vụ chỗ ngồi tại chợ, ngoài 2 khoản tiền trên các hộ không phải đóng góp thêm bất kỳ khoản gì. Còn về 13 ki-ot tăng thuế 400% thì hiện tại chưa có mức giá chính thức từ UBND tỉnh nên hiện tại bà con yên tâm, nếu có tăng thì cũng chỉ tăng theo đúng quy định”, đại diện phòng Kinh tế cho biết.

 Đại diện tiểu thương tiếp tục nêu câu hỏi: “Những lần tiếp xúc dân ông Hòa (Trưởng BQL Chợ) sử dụng ngôn ngữ thô tục, chửi bới dân, nhiều lần cắt điện để cưỡng chế các hộ kinh doanh. Như vậy có xứng đáng là cán bộ quản lý không? có làm đúng pháp luật hay không?

Chợ Giầu Với 16 nhân viên thuộc ban quản lý chợ, không làm công tác bảo vệ, không đóng cửa chợ và đòi tiền bảo hiểm thì mới được bảo vệ. Vậy 16 nhân viên đó được trả lương để làm gì?”.

Xã hội - Bắc Ninh: Tiểu thương chợ Giầu bỏ bán hàng, tố ban Quản lý sách nhiễu (Hình 4).

Chợ Giầu là chợ truyền thống được hình thành từ năm 1958.

Giải đáp vấn đề này, ông Trần Đức Quyết khẳng định: “Chủ trương của UBND thị xã là luôn tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, BQL làm vậy là sai, sẽ phải kiểm điểm lại, không ai có quyền cưỡng chế dân. UBND sẽ có quyết định xử lý vi phạm, và giao thanh tra làm rõ”.

“Về giấy hóa đơn bán hàng trên không phù hợp gây bất bình đối với bà con, vì vậy yêu cầu BQL chợ Giầu sửa lại mẫu cho phù hợp. Và UBND sẽ có văn bản trả lời cụ thể đến bà con”.

Kết thúc buổi tiếp dân, chị Huyền một tiểu thương nói: “Tôi mong rằng UBND TX. Từ Sơn sẽ tạo điều kiện để bà con yên tâm kinh doanh. Những bức xúc, kiến nghị của chúng tôi phải được làm rõ, ai có sai phạm thì cần được xử lý nghiêm”.

Cũng tại buổi làm việc, ông Vũ Viết Hòa cho biết: "Trước đây chúng tôi đã mời 13 hộ lên phòng tài chính để họp trước những vướng mắc xung quanh chuyện thuê ki-ot. 13 hộ đã lên họp và thống nhất giá thuê quầy và tiền hỗ trợ xây dựng bình quân là 10triệu/m2". Đáng chú ý, khi được hỏi về những việc cắt điện của dân, chửi bới tiểu thương... ông Hòa đều né tránh không trả lời. 

 Làm rõ việc người dân phải đóng tiền “bôi trơn”

Bà Nguyễn Thị Liên và 12 hộ kinh doanh nằm trong 13 ki-ot mới xây đã phản ánh rằng ông Vũ Viết Hòa – Trưởng BQL chợ Giầu đã yêu cầu phải đóng tiền “bôi trơn” mới cho sử dụng ki-ot. “Ki-ot xây xong nhưng vẫn chưa được sử dụng, ông Hòa đã khóa lại đòi  phải đóng thêm tiền, ông ấy đòi 13 hộ là 500 triệu đồng, rồi rút xuống 320 triệu không đóng ông không cho vào. Chúng tôi là những người thấp cổ bé họng đành phải làm theo trước những đòi hỏi của ông này”, bà Liên nói.

Ông Trần Đức Quyết cho biết, hiện Thị xã đã giao thanh tra kiểm tra, nếu đúng có vi phạm ông Hòa hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.

Vụ nổ ở Bắc Ninh: Cần làm rõ trách nhiệm chính quyền địa phương

Chủ nhật, 07/01/2018 | 13:09
Trước khi xảy ra vụ nổ làm chết 2 trẻ nhỏ cùng nhiều người khác bị thương thì chính quyền địa phương đã làm gì, đã quản lý như thế nào?
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.