Bác sĩ chỉ ra dấu hiệu cảnh báo trẻ em mắc tay chân miệng trở nặng

Thứ 4, 25/05/2022 | 07:00
0
Bác sĩ khuyến cáo, đa phần trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể biến chứng nguy hiểm, đặc biệt diễn biến rất nhanh trong vài giờ.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo.

Có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng như sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày. Khi nặng hơn trẻ sẽ bị loét miệng, vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, chân, gối…

Để ngăn chặn lây lan, trường phải phát hiện sớm những trẻ có dấu hiệu bệnh và những ca này phải cho nghỉ học ít nhất 10 ngày. Sau đó vệ sinh sàn nhà, tay nắm cửa, mặt bám, đồ chơi, đồ dùng…

3 triệu chứng sớm cảnh báo diễn biến nặng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Mới đây, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, có 3 triệu chứng rất sớm cảnh báo diễn biến nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng sau đây, gia đình cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Sức khỏe - Bác sĩ chỉ ra dấu hiệu cảnh báo trẻ em mắc tay chân miệng trở nặng

Trẻ bị tay chân miệng có dấu hiệu đặc trưng nổi các mẩn đỏ trên bàn tay (Ảnh: NGUYÊN MI)

Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Điều trị và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục:

- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Phòng bệnh tay chân miệng

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bùng phát, người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp như:

Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám, như sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi; đau họng; chảy nước bọt nhiều; tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng. Phát ban dạng phỏng nước 2-10 mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi.

Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đưa trẻ đến nhập viện ngay khi trẻ sốt cao trên 39 độ C không thể hạ bằng paracetamol; quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đập nhanh.

Cha mẹ có con bị tay chân miệng nên cho bé nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.

Hồng Anh (t/h theo Sức Khỏe&Đời sống, Thanh Niên)

Đã có 5.545 ca mắc tay chân miệng, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Chủ nhật, 22/05/2022 | 08:22
Bộ Y tế nêu rõ, bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố.

Một ca tử vong vì dịch tay chân miệng, Bộ Y tế cảnh báo

Thứ 7, 21/05/2022 | 21:11
Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố.

Cả nước ghi nhận hơn 17.000 trường hợp mắc tay chân miệng

Thứ 4, 07/04/2021 | 15:27
So với cùng kỳ năm 2020, số trẻ mắc tay chân miệng trên cả nước tăng 4 lần nên Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các địa phương tăng cường phòng chống dịch bệnh.
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Cần Thơ: Cứu cụ ông hóc xương gà nguy kịch

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:00
Ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa kịp thời cứu sống cụ ông bị hóc xương gà nguy kịch.

Đồng Nai: Phẫu thuật thành công cho 2 bệnh nhi bị chân khoèo bẩm sinh

Thứ 5, 16/05/2024 | 17:44
Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark vừa phẫu thuật thành công cho 2 bệnh nhi bị bàn chân khoèo bẩm sinh.

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ nghi ngộ độc tại huyện Trảng Bom

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:48
Hiện công an đã vào cuộc điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Quảng Ninh: “Mạnh tay” với vi phạm về an toàn thực phẩm

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:26
Chỉ trong vòng 1 tháng, các cơ quan chức năng và địa phương tỉnh Quảng Ninh xử phạt hơn 90 tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm số tiền gần 700 triệu đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Khúc gỗ “sần sùi” nhưng từng được rao bán đến 10 tỷ đồng ở Hà Nội

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Có dáng vẻ bên ngoài sần sùi, đơn điệu chẳng có gì đặc biệt, nhưng nhiều khách hàng ngỡ ngàng khi biết khúc gỗ này được rao bán với giá lên đến 10 tỷ đồng.

Ngày càng nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam chữa bệnh, làm đẹp

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:30
Tỉ lệ người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại nước ta tăng nhanh. Bộ Y tế ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.

Tp.HCM: Xử lý nghiêm cơ sở đào tạo tiêm filler và botox trái phép

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:56
Thanh tra 2 Sở phối hợp kiểm tra, phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox trái phép trên địa bàn quận Tân Bình.

Tin tức Đời sống 15/5: Uống thuốc bổ não trước mùa thi có hiệu quả?

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:01
Cập nhật tin tức đời sống ngày 15/5: Không nên lạm dụng thuốc bổ não trước mùa thi; Nhiều ca nhiễm ký sinh trùng đến từ thú cưng...

Anh nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 90 tỷ nhờ nuôi con "hiền lành như đất"

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:30
Với mô hình nuôi con “đặc sản” công nghệ cao, anh Đặng Văn Bảy ở ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre bỏ túi hàng chục tỷ đồng mỗi năm.