Bạo lực học đường liên tục xảy ra: Chuyên gia tâm lý phân tích căn nguyên

Bạo lực học đường liên tục xảy ra: Chuyên gia tâm lý phân tích căn nguyên

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 4, 30/10/2019 | 14:35
0
Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều clip học sinh đánh nhau đã lan truyền trên mạng xã hội. Điều này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm giáo dục của gia đình và nhà trường trong khi những đứa trẻ đều đang chịu tổn thương.

Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân để xảy ra liên tiếp các vụ bạo lực học đường là do sai lầm trong cách giáo dục của cha mẹ, thầy cô.

Trao đổi chi tiết hơn với PV báo Người Đưa Tin về vấn đề này là chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM.

Trong một tuần vừa qua đã có hai vụ học sinh đánh nhau tại tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Đáng chú ý, đối tượng và nạn nhân đều là nữ sinh. Có phải học sinh nữ đang thể hiện sự bạo lực nhiều hơn hay không, thưa bà?

Tôi cho rằng, chưa đủ cơ sở để nhận định học sinh nữ đánh nhau nhiều hơn học sinh nam qua vài sự việc gần đây, vì chưa có số liệu điều tra định lượng đáng tin cậy. Nhưng đúng là những sự việc học sinh đánh nhau bị lan truyền trên truyền thông, mạng xã hội thì nữ sinh bị chú ý nhiều hơn.

Giáo dục - Bạo lực học đường liên tục xảy ra: Chuyên gia tâm lý phân tích căn nguyên

Nữ sinh trường THCS Lê Quý Đôn (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đánh nhau.

Cũng có thể nói, so với ngày xưa, nữ sinh bây giờ có xu hướng bạo lực nhiều hơn. Nguyên nhân sâu xa là do hiểu sai về bình đẳng giới nên có quan điểm cho rằng con gái phải giống như con trai trong mọi lĩnh vực.

Một số cách giáo dục của cha mẹ hay truyền thông xã hội cho rằng bộc lộ nữ tính là mềm yếu còn nam tính là mạnh mẽ… Nên có một bộ phận nữ sinh hiểu nhầm dẫn đến có khuynh hướng hung hăng để tỏ ra mạnh mẽ giống như con trai.

Theo bà, tình trạng bạo lực học đường cứ liên tục xảy ra là vì sao?

Quả thật, trẻ nữ hay nam đều có tính tình hung hăng hơn ngày xưa, một phần nguyên nhân vì cách cha mẹ đang dạy con hiện nay có nhiều xu hướng bạo lực.

Nhiều cha mẹ quá bận rộn, không đủ kiên nhẫn để uốn nắn phân tích đúng sai cho con hiểu, họ chọn cách đánh mắng, áp đặt cho trẻ nhanh khuất phục, hoặc phó mặc giao con cho người khác nuôi dạy (ông bà, người giúp việc,...).

Hậu quả là đứa trẻ bị tổn thương một thời gian dài vì bị ảnh hưởng bởi cách hành xử bạo lực của cha mẹ. Vì thiếu tình yêu thương nên nhiều trẻ dễ hung hăng hơn.

Trẻ không biết yêu thương chính mình nên khó yêu thương người khác. Bên trong trẻ luôn mặc cảm, yếu đuối, mệt mỏi, chán chường,… vì vậy trẻ dễ có phản ứng tiêu cực ra bên ngoài.

Giáo dục - Bạo lực học đường liên tục xảy ra: Chuyên gia tâm lý phân tích căn nguyên (Hình 2).

Công an phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM đang điều tra sự việc nữ sinh lớp 11 trường THCS - THPT Phạm Ngũ Lão đánh bạn, quay clip tung lên mạng xã hội.

Trong những vụ việc bạo lực học đường, hậu quả mà những học sinh bị đánh đập, tấn công là như thế nào?

Đứa trẻ bị đánh sẽ có những tổn thương tâm lý rất nghiêm trọng. Tổn thương không chỉ về thân thể, sức khỏe mà còn nghiêm trọng hơn, lâu dài hơn đối với tinh thần trẻ.

Tuổi dậy thì là lúc trẻ đang hình thành bản sắc cá nhân nên lòng tự tôn rất cao, luôn coi trọng hình ảnh bản thân trong mắt người khác.

Khi trẻ bị đánh hội đồng, không chỉ bạn bè, mọi người cùng nhìn thấy mà còn bị quay phim tung lên mạng cho cộng đồng chứng kiến thì tổn thương càng lớn, mặc cảm về giá trị bản thân.

Vết thương thể chất có thể điều trị nhưng những tổn thương tâm lý nghiêm trọng với tinh thần trẻ có thể khiến trẻ trở nên tự ti, mặc cảm,.. dễ rơi vào căn bệnh trầm cảm, nặng hơn thậm chí trẻ muốn tự tử.

Tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý lâu dài, khó hòa nhập xã hội khi lớn lên. Vì thế, trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường rất cần cha mẹ và mọi người quan tâm giúp đỡ nhiều hơn.

Ở chiều ngược lại, đứa trẻ có hành vi đánh bạn sẽ chịu tác động ra sao?

Những trẻ đánh bạn cũng có thể từng là nạn nhân của bạo lực.

Có thể trẻ chứng kiến bố mẹ đánh nhau và đánh trẻ, thầy cô cũng có người bạo hành với trẻ trên lớp, hoặc chính trẻ từng là nạn nhân của bắt nạt, bạo lực học đường nên khuynh hướng bạo lực tác động vào cách hành xử của những đứa trẻ này.

Khi đánh người khác là lúc đứa trẻ đó bộc lộ xung đột nội tâm của chính nó, sự căng thẳng uất hận bên trong mà không cách nào kiểm soát được.

Tiếp đó, đứa trẻ có hành vi đánh bạn sẽ bị chê cười, bị nhà trường xử phạt, dư luận truyền thông chỉ trích thì cũng chịu tổn thương không kém gì nạn nhân của bạo lực.

Vì thế, chúng ta lên án hành vi bạo lực học đường nhưng không nên chà đạp nhân phẩm của từng đứa trẻ. Xét cho cùng, cả trẻ ra tay đánh bạn hay trẻ bị bạn đánh đều là nạn nhân, cần phải giúp đỡ cả hai bên.

Như vậy, cách để hóa giải mầm mống tiêu cực trong những đứa trẻ có khuynh hướng bạo lực là gì, thưa bà?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng chỉ trích, chê bai những đứa trẻ đánh bạn và chỉ chăm chăm xử phạt, ví dụ như nhà trường thì đuổi học, cha mẹ chửi mắng, cư dân mạng “ném đá”,...

Chúng ta đang dùng bạo lực để tấn công bạo lực, và đó không thể giải pháp tốt giúp ngăn chặn bạo lực, thậm chí chỉ càng khiến bùng phát bạo lực mà thôi.

Giáo dục - Bạo lực học đường liên tục xảy ra: Chuyên gia tâm lý phân tích căn nguyên (Hình 3).

Chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM.

Đối với những đứa trẻ đánh người khác, nó cần chịu trách nhiệm bằng một hình phạt xứng đáng nhưng dưới hình thức tạo cơ hội được sửa sai và thay đổi như làm việc công ích, giúp đỡ nạn nhân, ...

Còn khi nhà trường cố tính đẩy những đứa trẻ bị coi là hư hỏng ra khỏi nhà trường là thầy cô đã thừa nhận sự thất bại trong cách giáo dục.

Một đứa trẻ đang trưởng thành chỉ có thể tự hoàn thiện bản thân tốt nhất khi người khác tạo cơ hội với tình yêu thương.

Còn người lớn vẫn chưa thay đổi hành vi, chưa thay đổi cách giáo dục hay xử phạt trẻ thì đừng mong trẻ phải biết tự chịu trách nhiệm, tự thay đổi.

Cảm ơn bà!

Xôn xao clip nữ sinh lớp 11 bị bạn hành hung gây thương tích: Hiệu trưởng nhà trường lên tiếng

Thứ 3, 29/10/2019 | 07:00
Do mâu thuẫn trên mạng xã hội, một nữ sinh học lớp 11 bị đánh trọng thương. Hiện, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc.

Bất ngờ nguyên nhân nữ sinh bị đánh tới tấp, tung clip lên Facebook khiến nhiều người phẫn nộ

Chủ nhật, 27/10/2019 | 22:25
Bị mẹ la mắng và lấy người bạn hàng xóm làm gương, L. sinh ra bực tức, chặn đường, đưa H. tới chỗ vắng người qua lại dùng mũ bảo hiểm, dép và tay đánh tới tấp vào mặt bạn. Sự việc được một người khác quay lại, chia sẻ lên mạng xã hội Facebook khiến nhiều người phẫn nộ.

Clip: Học sinh dùng mũ bảo hiểm, dép đánh bạn tàn nhẫn khiến cộng đồng mạng phẫn nộ

Chủ nhật, 27/10/2019 | 14:02
Trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip ghi lại cảnh một học sinh dùng mũ bảo hiểm, dép, tay liên tiếp đánh vào mặt một bạn gái khác rất tàn nhẫn khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Cùng tác giả

Phát huy nguồn lực từ kiều bào: Định vị và xây dựng thương hiệu Tp.HCM

Thứ 5, 02/05/2024 | 09:00
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Tp.HCM sẽ được tăng cường hơn, nhằm thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho Tp.HCM.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.
Cùng chuyên mục

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điều cốt yếu thí sinh cần chú ý

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:00
Theo kế hoạch, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024 sẽ tổ chức cho thí sinh đang học lớp 12 chính thức đăng ký dự thi trực tuyến.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 1/5/2024: Nền nhiệt hạ liền 8 độ, mưa rất to

Thứ 4, 01/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (1/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đón không khí lạnh, miền Bắc thời tiết "lý tưởng" đến khi nào?

Thứ 4, 01/05/2024 | 16:06
Đợt không khí lạnh tràn về khiến miền Bắc giảm nhiệt đột ngột từ 40 độ C xuống mức 25-27 độ C tạo nên sự chênh lệch 10 độ C - 15 độ C thấp hơn so với ngày hôm qua.

Bản tin 1/5: Các khối ngành quân đội thêm hai phương thức xét tuyển năm 2024

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Các khối ngành quân đội thêm hai phương thức xét tuyển năm 2024; Rủ nhau đi tắm "biển trên núi", 3 nạn nhân đuối nước thương tâm...

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc giảm đột ngột 10 độ "đánh bay" nắng nóng

Thứ 4, 01/05/2024 | 08:59
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, dự báo miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to, thời gian mưa tập trung chiều tối và đêm.

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điều cốt yếu thí sinh cần chú ý

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:00
Theo kế hoạch, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024 sẽ tổ chức cho thí sinh đang học lớp 12 chính thức đăng ký dự thi trực tuyến.