Bệnh loãng xương không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả xấu

Bệnh loãng xương không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả xấu

Thứ 7, 13/08/2022 | 18:13
0
Đó là chia sẻ của Ths.Bs chuyên khoa 2 Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Tp.HCM.

Nhiều người không nhận ra bệnh cho đến khi bị gãy xương

Theo Ths.Bs Võ Hòa Khánh, bệnh loãng xương hiện đang được nhiều người nhẫm lẫn với bệnh thoái hóa khớp, không điều trị kịp thời có thể gây nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, cho người thân và xã hội.

Loãng xương là một bệnh diễn tiến âm thầm, giai đoạn thiếu xương (mật độ xương giảm) thường không có triệu chứng đặc hiệu. Mức độ nguy hiểm của loãng xương chính là gãy xương, giảm chất lượng sống và gây ra tàn tật thậm chí tử vong.

Dấu hiệu nhận biết loãng xương qua các cơn đau như: Có thể là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên mà bệnh nhân có thể thấy, đau nhức dai dẳng, thường là đau cột sống, đau khi đi, khi nằm, khi ngồi…đau có thể là dấu hiệu muộn của gãy xương do loãng xương, rất nhiều bệnh nhân không biết mình loãng xương cho đến khi có biến chứng gãy xương.

Đối với gãy xương vùng cột sống dấu hiệu cảnh báo như: đau, gù, còng cột sống, giảm chiều cao là những dấu hiệu cảnh báo loãng xương.

Bệnh có thể nhầm lẫn là bệnh thoái hóa khớp, đây cũng là một bệnh mãn tính, kéo dài và có những triệu chứng không rõ ràng như đau, nhức mỏi toàn thân…

Sức khỏe - Bệnh loãng xương không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả xấu

Bệnh loãng xương sẽ gây nhiều hậu quả xấu.

Cũng theo Ths.BS Võ Hòa Khánh, phương pháp chẩn đoán loãng xương hiện nay gồm: Chẩn đoán loãng xương bằng cách đo mật độ xương (đo BMD) theo phương pháp DXA là tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương tốt nhất hiện nay.

Phương pháp này giúp chẩn đoán loãng xương, đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương và theo đõi bệnh nhân có đáp ứng với điều trị hay không. Thông thường đo mật độ xương ở 2 vị trí: cột sống thắt lưng và cổ xương đùi.

Chẩn đoán loãng xương có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị vì hậu quả nặng nề của loãng xương ành hưởng đến gia đình và xã hội, đó là gãy xương.

Gánh nặng xã hội do loãng xương bao gồm chi phí điều trị trực tiếp (điều trị gãy xương do loãng xương và phục hồi chức năng sau đó) và các chi phí gián tiếp do loãng xương gây ra suy nhược cơ thể.

Chi phí y tế loãng xương trực tiếp tại Mỹ khoảng 13,7 tỷ đến 20,3 tỷ USD (năm 2005). Người ta cũng dự đoán rằng vào năm 2025 sẽ có trên 3 triệu trường hợp gãy xương tiêu tốn hết 25,3 tỷ USD/năm.

Loãng xương có thể đưa đến nhiều hậu quả xấu liên quan tới sức khỏe như là gãy xương cần chăm sóc sức khỏe một thời gian dài và dẫn tới tử vong. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương, đặc biệt gãy xương xảy ra ở xương vùng háng (gãy cổ xương đùi và gãy liên mấu chuyển xương đùi), gãy cột sống và gãy đầu dưới xương quay (cổ tay)...

Loãng xương thường diễn tiến âm thầm, nhiều người không nhận ra bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương. Mỗi năm khoảng 2 triệu người bị gãy xương do loãng xương, và điều này làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong.

Nguy cơ gãy xương tăng đáng kể theo tuổi tác. Khoảng 24% ở phụ nữ trên 50 tuổi và 16% đàn ông trên 50 tuổi, con số này sẽ tăng thêm gần 50% nữ ở độ tuổi trên 85 tuổi và 35% ở nam giới ở độ tuổi trên 85.             

Gãy xương do loãng xương là gánh nặng thật sự lên bệnh nhân đó và xã hội, chúng thường dẫn đến một loạt các hậu quả về thể chất và tâm lý bao gồm gãy xương tương lai, trầm cảm, suy nhược chức năng, đau và tàn tật.

Gãy xương, đặc biệt là gãy cột sống có thể dẫn tới những cơn đau mãn tính và tàn tật. Đặc biệt trong gãy xương vùng háng làm gia tăng tỉ lệ tử vong từ 10 – 20% trong 1 năm và làm tăng đến 2,5 lần nguy cơ gãy xương tương lai. Gần 1/3 bệnh nhân bị gãy xương vùng háng (gãy cổ xương đùi) cần phải được chăm sóc lâu dài.

Sức khỏe - Bệnh loãng xương không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả xấu (Hình 2).

Loãng xương có thể gây vẹo cột sống.

Làm sao để điều trị bệnh loãng xương hiệu quả?

Ths.Bs Võ Hòa Khánh cho biết thêm, hiện có nhiều phương pháp giúp bệnh nhân điều trị bệnh loang xương, như: Điều trị loãng xương không dùng thuốc:

Thay đổi chế độ ăn: Tăng cường bổ sung canxi, vitamin D từ thực phẩm: Sữa, cá hồi, rau củ, hải sản… Hạn chế rượu bia, thuốc lá.

Thay đổi lối sống hàng ngày: Hoạt động thể lực: tập các môn thể dục phù hợp với tuổi già như: dưỡng sinh, khí công, thiền…. Giáo dục kiến thức cho bệnh nhân về bệnh loãng xương.

Phòng tránh gãy xương do té ngã: Trong nhà phải đủ ánh sáng nhất là ban đêm. Mang dép mềm, tránh trơn trợt. Toilet phải khô ráo, có tay vịn. Đồ đạc trong nhà phải gọn gàng. Kiểm tra thị lực (cườm, cận thị … ). Hạn chế lên xuống cầu thang nhiều. Di chuyển có tay vịn hỗ trợ trong trường hợp bệnh nhân yếu, có nhiều bệnh lý nội khoa: nạng, xe đẩy, nẹp thun đầu gối, nẹp lưng cột sống…

Mục tiêu điều trị loãng xương là giúp tăng mật độ xương và hạn chế biến chứng gãy xương, theo phác đồ điều trị thì thuốc điều trị loãng xương phải uống lâu dài (từ 3 – 5 năm).

Vì vậy việc tuân thủ điều trị hết sức quan trọng, bệnh nhân cần hiểu rõ về cách thức điều trị, thời gian điều trị, chi phí cũng như hậu quả nặng nề của loãng xương gây ra để bệnh nhân có ý thức tuân thủ điều trị.

Sức khỏe - Bệnh loãng xương không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả xấu (Hình 3).

 Bệnh nhân vẹo cột sống được phẫu thuật tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp.HCM.

Loãng xương là một bệnh diễn tiến âm thầm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh, gia đình và là gánh nặng cho xã hội nhưng có thể dự phòng. Nếu khối lượng xương tăng 10% thì giảm được 50% nguy cơ gãy xương trong suốt cuộc đời.

Giáo dục bệnh nhân về bệnh loãng xương, thay đổi lối sống (không hút thuốc, không rượu bia…), hoạt động thể lực, thể dục cũng như chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng trong bệnh loãng xương là cung cấp đầy đủ Canxi và vitamin D. Canxi hàng ngày khoảng 1000 mg, nguồn canxi từ thực phẩm sữa, các chế phẩm tương tự sữa (phô mai, …), cá hồi, nước cam…

Vitamin D: Nguồn cung cấp vitamin D từ ánh nắng mặt trời là quan trọng nhất, ngoài ra cũng có thể bổ sung trong thực phẩm, nhu cầu vitamin D khoảng 800-1000 UI/ngày, những người có nguy cơ thiếu vitamin D cao là những người có bệnh lý về đường ruột, suy thận mạn, béo phì…

Nguyễn Lành

Gắp thành công mảnh gỗ nằm 4 tháng trong đốt sống cổ bệnh nhân

Thứ 6, 12/08/2022 | 18:54
Khi đang làm việc thì anh T. bị que gỗ bật vào cổ, vết thương. Lúc tới bệnh viện đa khoa ở huyện thì vết thương đã khô máu nên được khâu 2 mũi.

Vừa quay lại Juve, Pogba đã chấn thương và có thể phải nghỉ 2 tháng

Thứ 3, 26/07/2022 | 08:31
Juventus xác nhận Paul Pogba sẽ không tham gia chuyến du đấu trước mùa giải, chỉ 14 ngày sau khi gia nhập từ MU và có thể phải nghỉ thi đấu 2 tháng.

Loãng xương vì ăn kiêng, sợ nắng biến thành ninja khi ra đường

Thứ 3, 18/12/2018 | 10:10
Căn bệnh loãng xương đang “phủ sóng” đến những người trẻ. Nguyên nhân do lười vận động, sử dụng nhiều chất kích thích; các bạn nữ lại thích ăn kiêng, có thói quen che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài nên da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến bị thiếu vitamin D trầm trọng.
Cùng tác giả

Xuyên đêm cấp cứu 3 bệnh nhi nghi ngộ độc do ăn giò lụa bán dạo

Thứ 3, 16/05/2023 | 14:44
Ba bệnh nhi trong một gia đình sau khi ăn giò lụa bán dạo bị yếu cơ, sụp mi, thở máy nghi do ngộ độc.

Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy nền kinh tế

Thứ 2, 17/04/2023 | 14:00
Hàng loạt doanh nghiệp tại Tp.HCM gặp khó khăn về nguồn vốn, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế Thành phố này tăng trưởng chậm, cần có giải pháp để vực dậy.

Tp.HCM: Sập cửa hàng tiện lợi, nhiều người mắc kẹt, một nữ sinh tử vong

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:38
Nguyên nhân ban đầu khiến cửa hàng tiện lợi bị sập được cho là để hàng hóa quá tải. Đến chiều tối 18/1, cơ quan chức năng xác định một nữ sinh đã tử vong.

Đường hoa xuân giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:35
Đường hoa xuân tại bệnh viện Chợ Rẫy chính thức khai mạc đã giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời

Thứ 4, 28/09/2022 | 13:38
Nhà văn, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo viết bằng chân đầu tiên tại Việt Nam đã qua đời rạng sáng ngày 28/9 tại Tp.HCM, hưởng thọ 76 tuổi.
Cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.

Mức độ nguy hiểm của huyết áp cao và giải pháp ổn định từ Định Áp Vương

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:00
Huyết áp cao là một tình trạng nguy hiểm, được mệnh danh là "kẻ sát nhân thầm lặng" bởi nó âm thầm tấn công các cơ quan và dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng.

Đồng Nai: Chuyển đổi số ngành y để phục vụ người dân tốt hơn

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:01
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.