Bệnh viện tự chủ tài chính: Vì sao càng làm càng thâm hụt?

Bệnh viện tự chủ tài chính: Vì sao càng làm càng thâm hụt?

Thứ 6, 30/09/2022 | 15:00
0
Sau 6 năm tự chủ tài chính, lãnh đạo Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Tp.Thủ Đức) xác nhận những khó khăn, vướng mắc khiến bệnh viện càng làm càng thâm hụt.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh trực thuộc Sở Y tế Tp.HCM nằm ở cửa ngõ phía đông Tp.HCM, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Tp.Thủ Đức và khu vực lân cận.

Bệnh viện được giao quyền tự chủ chi thường xuyên từ năm 2016 đến nay đã được 6 năm. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận điều trị và khám cho khoảng 600 nghìn bệnh nhân. Từ bệnh viện đa khoa tuyến quận, năm 2016, bệnh viện đã trở thành bệnh viện đa khoa hạng 1.

Chiều 29/9, Đoàn đại biểu quốc hội Tp.HCM đã đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh khảo sát “Về việc thực hiện cơ chế tự chủ và đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 1/1/2020 – 30/6/2022” nhằm góp ý cho dự án luật Đấu thầu sửa đổi.

Tại buổi khảo sát, Th.S Hoàng Thị Thanh Kiều, Trưởng phòng Tài chính, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, Bệnh viện Lê Văn Thịnh được giao quyền tự chủ chi thường xuyên từ năm 2016 đến nay và bệnh viện đã chủ động hơn trong nhiều công việc khám, chữa bệnh, đầu tư nhưng cũng đã gặp những khó khăn.

Biểu giá dịch vụ kỹ thuật y tế được cấu thành từ 7 yếu tố chính, tuy nhiên giá thu hiện nay được tính 4/7 yếu tố, 3 yếu tố lại chưa được tính đúng, tính đủ vào cơ cấu giá.

Giá hiện cũng chưa bao gồm phần hao hụt trong quá trình bảo quản, cấp phát thuốc và vật tư. Việc này dẫn đến càng làm càng thâm hụt và không có nguồn để tái đầu tư sơ sở vật chất, máy móc thiết bị ngày càng lạc hậu, không nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, không có nguồn đào tạo nhân lực và thu hút nguồn lực có chất lượng cao.

Mặt khác, hiện nay, số hóa trong công tác khám, chữa bệnh và truyền tải, lưu trữ dữ liệu và giảm ô nhiễm môi trường cần đầu tư hoặc thuê hệ thống công nghệ thông tin tốn rất nhiều chi phí mà chưa được tính vào cơ cấu giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Chứng minh rõ hơn về câu chuyện càng làm càng hao hụt, Th.S Hoàng Thị Thanh Kiều cho hay, hiện nay, bệnh viện ký hợp đồng với cơ quan của BHYT theo đơn giá dịch vụ cung cấp. Trong khi đó, giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT và thanh tra lại căn cứ trên định mức xây dựng cơ cấu giá.

Ví dụ, khi thực hiện dịch vụ siêu âm màu cho bệnh nhân, sau khi in kết quả chẩn đoán mà không kèm in hình ảnh siêu âm màu cho bệnh nhân thì bị trừ trong đơn giá dịch vụ siêu âm cung cấp. Trong khi đó, hình ảnh siêu âm màu cơ sở có lưu trữ đầy đủ trên hệ thống PACS khi cần có thể truy xuất.

Bên cạnh đó, việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh dựa trên định mức số lượt tối đa được quy ước trong việc xây dựng giá là chưa phù hợp. Ví dụ, bóng đèn máy CT-Scaner khuyến cáo tối đa của nhà sản xuất là chụp 10.000 ca/bóng. Nhưng, nếu quá trình sử dụng và khai thác tốt có thể sử dụng thời gian lâu hơn hoặc chụp được nhiều lượt hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ y tế thì bị xuất toán đối với số ca chụp vượt định mức khuyến cáo của nhà sản xuất. Như vậy, thiết bị chưa hỏng mà thay sẽ lãng phí. Nhưng, có những cái hỏng sớm hơn thì buộc đơn vị phải thay mới để phục vụ người dân thì không được tính thêm vào giá dịch vụ y tế phần chi phí tăng thêm.

Một bất cập nữa là trong việc tạm ứng và quyết toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT), số tạm ứng cho đơn vị 80% chi phí khám bệnh BHYT (hơn 40 tỷ đồng) dựa vào quý trước để cho đơn vị hoạt động vào cuối tháng đầu tiên của quý sau là không đủ.

Số tiền 20% chờ quyết toán (3 tháng), phần vượt dự toán năm sau mới được xem xét. Số chi phí chờ thẩm định, quyết toán này rất lớn. Trong khi đó, khi thực hiện mọi chi phí chi tiền lương, phụ cấp và thu nhập khác thì chi theo tháng; tiền điện, nước trả theo kỳ. Tiền thuốc, vật tư, hóa chất sử dụng cho bệnh nhân còn phải dự trữ tồn kho theo cơ số cho việc khám chữa bệnh kịp thời, chi phí khá lớn. Đối với bệnh viện có tốc độ phát triển năm sau hơn năm trước thì phần chưa thanh toán kịp thời sẽ lớn hơn 20%, cộng với chi phí dự trữ tồn kho.

Thêm vào đó, hiện Bệnh viện Lê Văn Thịnh có 800 lao động, viên chức chiếm 25%, còn lại là hợp đồng lao động chiếm 75%. Nguồn thực hiện là từ nguồn cải cách tiền lương từ các năm trước đã không còn, từ năm 2018 đến nay đơn vị tự quyết và đã sử dụng hết. Ngoài ra, trong thời gian dịch bệnh Covid-19, bệnh viện tham gia cùng ngành y tế chống dịch, nguồn thu giảm, sự hỗ trợ từ ngân sách hạn chế từ đó thu nhập của nhân viên y tế cũng giảm sút.

Để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên y tế được hưởng thu nhập tăng thêm nhằm khuyến khích, bệnh viện đề nghị ngân sách Nhà nước cấp bổ sung phần chênh lệch đơn vị không cân đối đủ. Hoặc cho cơ chế đơn vị tự cân đối bao nhiêu thì chi bấy nhiêu tránh sự hiểu lầm đối với nhân viên y tế, đó là quyền lợi của người lao động được hưởng và là trách nhiệm của cơ sở y tế buộc phải chi trả cho người lao động mặc dù không có nguồn.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh kiến nghị cơ quan chủ quản Sở Y tế, ban ngành kiến nghị cấp trên sớm có chủ trương hoặc ban hành khung giá khám, chữa bệnh tính đúng, tính đủ chi phí. Trong khi chờ đợi chủ trương, đề nghị ngân sách cấp bổ sung phần thiếu hụt. Ban hành cơ chế thống nhất trong việc thực hiện, thẩm tra trong công tác khám chữa bệnh BHYT và xem xét lại việc cấp kinh phí tạm ứng 80% chi phí khám chữa bệnh còn thấp. Mở rộng đối tượng hưởng chế độ thu nhập tăng thêm đối với người lao động trong cơ sở y tế và đề nghị ngân sách cấp bù phần thiếu hụt khi đơn vị cân đối chưa đủ, nhờ vậy nhân viên sẽ an tâm phục vụ người bệnh.

Tại buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, chia sẻ, thực tế đơn vị muốn phát triển thì phải có dư, thu nhiều hơn chi. Nhiều đơn vị hiện nay, kể cả trường học, bệnh viện, ban đầu thu nhiều hơn nhưng dần dần cơ sở vật chất xuống cấp, hư hao trang thiết bị, phải mua sắm đầu tư nên thâm hụt, dẫn đến hoạt động gặp khó khăn.

"Nhiều quy định cũng chưa hợp lý, chưa phù hợp. Bên cạnh đó, thành phố còn ảnh hưởng của dịch, thời gian dài bệnh viện không có thu nhưng phải đảm bảo thu nhập cho nhân viên", bà Văn Thị Bạch Tuyết nói và ghi nhận những kiến nghị của Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Minh Hoa (t/h theo Lao Động, Thanh Niên)

Hướng dẫn giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công

Thứ 4, 21/09/2022 | 16:00
Căn cứ phương án tự chủ tài chính do đơn vị đề xuất, cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, thẩm tra phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính và dự toán thu, chi.

Phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập năm 2022

Thứ 3, 06/09/2022 | 14:58
Ngày 5/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022.

Khi chủ đầu tư “cõng gánh” tài chính giúp người mua nhà

Thứ 2, 15/08/2022 | 08:27
Nhiều chủ đầu tư đang chấp nhận cắt giảm lợi nhuận để có những chính sách bán hàng ưu đãi, góp phần giúp giải bài toán tài chính cho người mua nhà trong giai đoạn “dòng tiền khó”.

Người dân “tận dụng” đất tái định cư bỏ hoang, chính quyền lắc đầu, chủ đầu tư bất lực

Thứ 7, 12/10/2019 | 09:52
Khu tái định cư với vốn đầu tư hàng chục tỉ được đầu tư nhưng hiện nay vẫn chưa đưa vào sử dụng. Tiếc hàng trăm ha đất bị bỏ hoang, nhiều người dân địa phương đã dựng hàng rào, khoanh vùng để tận dụng trồng cây keo và chè.
Cùng chuyên mục

Hạn chế ô tô dịp 30/4 - 1/5 và cuối tuần để tránh ùn tắc phà ra Cát Bà

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:25
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cuối tuần kéo dài đến hết 30/7, các chuyến phà từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà sẽ tạm dừng chở xe ô tô con, ô tô tải trong khung giờ cao điểm.

Muốn làm trật tự thôn phải qua hội đồng xét tuyển

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:33
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông có bị thu thêm tiền?

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:51
Theo quy định, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:08
Điện Biên xác định làm tốt công tác dân vận để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

4 trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:06
Cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc trong trường hợp nào là vấn đề nhiều người quan tâm.
     
Nổi bật trong ngày

Muốn làm trật tự thôn phải qua hội đồng xét tuyển

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:33
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông có bị thu thêm tiền?

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:51
Theo quy định, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Hạn chế ô tô dịp 30/4 - 1/5 và cuối tuần để tránh ùn tắc phà ra Cát Bà

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:25
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cuối tuần kéo dài đến hết 30/7, các chuyến phà từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà sẽ tạm dừng chở xe ô tô con, ô tô tải trong khung giờ cao điểm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.