Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị thêm một bộ SGK, có cần thiết?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị thêm một bộ SGK, có cần thiết?

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 2, 14/08/2023 | 15:58
0
Ghi nhận những đánh giá của Đoàn giám sát Quốc hội, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ, phù hợp với thực tiễn.

Báo cáo tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những đánh giá của Đoàn giám sát và trình bày những kế hoạch thực hiện chương trình mới.

Đổi mới cần thời gian thực hiện

Mở đầu phần phát biểu của mình, ông Sơn cho biết, ngành giáo dục chờ đón đợt giám sát này vì hiểu rằng, tự mình truyền thông và giải thích trước xã hội và trước Quốc hội rất nhiều cũng khó bằng sự ghi nhận và lan tỏa một cách khách quan thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội- cơ quan đại diện cao nhất cho toàn thể nhân dân.

“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là tinh thần lớn của toàn đảng, toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 29. Đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình GDPT 2018 là cuộc đổi mới có chiều sâu, toàn diện và triệt để nhất so với các lần đổi mới trước đây đã thực hiện, kể từ giữa thế kỷ 20.

Kỳ vọng vào đổi mới rất lớn, nhiệm vụ rất nặng nề, cường độ và tốc độ đổi mới rất nhanh, phương pháp có nhiều điều phi truyền thống, điều kiện triển khai khó khăn mọi bề”, ông Nguyễn Kim Sơn phát biểu.

Giáo dục - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị thêm một bộ SGK, có cần thiết?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên họp.

Ông Sơn - đại diện ngành giáo dục cho biết, nhiều điểm trong đóng góp, Bộ GD&ĐT cũng đã thấy và đang tiến hành điều chỉnh. Bộ GD&ĐT cũng đang triển khai đánh giá giữa kỳ việc triển khai chương trình GDPT 2018, ở góc độ chuyên môn và góc độ chính xách.

Cụ thể, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT đang điều chỉnh thông tư 25 về việc chọn sách; đang cải thiện việc kiểm soát quá trình biên soạn, thử nghiệm sách, chất lượng của việc thẩm định sách, việc hướng dẫn giáo viên cũng đã và đang được điều chỉnh dần.

Có cần thiết thêm một bộ SGK do Bộ GD&ĐT biên soạn?

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã bày tỏ ý kiến với nội dung của Đoàn giám sát nêu trong nhóm giải pháp về nâng cao năng lực hiệu quả, hiệu quả quản lý nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: "nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương về việc giao Bộ giáo dục và đào tạo chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước".

Bộ trưởng nhấn mạnh: "Chúng tôi một lần nữa đề nghị Đoàn giám sát và UBTVQH hết sức cân nhắc điều này, cân nhắc bỏ điều này khỏi nội dung Nghị quyết. Trong phiên làm việc giữa Đoàn giám sát và Chính phủ cuối tháng 7, chúng tôi cũng đã nêu một số ý kiến phân tích và kiến nghị về việc này. Dường như vẫn đang còn những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của sách giáo khoa trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới”.

Giáo dục - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị thêm một bộ SGK, có cần thiết? (Hình 2).

Những vấn đề liên quan đến Chương trình GDPT 2018 được đặc biệt quan tâm.

Ông Nguyễn Kim Sơn lý giải Nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

“Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ sách giáo khoa -  tức một bộ học liệu của Nhà nước không? Trong số hàng trăm bài giảng trên truyền hình, giáo viên đã dạy theo chương trình với sự chuẩn bị riêng, không theo bất cứ bộ sách giáo khoa nào. Vậy có cần Quốc hội phải thông qua việc giao Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung cho học liệu (bộ SGK riêng do Bộ GD&ĐT biên soạn - PV) không?”, Bộ trưởng nêu quan điểm.

Ông Sơn một lần nữa cảm ơn Đoàn giám sát đã rất quan tâm tới một vấn đề nóng của giáo dục để hỗ trợ, nhưng cách quan tâm này liệu đã phù hợp với sách giáo khoa với tư cách tồn tại mới của chúng. "Điều này không phải vấn đề kỹ thuật hay vấn đề quản lý, mà liên quan tới tinh thần cốt lõi của đổi mới. Bộ GD&ĐT đang ra sức hướng dẫn, điều chỉnh, yêu cầu giáo viên thay đổi quan niệm về sách giáo khoa, thay đổi cách mà giáo viên sử dụng sách giáo khoa và coi đó là trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học. Việc này không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa trong việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa, mà còn hệ trọng hơn nó có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới về mặt phương pháp", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình.

Tiếp đó, để giải đáp những lo lắng về an toàn an ninh sách giáo khoa của Đoàn giám sát, ông Sơn tiếp tục khẳng định việc không cần thiết của việc Bộ GD&ĐT phải biên soạn một bộ SGK riêng: "Điều này cũng không thành vấn đề, vì NXBGDVN, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang nắm bản quyền 2 bộ sách giáo khoa. Sách giáo khoa cho các lớp 5-9-12 là những bộ sách cuối cùng cũng đã soạn xong và đang thẩm định… Và xem ra, điều này cũng rất khác với nội dung Nghị quyết số 122 năm 2020 cho phép Bộ GD&ĐT Chỉ tổ chức biên soạn khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Hiện nay tất cả các môn học còn lại đều đã có một số sách được các tập thể và cá nhân biên soạn, vậy thì tổ chức chuẩn bị nội dung một bộ sách không giải quyết được mấy vấn đề".

Vấn đề lớn lúc này là tiến hành đổi mới theo chiều sâu, đổi mới phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá, gia tăng chiều chất lượng của đổi mới, tăng cường các điều kiện cho đổi mới thành công, cố gắng ổn định chính sách cho tới hết chu kỳ đổi mới, sau năm 2025 khi có những "sản phẩm đầu ra" thực sự của chương trình mới rồi tính tới những điều chỉnh chính sách lớn nếu có”.

Giáo dục - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị thêm một bộ SGK, có cần thiết? (Hình 3).

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng kiến nghị UBTVQH, ngoài Nghị quyết giám sát chuyên đề này, nên có nghị quyết riêng để thúc đẩy đổi mới giáo dục, cần có nhất lúc này là một Nghị quyét giao cho bộ GD&ĐT chuẩn bị và trình Chính phủ, trình Quốc hội các phương án tăng cường các điều kiện đảm bảo cho đổi mới giáo dục, làm sao cho đủ giáo viên, làm sao thu nhập đủ để giáo viên thực sự sống bằng nghề, thấy được động viên và tiếp tục phấn đấu đổi mới và tự đổi mới, hết lòng vì học trò, gánh vác tốt và yên tâm với công việc nặng nhọc nhiều áp lực.

Nhân tố quyết định thành công đổi mới là yếu tố con người, là thầy cô giáo. Giới hạn của số lượng và chất lượng nhà giáo, giới hạn của năng lực và trình độ của nhà giáo là giới hạn của đổi mới và chất lượng giáo dục.  

Bên cạnh đó, cũng cần đủ  trường lớp, trường lớp được kiên cố, khang trang, đủ nhà công vụ cho giáo viên vùng xa, đủ nhà vệ sinh cho trường học, đủ trang thiết bị cho giáo dục, đủ đầu tư tài chính cho các hoạt động… Nếu không có những cái tối thiểu đó thì ngành giáo dục, các nhà giáo có nỗ lực mấy cũng khó đạt được các kỳ vọng và mục tiêu lớn.  

Triển khai Chương trình GDPT 2018: Vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế

Thứ 2, 14/08/2023 | 15:15
Mặc dù đã bước sang năm thứ 4, việc triển khai chương trình mới hiện nay còn gặp nhiều lúng túng, bất cập cần nhìn nhận lại.

Nghệ An: Sách giáo khoa có đáp ứng được nhu cầu trước ngày tựu trường?

Thứ 2, 14/08/2023 | 13:19
Việc cung ứng sách giáo khoa ở Nghệ An cơ bản đảm bảo được nhu cầu và kịp thời trước ngày các em học sinh tựu trường 28/8.

Hà Nội: Đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh bước vào năm học mới

Thứ 6, 04/08/2023 | 10:48
Đến nay, một số trường đã cho học sinh đi học trở lại để ôn tập kiến thức chuẩn bị chính thức bước vào năm học 2023-2024.
Cùng tác giả

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Căng thẳng ôn tập để thêm "vé" vào đại học

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:04
Không ít các học sinh luyện thi CCNN chỉ để đủ điều kiện ưu tiên vào đại học, điều này làm mất đi ý nghĩa thực của các bài thi và cách tiếp cận học tập.
Cùng chuyên mục

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.