Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ băn khoăn khi nhiều trường chỉ chăm đầu vào bỏ ngỏ đầu ra

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ băn khoăn khi nhiều trường chỉ chăm đầu vào bỏ ngỏ đầu ra

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 4, 17/07/2019 | 11:34
0
Tại hội nghị Tuyển sinh năm 2019, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ ra những "điểm yếu" của giáo dục đại học và kỳ vọng một mùa tuyển sinh chất lượng, đào tạo đại học "không sợ bị chê yếu".

Cả nước vừa kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, các trường đại học cao đẳng đang đứng trước một mùa tuyển sinh năng động.

Trên cơ sở kết quả phân tích kỹ phổ điểm của từng môn, từng tỉnh, cuối tuần này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ tổ chức hội nghị Giám đốc sở GD&ĐT để bàn kỹ về phổ điểm này, lí giải nguyên nhân vì sao môn này, môn kia thấp, mổ xẻ, rút kinh nghiệm.

Kỳ thi không chỉ để xét tốt nghiệp, làm cơ sở tuyển sinh mà quan trọng hơn là giúp ngành giáo dục phân tích, điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, có giải pháp nâng cao chất lượng ở bậc phổ thông, nhất là những môn học có kết quả thấp trong kỳ thi THPT Quốc gia như Lịch sử, Tiếng Anh.

Bộ trưởng phân tích: "Như chúng ta đã biết, không phải năm nay 2 môn này mới có kết quả thấp, những năm trước cũng vậy, năm nay khi phân tích phổ điểm nhìn chung Lịch sử và Tiếng Anh đã có sự tiến bộ nhưng kết quả như vậy vẫn chưa chấp nhận được nên cần phải phân tích kỹ, rút kinh nghiệm cho kỳ thi sang năm.

Kế hoạch tuyển sinh đã có hướng dẫn đầy đủ, các trường cũng đã xây dựng đề án tuyển sinh, phương thức xét tuyển, điều kiện kèm theo. Tôi đề nghị, qua hội nghị này rà soát lại, thực hiện nghiêm túc cam kết trong đề án".

"Năm nay, giáo dục đại học phải cải thiện chất lượng ngay từ khâu đầu là xét tuyển. Mặc dù chất lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là quá trình đào tạo. Bây giờ chúng ta tiếp cận đảm bảo chất lượng từ chuẩn đầu ra. Đánh giá theo khung trình độ quốc gia, học sinh học nhiều hình thức khác nhau thậm chí tích lũy nhiều tín chỉ nhưng đáp ứng chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia.

Giáo dục - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ băn khoăn khi nhiều trường chỉ chăm đầu vào bỏ ngỏ đầu ra

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.

Phương thức đào tạo cần linh hoạt hơn, chuẩn chất lượng không phải chú trọng đầu vào, nhiều trường hiện nay vẫn mất nhiều tâm sức cho xét tuyển, trong khi quá trình đào tạo và đầu ra rất quan trọng. Vấn đề không chỉ chọn được những học sinh tốt để đủ đầu vào mà trường đại học còn phải trách nhiệm với người học, cam kết với họ để khi ra trường có kết quả tốt. Trong quá trình học tạo điều kiện để đánh giá đầu ra.

Đối với mảng đại học, tới đây, chất lượng, chất lượng và chất lượng! Chúng ta phải minh bạch điều kiện đảm bảo chất lượng, chú trọng kiểm định chất lượng, bao gồm kiểm định chương trình đào tạo, kiểm định trường, để trường nào chất lượng kém sau một thời gian không cải thiện được phải đóng cửa, để trong hệ thống đại học các trường cạnh tranh bình đẳng về chất lượng, tránh trường hợp có những góc khuất, những điểm tối, rạo ra nghi ngờ trong xã hội, người sử dụng lao động về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

Chúng ta cùng nhau quyết tâm xây dựng nền giáo dục đại học trung thực, chất lượng. Chất lượng tới đâu công bố tới đó.

Trong thị trường lao động, phân khúc đa dạng, không phải cứ chất lượng như nhau mới tốt. với từng phân khúc cung cấp chất lượng đến đó", Bộ trưởng khẳng định.

Giáo dục - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ băn khoăn khi nhiều trường chỉ chăm đầu vào bỏ ngỏ đầu ra (Hình 2).

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

"Chúng ta thống nhất nâng cao nhận thức vì một nền giáo dục đại học có chất lượng, không sợ bị chê yếu, yếu thật thì chúng ta nhìn thẳng, tôi rất có niềm tin chúng ta sẽ xây dựng được một nền giáo dục đại học có chất lượng, bởi chất lượng phổ thông của chúng ta không thấp, nhu cầu học đại học của thị trường hơn 96 triệu dân lớn, thị trường lao động cần rất nhiều nhân lực chất lượng, chất lượng cao, đó là yếu tố thuận lợi của đại học.

Đặc biệt, cùng nhau thống nhất nguyên tắc thực hiện nghiêm túc, tuyên bố thế nào thực hiện như vậy, đúng như những gì các trường có. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên, các thông số về học sinh, sinh viên điểm đầu vào 2 năm gần đây, số lượng sinh viên ra trường có việc làm… phải công khai. Công bố rõ học phí cả quá trình đào tạo, người học rất cần biết thông tin này.

Chúng ta là một hệ thống, chỉ cần một trường có vết sẽ ảnh hướng cả hệ thống, vì thế, mỗi trường phải vì cả hệ thống. Cạnh tranh công khiai minh bạch, tạo dựng uy tín cho giáo dục đại học.

Không có lý do gì khi chất lượng học sinh phổ thông tốt, năng lực đào tạo tốt, giảng viên đại học tâm huyết, nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển lớn mà lại không có được nguồn nhân lực tốt", ông nhấn mạnh.

Về vấn đề tự chủ đại học.  Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ tâm tư: "Tự chủ đại học là trục xuyên suốt, tuyển sinh chỉ là 1 khâu, 1 đại học phát triển triển bền vững là phải nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, gắn kết với người sử dụng lao động, cộng đồng. Nhưng hiện nay các trường mới tập trung vào đào tạo, đào tạo, đào tạo, thời lượng bàn với nhau về nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khời nghiệp, gắp kết đào tạo với sử dụng còn ít.

Chúng ta phải quan niệm lấy người sử dụng lao động làm trung tâm để tạo ra sản phẩm, đưa ra sản phẩm người sử dụng không ưng, người ta phải bỏ tiền thêm ra đào tạo lại là không thành công. Sản phẩm đào tạo dù là điểm giỏi, dù là thủ khoa mà xã hội không dùng chính người học cũng sẽ chán nản. Đã đến lúc các trường cần thể hiện trách nhiệm xã hội, chứ không thuần túy đào tạo được bao nhiều cử nhân, thạc sĩ. Phải lấy sự phát triển bền vững, trách nhiệm cộng đồng xã hội làm mục tiêu phát triển".

"Tư duy quản trị đại học là quán trị theo mục tiêu, lấy khách hàng làm mục tiêu hướng tới. Mỗi trường đại học phải trở thành trung tâm động lực phát triển cho địa phương, cho vùng.

Từ quản lý sang quản trị, Hội đồng trường phải hoạt động thiết thực, thực quyền. 23 trường thí điểm tự chủ bước đầu làm tốt, các trường tới đây cần có tính toán bước đi, lộ trình, từng bước một, tránh làm vo, thủng đâu vá đấy, thuận đâu khai thác đấy.

Thực hiện tự chủ, vai trò của ban giám hiệu lớn, trách nhiệm cao, nhận thức nâng cao trách nhiệm, nhu cầu, trách nhiệm tự thân của các trường, Bộ không làm thay mà là người kiến tạo. Tới đây, bộ GD&ĐT tăng cường kiểm tra giám sát, hỗ trợ. Quan điểm phải bảo vệ tự chủ đại học, bảo vệ trường làm tốt.

Các trường cần đẩy mạnh công tác truyền thông, uy tín một trường đại học xây rất lâu, nhưng phá rất nhanh, chủ động truyền thông cả điểm mạnh, điểm yếu", Bộ trưởng phân tích.

 

Hà Nội: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 97,6%, hơn 10.000 bài thi điểm từ 9 trở lên

Thứ 3, 16/07/2019 | 19:26
Theo thông tin từ sở GD&ĐT Hà Nội, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay của thành phố đạt 97,6%, trong đó, hơn 10.000 bài thi điểm từ 9 trở lên (không tính thí sinh tự do).

Nam Định xếp đầu kỳ thi THPT Quốc gia 2019 về điểm trung bình và số bài thi đạt điểm giỏi

Thứ 2, 15/07/2019 | 19:39
Nam Định dẫn đầu cả nước về mức điểm trung bình các môn thi, không hổ danh "đất học" với truyền thống hiếu học từ nhiều năm nay.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Vì sao hơn 70% bài thi môn Lịch sử có điểm dưới trung bình?

Thứ 2, 15/07/2019 | 07:00
Theo bộ GD&ĐT, thống kê cho thấy đa phần thí sinh trong số này chỉ dùng môn Lịch sử để xét tốt nghiệp. Do vậy, ngoài việc phải học thuộc lòng và ghi nhớ, thì đây được xem là nguyên nhân chính khiến thí sinh không tập trung học để có điểm cao môn Sử.

Có điểm thi THPT Quốc gia 2019, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học thế nào?

Chủ nhật, 14/07/2019 | 06:00
Năm 2019, thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng qua việc sử dụng 1 trong 2 phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh xét tuyển.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 29/4: Học sinh Tp.HCM đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 từ ngày 3/5

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:10
Học sinh Tp.HCM đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 từ ngày 3/5; Bé trai 8 tháng suýt tử vong do hóc cuống trái xoài...

Không khí lạnh sắp tràn về, chấm dứt đợt nắng nóng kỷ lục chưa từng có trong 10 năm qua

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:01
Dự báo đợt không khí lạnh yếu sắp tràn về vào ngày 1/5 chấm dứt chuỗi ngày nắng như đổ lửa trên cả 3 miền đất nước, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ.

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024: Bước vào nắng nóng "hiếm có"

Thứ 2, 29/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.