Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Đa số nhân dân cho rằng dự án luật Giáo dục sửa đổi được xây dựng công phu"

Hà Công Luân
Thứ 5, 21/02/2019 | 17:30
1
Chiều 21/2, đã có nhiều ý kiến đóng góp về các vấn đề trong Dự án Luật Giáo dục sửa đổi sau khi Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ báo cáo trước Thường vụ Quốc hội.

Tại đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo về kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Giáo dục sửa đổi.

Bộ trưởng Nhạ cho biết: "Đa số ý kiến nhân dân đều cho rằng dự thảo Luật được xây dựng công phu, về cơ bản đã thể chế hóa được các quan điểm, đường lối tại các Nghị quyết của Đảng".

Chính trị - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Đa số nhân dân cho rằng dự án luật Giáo dục sửa đổi được xây dựng công phu'

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực, ông Nhạ cho biết vẫn có một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật còn một số quy định có nội dung hoặc chưa rõ ràng, chưa hợp lý hoặc chưa giải quyết được triệt để các vấn đề của giáo dục phát sinh trong thực tiễn. Những vấn đề này cần được khắc phục để bảo đảm quy định của Luật đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động giáo dục.

Tiếp thu ý kiến Nhân dân, Chính phủ đã chỉ đạo bộ GD&ĐT tổng hợp, nghiên cứu, phối hợp với Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan và các chuyên gia để có những tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói về việc làm cho sinh viên Sư phạm:

PCT Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói về việc làm cho sinh viên Sư phạm

Còn băn khoăn về chính sách học phí

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đa số ý kiến nhất trí với quy định tại Điều 97 của dự thảo Luật, theo đó trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí. Trẻ em mầm non 5 tuổi ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.

Đối với học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với học sinh trung học cơ sở trường tư thục trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách nhà nước và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện.

“Có một số ý kiến đề nghị quy định trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí. Đối với các địa phương chưa bảo đảm đủ trường công lập cho trẻ em và học sinh thuộc diện phổ cập, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí đối với học sinh thuộc diện phổ cập tại trường dân lập, tư thục”, ông Nhạ cho hay.

Chính trị - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Đa số nhân dân cho rằng dự án luật Giáo dục sửa đổi được xây dựng công phu' (Hình 2).

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đọc báo cáo tại phiên họp. Ảnh Quang Khánh

Ngoài ra, cũng theo người đứng đầu bộ GD&ĐT, cũng có một số ý kiến cho rằng, nên miễn hoàn toàn học phí và các chi phí khác ngoài học phí cho các đối tượng học sinh thuộc diện phổ cập trong nhà trường thuộc các loại hình.

Chính phủ đồng ý với ý kiến đa số của Nhân dân nêu trên và giữ quy định về học phí của dự thảo Luật: “Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức thu học phí được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định. Đối với các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học.

Trẻ em mầm non năm tuổi, học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động để thực hiện phổ cập giáo dục.

Trẻ em mầm non năm tuổi ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tương đương mức ngân sách cấp chi thường xuyên tính bình quân trên một học sinh của cơ sở giáo dục công lập cùng cấp trên địa bàn.

Chính phủ quy định lộ trình thực hiện chính sách không thu học phí đối với học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với học sinh trung học cơ sở trường tư thục, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách nhà nước, trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

Đảm bảo giáo viên là nghề có thu nhập cao

Về lương nhà giáo, sau khi lấy ý kiến nhân dân, ông Nhạ cho biết cơ bản có hai loại ý kiến, trong đó, có ý kiến cho rằng vấn đề lương của nhà giáo cần thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, nhưng cũng cần đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Theo đó: “nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ”.

Có ý kiến cho rằng thang bảng lương của nhà giáo hiện nay chưa phản ánh đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) và Nghị quyết số 29-NQ/TW, theo đó lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Chính phủ tiếp thu ý kiến dự thảo Luật quy định về lương của nhà giáo đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 27-NQ/TW. Và đề xin giữ nguyên theo dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, cụ thể: Nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Chính trị - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Đa số nhân dân cho rằng dự án luật Giáo dục sửa đổi được xây dựng công phu' (Hình 3).

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng. Ảnh Quang Khánh

Về vấn đề này, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, cần xây dựng chính sách tiền lương thỏa đáng cho nhà giáo là một trong những vấn đề lớn đã và đang đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đang triển khai xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Khóa XII. Theo đó, vấn đề lương nhà giáo cũng được xây dựng theo tinh thần nghị quyết này.

Xuất phát từ đặc thù nghề của nhà giáo, Dự thảo Luật cần thể chế hóa quan điểm của Đảng về lương nhà giáo, bảo đảm nhà giáo là nghề có thu nhập cao, tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo trong xã hội. Vì vậy, thay mặt Thường trực ủy ban ông Phan Thanh Bình đề xuất hai phương án để xin ý kiến Thường vụ Quốc hội: “Phương án 1: Quy định bảng lương riêng cho nhà giáo bảo đảm tương xứng với đặc thù nghề nghiệp (đây là quy định khác với tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW chỉ có 3 bảng lương). Và phương án 2: Quy định phụ cấp nghề giáo viên là cao nhất để bảo đảm nhà giáo là nghề có thu nhập cao tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo và đặc thù nghề giáo”.

Đóng góp ý kiến về việc này, ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề xuất, cần có chủ trương sắp xếp thang bảng lương ưu tiên, để từ đó ta có cơ sở để nghiên cứu nâng lương nhà giáo cao lên. Tiền lương nhà giáo theo nghị Quyết cần phải sửa thành “được sắp xếp thang bảng lương ưu tiên” chứ không phải “ưu tiên sắp xếp”.

Sinh viên sư phạm cần được sắp xếp việc làm

Về việc phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định, quan điểm của Chính phủ cần phải có quy định về chế độ tuyển dụng viên chức mang tính đặc thù (so với Luật Viên chức) đối với giáo viên các cơ sở giáo dục công lập.

Bởi vì hiện nay không có cơ chế tuyển dụng đặc thù (phân công công tác) cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp cho nên khó thu hút được sinh viên giỏi học ngành sư phạm; cơ quan chức năng khi xác định chỉ tiêu biên chế, giao biên chế, giảm biên chế và quy trình tuyển dụng vẫn chưa tính đến đặc thù của ngành giáo dục; tình trạng nơi thừa giáo viên, nơi thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều nơi mà bộ Giáo dục và Đào tạo không có chức năng, thẩm quyền giải quyết.

Clip: Ông Phùng Xuân Nhạ nói về việc làm cho SV Sư phạm:

Ông Phùng Xuân Nhạ nói về việc phân công công tác cho SV Sư phạm

Ông Phan Thanh Bình phát biểu, hiện nay, việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên đã và đang đặt ra nhiều vấn đề như: số lượng đào tạo nhiều nhưng tuyển dụng ít dẫn tới dư thừa, lãng phí; đội ngũ nhà giáo vừa trong tình trạng thừa thiếu cục bộ, vừa hạn chế về chất lượng, khó đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục…

“Cần quy định việc tuyển sinh theo nhu cầu đối với các trường sư phạm và chế độ tuyển dụng đặc thù riêng của ngành giáo dục (khác với quy trình tuyển dụng của Luật Viên chức) đối với giáo viên các cơ sở giáo dục công lập”, ông Bình cho hay.

Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải nâng chuẩn nhà giáo, đó là việc cần thiết, chứ chúng ta không thể cứ trình độ thế này mãi. Trong vấn đề việc làm cho sinh viên Sư phạm, ông Hiển đề xuất phải thay đổi, chứ không nên theo cách như bây giờ là đào tạo Sư phạm xong sau đó về cũng lại thi công chức.

Chính trị - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Đa số nhân dân cho rằng dự án luật Giáo dục sửa đổi được xây dựng công phu' (Hình 4).

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, thay đổi sẽ bắt đầu từ đầu vào ngành Sư phạm và kết thúc ở phần việc làm: “Thi đầu vào sư phạm cần phải nâng cao và khi ra trường đương nhiên được bố trí công việc. Vào trường Sư phạm là yên tâm được bố trí việc. Không phải phân bổ theo tỉnh này tỉnh kia, mà là phân bố việc làm cho sinh viên sư phạm theo hướng nơi nào cần là cho về. Nếu có chính sách thi đầu vào chặt chẽ, đầu ra đảm bảo thì sẽ nâng cao được chất lượng sinh viên sư phạm. Phải biến môi trường sư phạm thành một nghề mơ ước”.

Về nội dung liên quan đến bảng lương, tuyển dụng cho nhà giáo, trong phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, không nên quy định một thang bảng lương mới cho giáo viên hay đặt quy định về mức phụ cấp. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đồng ý với quan điểm đối với bậc lương cho nhà giáo phải có ưu đãi để thu hút. 

Tương tự, Chủ tịch Quốc hội cũng bày tỏ không nên có một chế độ tuyển dụng riêng cho bất cứ ngành nào. Việc này sẽ phá vỡ, vô hiệu hoá chế độ tuyển dụng trong Luật Viên chức. Về việc thừa thiếu cục bộ giáo viên có thể điều hoà để hạn chế về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết cần thiết có một chính sách phân công công việc cho SVSP nhưng vẫn cần đảm bảo quy trình tuyển dụng trong Luật Viên chức.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lý giải áp lực mà học sinh Việt Nam đang gánh chịu

Thứ 3, 22/01/2019 | 15:42
Theo Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, hiện nay học sinh Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực học tập. Nguyên nhân chính của điều này đến từ phụ huynh và nhà trường.

BT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu rà soát sau thông tin “học sinh yếu ở nhà để giáo viên giỏi thi”

Thứ 7, 12/01/2019 | 21:45
Trước việc học sinh yếu kém ở Hải Phòng phải ở nhà để phục vụ cho kỳ thi giáo viên giỏi cấp thành phố ở Hải Phòng như báo Người Đưa Tin đã đăng tải, người đứng đầu cho rằng đây là một việc "không phù hợp", và yêu cầu chấn chỉnh cũng như phải chỉnh sửa việc này.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Từ 10/6, cho phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:59
Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ 10/6/2024.

CSGT có được xử phạt vi phạm qua hình ảnh, video trên mạng?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:38
Nhiều người phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác nên quay, chụp lại và đăng lên MXH. Vậy, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh này để xử phạt?

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.
     
Nổi bật trong ngày

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

CSGT có được xử phạt vi phạm qua hình ảnh, video trên mạng?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:38
Nhiều người phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác nên quay, chụp lại và đăng lên MXH. Vậy, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh này để xử phạt?

Từ 10/6, cho phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:59
Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ 10/6/2024.