Bộ trưởng Tư pháp: Chọn vấn đề thiết yếu để gỡ vướng mắc

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 10/01/2022 | 16:34
0
Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật chứ không phải 9, hay 10 dựa trên cơ sở của những vấn đề bức xúc, mang tính độc lập.

Cuối buổi sáng nay (10/1), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thay mặt cơ quan được Chính phủ giao chủ trì tổng hợp đề xuất liên quan đến Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Ông cho biết, đã cho biết đã ghi chép và tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cùng với cơ quan chủ trì thẩm tra, tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét thông qua vào chiều mai (11/1).

Về ý kiến đại biểu là tại sao lại là Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật chứ không phải 9 hay 10 luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, do xuất phát từ rà soát của các bộ, địa phương, đã được triển khai trong gần 2 năm qua và có khá nhiều đề xuất khác nhau.

Theo đó, các bộ, các cơ quan đã nghiên cứu chắt lọc, lúc đầu chọn ra 10, sau đó chỉnh lý lại còn 8, trên nguyên tắc chọn ra những vấn đề bức xúc, mang tính độc lập, sau khi Quốc hội xem xét ban hành có thể thực hiện được và ít hoặc không kéo theo sự thay đổi của các luật khác.

Tiêu điểm - Bộ trưởng Tư pháp: Chọn vấn đề thiết yếu để gỡ vướng mắc

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Theo Bộ trưởng, cái khó ở đây là xử lý những vướng móc rất hóc búa, đồng thời đánh giá mối quan hệ giữa các luật cũng là một thách thức, vì thế đã phải sử dụng một quy định ngoại lệ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, một luật sửa nhiều luật.

“Tinh thần của Chính phủ là chọn ra những vấn đề thiết yếu để xử lý vướng mắc, cũng là một ngoại lệ cần xử lý”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về một số vấn đề cụ thể được các đại biểu quốc hội nêu ý kiến, Bộ trưởng Tư pháp cho biết, liên quan đến khoản 1, Điều 75, Luật Đầu tư, cái khó ở đây là phải đánh giá tổng thể các quan hệ được xử lý, ở đây có một cụm các luật khác nhau, từ nhà ở, đầu tư xây dựng cho đến đất đai.

“Chính phủ đặt vấn đề để sửa khoản 1, Điều 75 của Luật Đầu tư hay khoản 1, Điều 23 của Luật Nhà ở chỉ để làm rõ một khó khăn, vướng mắc, hoàn toàn không đụng gì đến các quy định có liên quan đến sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tài chính đất đai, lựa chọn nhà đầu tư hiện hành như thế nào thì bây giờ vẫn thế”, Bộ trưởng nêu rõ.

Ông cũng nhấn mạnh việc sửa đổi nội dung này cần đáp ứng 3 điều kiện: Thứ nhất, thực hiện đúng là phải phù hợp với quy hoạch; Thứ hai, nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất; Thứ ba, đất không thuộc điều kiện thu hồi. Bộ trưởng cho rằng, những điều băn khoăn của các đại biểu Quốc hội là phù hợp bởi có câu chuyện có thể bị trục lợi chính sách.

“Quan điểm của Chính phủ là phải cân nhắc tính toán cẩn thận. Vì thế, các đại biểu Quốc hội cân nhắc để xem xét xem chúng ta có thể làm thí điểm được không?”, Bộ trưởng đặt vấn đề.

Bộ trưởng Lê Thành Long cũng cho biết, liên quan Luật di sản văn hóa, Chính phủ đã có tiếp thu, nhưng tinh thần cơ bản nhất là cần phải phân cấp, đặc biệt là trong khu vực II của di tích và khu di sản, mà chúng ta phải đáp ứng các yêu cầu của quốc tế cũng như quy định của pháp luật trong nước.

Chính phủ đã chốt lại và cố gắng để phạm vi các dự án đầu tư là phải theo quy định của Luật di sản văn hóa, “cái khóa” là sự kiểm tra, đánh giá sự phù hợp với yêu cầu để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Tiêu điểm - Bộ trưởng Tư pháp: Chọn vấn đề thiết yếu để gỡ vướng mắc (Hình 2).

Phiên thảo luận trực tuyến tại đầu cầu Nhà Quốc hội.

Về Luật Điện lực, Chính phủ mới đặt vấn đề xử lý một việc, đó là phá thế độc quyền được quy định tại khoản 2, Điều 4 của Luật Điện lực.

Để thể chế hóa đầy đủ, đặc biệt là các nội dung quy định tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị còn khá nhiều vấn đề phải làm, đặc biệt là liên quan câu chuyện về năng lượng sạch, giá, hợp đồng điện… thì Chính phủ cũng đang đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực, Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn chỉnh theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Vì thế, theo Bộ trưởng, những vấn đề khác đại biểu nêu như khả năng đấu nối, xử lý các vấn đề phát sinh ra sao cũng tương đối phức tạp nên “khất” Quốc hội để lại kỳ sau.

Về Luật Thi hành án dân sự, Bộ trưởng giải thích, theo cơ chế hiện hành, việc ủy thác thi hành án và ủy thác xử lý tài sản được làm tuần tự. Nhưng trong một số trường hợp, một tỉnh chủ trì thi hành án nhưng tài sản nằm ở nhiều tỉnh khác nhau nên cứ phải làm xong chỗ này rồi mới sang chỗ khác. Như vậy rất khó để xử lý.

Cũng theo Bộ trường, với các vụ án thu hồi tài sản tham nhũng kinh tế, đặc biệt là thực hiện Chỉ thị số 04 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng kinh tế, việc sửa đổi luật cho phép cơ chế làm cùng một lúc. Còn ủy thác thi hành án do cơ quan ra quyết định thi hành án chịu trách nhiệm đến cùng; ủy thác xử lý tài sản không phải ra quyết định thi hành án nữa mà làm xong thì nộp về cho cơ quan chủ trì.

Đề xuất thêm phương án thí điểm quy định chuyển đổi sử dụng đất

Thứ 2, 10/01/2022 | 13:45
Chuyển đổi đất đai là vấn đề khó, nếu không xử lý thì sẽ ách tắc, không khơi thông được nguồn lực, nhưng nếu làm không chặt chẽ, thận trọng thì sẽ gây hậu quả.

Nếu không đấu giá đất Thủ Thiêm, Nhà nước thất thu, lợi cho chủ dự án

Thứ 2, 10/01/2022 | 13:15
Theo ông Ngô Trung Thành , đất Thủ Thiêm không đấu giá mà chuyển đổi thông thường, ngân sách Nhà nước chỉ thu được 1.000 tỷ đồng - chưa bằng số lẻ bán đấu giá.

ĐBQH băn khoăn khi Trung Nam Group được xây dựng đường dây truyền tải điện

Thứ 2, 10/01/2022 | 11:19
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, cần phải phân định rõ từng loại lưới điện truyền tải cho phép các thành phần kinh tế tư nhân được đầu tư xây dựng, quản lý.

Chuyên gia đưa nhiều vấn đề “nóng” khi bàn về Luật Dầu khí (sửa đổi)

Thứ 2, 10/01/2022 | 07:00
Nếu sửa đổi Luật Dầu khí đạt được những mong muốn đề ra sẽ đóng góp thêm cho ngân sách Nhà nước, đóng góp vào an sinh xã hội, an ninh năng lượng Quốc gia...
Cùng tác giả

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
Cùng chuyên mục

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thủ tướng chủ trì hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:38
Sáng 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Biểu đồ “thăng” dần lên của quan hệ Việt Nam - Brazil sau 35 năm

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Trong 35 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Brazil đã và đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn.

Dự án còn 1 hộ dân chưa di dời, Bí thư tỉnh phải trực tiếp làm việc

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:40
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi thị sát dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang và vấn đề GPMB chưa được giải quyết dứt điểm vì 1 hộ dân chưa di dời.