Bỏ tục đốt vàng mã, phải giác ngộ từ nơi sản xuất?

Bỏ tục đốt vàng mã, phải giác ngộ từ nơi sản xuất?

Đỗ Thị Thơm
Thứ 4, 28/02/2018 | 06:30
0
Trước ý kiến cho rằng Giáo hội Phật giáo nên chăng cấm đốt vàng mã ở chùa, các cơ thờ tự Phật giáo để loại bỏ tục lệ đốt vàng mã, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho rằng nếu cấm, người dân mang ra đường, vỉa hè đốt còn nguy hiểm hơn.

Chưa có một số liệu thống kê chi tiết nào về số tiền mỗi năm người dân Việt Nam chi cho việc đốt vàng mã nhưng sự lãng phí, ô nhiễm môi trường, cảnh quan là hiển hiện. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có đề nghị bỏ tục đốt vàng mã. Tuy nhiên để làm được điều này thì cần bắt đầu từ chốn tâm linh hay nơi sản xuất thì vẫn chưa có lời giải chính xác. Liên quan đến vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có trao đổi với Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xã hội - Bỏ tục đốt vàng mã, phải giác ngộ từ nơi sản xuất?

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu mong muốn người dân dần dần bỏ tục đốt vàng mã.

PV: Trước đề nghị loại bỏ tục đốt vàng mã của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng nên chăng Giáo hội Phật giáo cấm việc đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Hòa thượng đánh giá ra sao về ý kiến này?

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Đúng là vừa qua, Trung ương giáo hội Phật giáo có văn bản hướng dẫn công tác tổ chức lễ hội nhằm tăng cường nét đẹp truyền thống tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Theo đó, Giáo hội đề nghị chư tôn đức tăng ni trụ trì các chùa, thiền viện, tu viện... nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Thực tế là chùa không bán vàng mã mà người dân mang chúng từ nơi khác đến. Đó là cái khó để loại bỏ việc đốt vàng mã tràn lan trong chùa. Đốt vàng mã là vấn đề nan giải từ nhiều năm qua, Giáo hội, bộ VH-TT&DL đã có khuyến cáo nhiều nhưng không thuyên giảm. Chính vì vậy, cần có sự chung tay của cộng đồng, các cấp chính quyền mới mong giảm được. Muốn cấm, chúng ta phải cấm từ nơi sản xuất.

PV: Theo tìm hiểu của PV, tại chùa Liên Hoa (TP.HCM) đã thực hiện việc cấm đốt vàng mã tại chùa được 20 năm. Thưa Hòa thượng, tại sao Giáo hội không nhân rộng kinh nghiệm này của chùa Liên Hoa?

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Việc đốt vàng mã đã ăn sâu vào thói quen của người dân Việt Nam. Chúng ta không thể ngày một ngày hai mà bỏ ngay tục này được.

Nếu các cơ sở thờ tự Phật giáo cấm đốt vàng mã, người dân sau khi đi lễ có thể đem ra đốt ở vỉa hè, ngoài đường. Nơi có rất nhiều phương tiện giao thông qua lại, việc đó sẽ gây nguy hiểm vô cùng và nguy cơ cháy nổ rất lớn. Cùng với đó, việc đốt vàng mã bừa bãi, không có lò đốt sẽ gây khói bụi, các công nhân vệ sinh sẽ phải làm việc vất vả hơn rất nhiều. Chính vì thế, chúng ta phải vận động, tuyên truyền dần dần để người dân giác ngộ, thay đổi thói quen.

PV: Thưa Hòa thượng, ngoài việc đề nghị bỏ tục đốt vàng mã, giáo hội Phật giáo đã, đang làm những gì để phật tử, người dân bỏ việc đốt vàng mã tràn lan, lãng phí?

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Trong các bài giảng cho chư tăng, phật tử, các nét đẹp truyền thống, thuần phong mỹ tục trong các lễ hội, lan tỏa giá trị từ bi, lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt của các cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo luôn được đề cao. Việc đốt vàng mã gây lãng phí cũng được đưa vào thuyết giảng.

Tuy nhiên, khó là khó ở người dân. Đó là những người không theo đạo Phật nhưng có niềm tin Phật giáo. Họ không đến chùa nghe giảng bao giờ, họ chỉ đến vào ngày Rằm, mùng một, các dịp lễ lớn. Và họ lại là người mang vàng mã đến làm lễ và sau đó đốt.

Vì thế, không thể nói bỏ là bỏ ngay được. Bởi quan niệm “trần sao âm vậy” đã ăn sâu vào thói quen của nhiều người dân Việt Nam.

PV: Như hòa thượng chia sẻ ở trên, quan niệm “trần sao âm vậy” không phải quy định của Phật giáo. Vậy việc vào chùa dâng lễ có thật nhiều vàng mã như nhà lầu, xe hơi, iPhone với ước vọng người thân họ cũng đủ đầy có đúng, thưa hòa thượng?

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Việc đốt vàng mã là một tín ngưỡng dân gian du nhập từ Trung Quốc, tồn tại lâu dài theo thời gian, người dân mặc định thành hình thức tâm linh nhằm kết nối, gửi gắm nguyện vọng tới người đã khuất. Thông qua việc đốt vàng mã (mô hình các vật dụng như nhà lầu, xe hơi, điện thoại, tiền vàng...), người dân tin rằng, ông bà tổ tiên, những người đã khuất sẽ nhận được và sử dụng ở thế giới bên kia.

Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, gây lãng phí nhiều tiền của và tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ cao. Trong khi đó, số tiền dùng để mua vàng mã mang đốt có thể dùng vào các hoạt động an sinh xã hội (giúp đỡ người nghèo, xây dựng trường học, bệnh viện...) sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Việc này cũng thể hiện sự từ bi của Phật giáo.

PV: Xin cảm ơn hòa thượng về cuộc trò chuyện!

Đỗ Thơm - Hương Lan

Bỏ đốt vàng mã: Tránh lãng phí, xóa nạn "đút lót" thánh thần?

Thứ 7, 24/02/2018 | 15:00
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị các phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, nhiều chuyên gia cho rằng việc làm đó sẽ tránh được sự lãng phí và loại bỏ được mê tín dị đoan.

Ngôi chùa 20 năm “nói không” với đốt vàng mã, dành tiền cứu giúp người nghèo

Chủ nhật, 25/02/2018 | 15:53
Cách đây 20 năm, chùa Liên Hoa (quận 11, TP.HCM) chính thức ra thông báo khuyến khích các phật tử khi vào chùa không đốt giấy tiền, vàng mã, lấy số tiền chuẩn bị đốt chuyển thành tiền thật, cứu giúp người nghèo.
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.