Bức xúc cảnh chú rể bị đổ đậu phụ thối lên người trong ngày cưới

Bức xúc cảnh chú rể bị đổ đậu phụ thối lên người trong ngày cưới

Thứ 6, 30/09/2022 | 11:10
0
Đoạn video ghi lại cảnh một chú rể bị ngược đãi khổ sở khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi.

Cách đây vài ngày, anh Vương (sống ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc) đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một chú rể bị quan khách đổ nước tương, đậu phụ thối lên người đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận.

Nhiều người tỏ ra bất bình với cách đối xử tồi tệ này trong khi số khác cho rằng đó chỉ là trò đùa vui, là một cách đem lại kỷ niệm đáng nhớ cho ngày trọng đại của cặp đôi mới cưới.

Trong đoạn clip, chú rể ngồi trong hố xi măng, trên người chỉ mặc chiếc áo ba lỗ màu đen trong khi những người đứng xung quanh thi nhau ném đậu phụ thối, đổ nước tương, giấm và các loại chất lỏng khác xuống. Chú rể cố bịt miệng, dù rất khó chịu nhưng vẫn ngồi yên chịu trận.

Theo chủ nhân đoạn clip, việc ném đậu phụ thối hay đổ các chất lỏng mùi khó chịu lên người chú rể là phong tục địa phương. Cho đến nay, tục này vẫn được duy trì. Những người đứng xung quanh chú rể cũng đều là người nhân, bạn bè.

“Sau đó, anh ấy sẽ đi tắm rửa sạch sẽ. Mọi người đều thấy vui vẻ, dù sao đó cũng là ngày vui, ngày trọng đại trong đời", người đăng tải clip cho biết.

Dù những người tham gia "cuộc vui" trong clip đều tỏ ra vui vẻ, hào hứng thì phần lớn cư dân mạng lại thở dài với phong tục kỳ lạ này. Họ cho rằng dù đó là phong tục thì cũng không nên áp dụng kiểu hành hạ chú rể như vậy. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng những trò vui phản cảm như thế này chẳng có gì là văn hóa, phong tục và nên chấm dứt.

Đời sống - Bức xúc cảnh chú rể bị đổ đậu phụ thối lên người trong ngày cưới

Hình ảnh chú rể bị bạn bè ném trứng và bột trong ngày cưới.

Hồi năm ngoái, mạng xã hội Trung Quốc cũng từng xôn xao vì cảnh chú rể bị bạn bè ném trứng và bột trong ngày cưới. Ban đầu, mọi người nghĩ anh này bị ai đó đánh hay ăn hiếp, nhưng thực tế đây chỉ là một "trò vui" của đám cưới.

"Đám cưới thời nay quá im lặng và trang trọng. Chúng tôi muốn giúp cô dâu chú rể lưu giữ kỷ niệm đặc biệt trong ngày vui nên mới làm vậy", người đàn ông họ Zhang có mặt tại hiện trường giới thiệu là bạn thân của chú rể cho biết.

"Chúng tôi thuê một xe xịt nước vệ sinh giá 600 tệ và gửi phong bao lì xì cho mỗi công nhân vệ sinh", Zhang nói thêm.

Báo chí đã liên hệ với cô dâu, chú rể để để xác nhận sự việc. Đôi trẻ cho biết sau khi video trong đám cưới lan truyền trên mạng, họ cảm thấy áp lực khi nhận quá nhiều ý kiến trái chiều, bị nhiều người chửi bới là có "hành vi thô tục", "phán cảm".

Tuy nhiên, một công nhân môi trường tham gia dọn dẹp trong ngày hôm đó phản ánh rằng đội có 5 người, mỗi người chỉ nhận được phong bao 2 nhân dân tệ. Phía bạn bè chú rể cũng chỉ trả 300 tệ cho vòi phun vệ sinh chứ không phải như con số họ đưa ra. Công nhân môi trường này nói thêm đội vệ sinh đã gặp 3 trường hợp náo hôn tương tự trong năm.

Náo hôn (naohun) là tục lệ xuất hiện từ thời nhà Hán và tồn tại ở Trung Quốc hàng nghìn năm nay. Theo tục này, những khách bên nhà trai sẽ khuấy động hôn lễ bằng cách trêu chọc cô dâu, chú rể và cả các phù dâu.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, tục náo hôn bị biến tướng và không còn phù hợp, gây nên nỗi ám ảnh cho không ít cô dâu trong ngày đám cưới, theo What's On Weibo.

Theo một cuộc khảo sát của Xinlang Entertainment, hơn 78% cư dân mạng Trung Quốc cho rằng trêu chọc cô dâu trong đám cưới là không tôn trọng phụ nữ. Theo CCTV, tục náo hôn không còn phù hợp và có 70% người dân Trung Quốc thấy xấu hổ với tục lệ này.

Jiang Yuxiang, giáo sư tại Đại học Tứ Xuyên, nói rằng trò chơi trong hôn lễ như trên không phải phong tục truyền thống: "Nếu có ai đó nói rằng nó là phong tục truyền thống thì cũng là một phong tục thô tục, cần phải dừng lại".

Hu Guangwei, giáo sư tại Học viện Khoa học Xã hội Tứ Xuyên, cho rằng những trò "náo hôn" là thiếu văn minh, "là sự xúc phạm đối với cô dâu, chú rể".

Tháng 4/2021, Bộ Nội vụ Trung Quốc đã chỉ định 15 khu vực thí điểm để cải cách tục lệ hôn nhân ở nước này, bao gồm quận Vũ Hầu của Thành Đô.

Quy định yêu cầu tập trung vào cải cách hủ tục kết hôn, tích cực tu dưỡng và thực hành các giá trị cốt lõi, ủng hộ việc hình thành một định hướng giá trị hôn nhân và gia đình đúng đắn trong toàn xã hội.

Một số địa phương cũng ban hành quy định cụ thể nhằm dẹp bỏ hành vi thiếu văn hóa trong đám cưới như cưỡng hôn, ôm hay lăng mạ cô dâu, chú rể.

Ngày 17/3/2021, Văn phòng Ủy ban Xây dựng Văn minh Tinh thần, Liên đoàn Phụ nữ thành phố Zouping, Cục Công an thành phố và Cục Nội vụ Châu Bình (Sơn Đông) đã phối hợp ban hành tuyên bố nhằm ngăn chặn tục náo hôn.

Các hành vi bị cấm bao gồm: Ép cô dâu và chú rể cởi quần áo; Bắt chú rể cùng đoàn nhà trai mặc các trang phục chứa ký hiệu không đứng đắn; Cưỡng hôn, ôm, lăng mạ, quấy rối cô dâu và các phù dâu bằng những hình thức khác nhau; Bôi bẩn lễ vật và cô dâu, chú rể; Quấy rối hôn lễ.

Quy định cũng cấm những người tham gia hôn lễ yêu cầu cô dâu, chú rể thực hiện những hành động khiếm nhã, đồi bại. Các hành vi quay lén, cắt ghép, dàn dựng clip trong hôn lễ đăng lên mạng nhằm mục đích trục lợi, thu hút sự chú ý cũng bị cấm.

Minh Hoa (t/h)

Xôn xao chuyện chú rể nhờ anh trai đón dâu để đi đá bóng

Thứ 5, 11/08/2022 | 11:18
Chàng trai 27 tuổi trở thành đề tài bàn tán khi nhờ anh trai làm chú rể thay mình trong hôn lễ diễn ra hôm 21/7.

Chú rể “số má” đánh cô dâu tử vong trong ngày cưới vì ghen tuông

Thứ 3, 09/08/2022 | 12:54
Dù biết hết quá khứ phạm tội của chồng, người phụ nữ vẫn quyết định yêu và lấy anh ta để rồi phải bỏ mạng.

Kỳ lạ "chợ chú rể" tồn tại 700 năm ở Ấn Độ

Thứ 6, 05/08/2022 | 05:54
Trong một sự kiện đã tồn tại từ hàng trăm năm trước ở bang Bihar (miền đông Ấn Độ), những người đàn ông xếp hàng và họ được gia đình “cô dâu” chọn lựa.

Mẹ chú rể ép hủy đám cưới vì chê dung mạo cô dâu

Thứ 7, 30/07/2022 | 15:00
Chú rể đã bỏ cô dâu ngay tại đám cưới vì mẹ anh ta cho rằng cô gái quá xấu xí, không xứng với con trai bà.
Cùng chuyên mục

Loại quả “chua chát” xưa không ai ngó nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:25
Có vị chát, lại có cả vị chua vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua thứ quả rừng Tây Bắc này về thưởng thức cho thỏa cơn thèm.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 10 tỷ đồng/năm nhờ nuôi loài “chim tiền tỷ”

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:30
Nuôi thứ “chim tiền tỷ”, anh Nguyễn Văn Tú (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Rau dại mọc bờ mương xưa không ai hái, nay được chị em săn lùng bởi công dụng "vàng 10"

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:15
Loài rau dại này ngoài chế biến thành những món ăn ngon còn được coi là "thần dược trường thọ", có công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.