Kỳ lạ "chợ chú rể" tồn tại 700 năm ở Ấn Độ

Thứ 6, 05/08/2022 | 05:54
0
Trong một sự kiện đã tồn tại từ hàng trăm năm trước ở bang Bihar (miền đông Ấn Độ), những người đàn ông xếp hàng và họ được gia đình “cô dâu” chọn lựa.

Những người đàn ông xuất hiện trong “chợ chú rể” ở Ấn Độ (ảnh: Aljazeera)

Giữa cái nóng như thiêu như đốt ở quận Madhubani, bang Bihar, Nirbhay Chandra Jha – người đàn ông 35 tuổi – đang lo lắng chờ đợi dưới một gốc cây để chờ được “gia đình vợ” để mắt.

Nirbhay Chandra Jha cho biết, anh đã đi hơn 100 km từ thành phố Begusarai đến quận Madhubani với hy vọng tìm được một cô dâu phù hợp. Ở quận Madhubani hàng năm, người ta tổ chức “chợ chú rể”.

Theo Aljazeera, “chợ chú rể” đã tồn tại hơn 700 năm ở Madhubani. Trong sự kiện này, những người đàn ông có nhu cầu lấy vợ sẽ tụ tập, tự “quảng cáo” về bản thân với hy vọng sẽ được gia đình “cô dâu” lựa chọn. Nếu thành công, họ có thể đòi hỏi của hồi môn từ gia đình cô dâu.

Nirbhay Chandra Jha cho biết, anh chỉ yêu cầu nhà gái tặng cho mình của hồi môn khiêm tốn, khoảng 50.000 rupee (630 USD).

“Nếu trẻ hơn, tôi đã yêu cầu số của hồi môn nhiều hơn. Khoảng 20.000 – 30.000 rupee”, Nirbhay Chandra Jha nói. 

Nirbhay Chandra Jha đang làm quản lý trong một nhà máy với thu nhập ổn định. Anh tự tin cho rằng mình là một người chồng lý tưởng.

Đòi hỏi của hồi môn là vi phạm pháp luật ở Ấn Độ, nhưng lại được nhiều người dân chấp nhận. Ở bang Bihar và bang Uttar Pradesh, việc nhà chồng đòi hỏi của hồi môn từ cô dâu rất phổ biến.

Theo Aljazeera, mỗi năm, người dân Ấn Độ chi khoảng 5 tỷ USD cho của hồi môn.

Một cặp đôi ở Ấn Độ đang làm đám cưới (ảnh: Aljazeera)

Gần nơi Nirbhay Chandra Jha đứng, có khoảng 20 người đàn ông khác đang thảo luận. Họ dường như là đại diện của gia đình các “cô dâu”. Phụ nữ không được xuất hiện trong “chợ chú rể”, họ không có quyền quyết định hôn nhân của mình. Đây là điều rất bất cập.

“Như thể nhà gái có thể mua một chú rể phù hợp nếu họ trả đủ tiền hồi môn. Hôn nhân ở nơi này như một món hàng được đem ra giao dịch”, một người đàn ông giấu tên nói với Aljazeera.

Theo Aljazeera, “chợ chú rể” bị chính quyền bang Bihar xem là hủ tục và cần bị xóa bỏ.

Mới đây, chính quyền bang Bihar đã kêu gọi người dân tẩy chay yêu sách tài sản trong chuyện cưới xin. Giới chức bang này cũng đề nghị các cặp đôi viết tuyên bố phản đối đòi hỏi của hồi môn trên thiệp cưới. Trên các bức tường ở bang Bihar, không khó để bắt gặp các bức vẽ, dòng chữ kêu gọi tẩy chay của hồi môn.

Vương Nam – Aljazeera

Cùng chuyên mục

Cô gái có cặp chân “cực phẩm” nhờ chăm tập môn khó nhằn

Thứ 5, 09/05/2024 | 03:16
Lợi thế của người đẹp là cặp chân dài miên man, thẳng tắp như thước kẻ khiến người ta không thể rời mắt.

30 công thức sữa hạt thơm-ngon-bổ cho bữa sáng

Thứ 5, 09/05/2024 | 00:52
Đã hơn 8 năm chị Trinh Ella tự nấu sữa hạt cho cả gia đình. Những công thức sữa hạt được chị chia sẻ đảm bảo tiêu chí thơm ngon và cân bằng dinh dưỡng.

Clip: Ôm cua “mất kiểm soát” lao vào xe tải, tài xế xe máy gặp đại nạn

Thứ 5, 09/05/2024 | 00:29
Tại đoạn đường vòng khuất tầm nhìn, tài xế điều khiển xe máy ôm cua tốc độ cao, không kiểm soát được tay lái đã lao sang trái tông vào xe tải di chuyển chiều ngược lại.

Người phụ nữ khiến mọi người biết đến tuổi 60 chỉ là một con số

Thứ 4, 08/05/2024 | 23:55
Người phụ nữ này nhận được nhiều lời khen ngợi từ cư dân mạng nhờ ngoại hình trẻ trung và vóc dáng thon gọn.

Đơn vị pháo binh Ukraine nói về mối đe dọa lớn nhất từ Nga trên chiến trường

Thứ 4, 08/05/2024 | 20:52
Di chuyển khỏi nơi ẩn náu trong một khu rừng, kíp lái Ukraine điều khiển pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 do Đức cung cấp chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi lại quay về nơi ẩn náu để tránh lọt vào tầm ngắm của Nga thông qua mạng lưới máy bay không người lái (UAV) trinh sát.