Cái bẫy 'ngọt ngào' trong 'ngoại giao kiểu vay nợ' của Trung Quốc

Cái bẫy 'ngọt ngào' trong 'ngoại giao kiểu vay nợ' của Trung Quốc

Thứ 4, 15/03/2017 | 21:12
0
Mang đến cho các nước đang phát triển khoản đầu tư và cho vay ưu đãi, Trung Quốc âm mưu biến các quốc gia này vừa trở thành con nợ, vừa thành con rối trong tay.

Với sức mạnh tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, giới lãnh đạo Trung Quốc rất biết cách để khai thác thế mạnh kinh tế trong việc thúc đẩy lợi ích địa chiến lược của đất nước, Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi viết trên Project Syndicate.

Thông qua sáng kiến "một vành đai, một con đường" trị giá 1 tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng bằng việc việc mở rộng các khoản vay hào phóng cho chính phủ các quốc gia nằm ở vị trí chiến lược.

Dù mang lại lợi ích về ngắn hạn, các nước lại mắc vào “cái bẫy nợ nần” khiến cho họ dễ bị chi phối bởi Trung Quốc.

Hồ sơ - Cái bẫy 'ngọt ngào' trong 'ngoại giao kiểu vay nợ' của Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Bắc Kinh hồi năm 2014.

 Các dự án mà Trung Quốc hỗ trợ thường không mang mục đích hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ nhưng chất lượng thấp đến từ Trung Quốc.

Nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, khiến cho công ăn việc làm của người bản địa bị thu hẹp lại.

Trong khi đó, một số dự án dù đã được hoàn thành nhưng không mang đến hiệu quả kinh tế. Ví dụ như sân bay quốc tế Rajapaksa Mattala của Sri Lanka, mở cửa vào năm 2013 gần Hambantota, thường được biết đến với danh xưng phi trường vắng vẻ nhất thế giới.

Tương tự như vậy, cảng Magampura Mahinda Rajapaksa ở Hambantota cũng trong cảnh thiếu khách giống như cảng Gwadar ở Pakistan, dù cho chi phí xây dựng của các dự án lên tới hàng tỷ đô la.

Tuy nhiên, điều đó không liên quan đến Trung Quốc khi các dự án vẫn mang lại những lợi ích cần thiết. Các tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã hai lần cập bến Sri Lanka, và hai tàu chiến Trung Quốc gần đây đã được cho phép neo đậu ở Gwadar nhằm đảm bảo an ninh.

“Bất chấp việc các dự án trở nên thua lỗ, sau tất cả, gánh nặng nợ nần vẫn thuộc về các nước nhỏ, còn Trung Quốc đã xây dựng được đòn bẩy của riêng mình”, Giáo sư Brahma Chellaney nhận định.

Một số nước do bị chi phối về nợ nần còn bị ép giao phần lớn sở hữu các dự án lớn cho các tập đoàn nhà nước của Trung Quốc.

Ví dụ như, vào tháng 1/2017, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Nepal nhằm xây dựng một con đập lớn với yêu cầu Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc do nhà nước sở hữu nắm 75% cổ phần.

Như thế vẫn chưa đủ, Trung Quốc đang thực hiện các bước để đảm bảo rằng các nước này sẽ không thể thoát khỏi các khoản nợ của họ.

Hồ sơ - Cái bẫy 'ngọt ngào' trong 'ngoại giao kiểu vay nợ' của Trung Quốc (Hình 2).

Người dân Sri Lanka xuống đường phản đối dự án thành phố cảng của Trung Quốc hồi tháng 4/2016.

Để được gia hạn trả nợ, Trung Quốc đòi hỏi các nước phải cho phép triển khai thêm các dự án bổ sung, khiến cho các quốc gia bản địa nợ lại chồng thêm nợ. Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc xóa nợ 90 triệu USD cho Campuchia, chỉ để có được các hợp đồng mới hơn.

Một số nền kinh tế đang hối tiếc về quyết định chấp nhận các khoản vay của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình đã nổ ra do tình trạng thất nghiệp tràn lan, với những cáo buộc Trung Quốc bán phá giá hàng hóa, giết chết nền sản xuất trong nước. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc đưa công nhân nước mình đến phục vụ dự án.

Chính phủ mới ở một số nước, từ Nigeria đến Sri Lanka, đã ra lệnh điều tra các cáo buộc Trung Quốc hối lộ một số lãnh đạo tiền nhiệm.

Tháng trước, đại sứ của Trung Quốc ở Pakistan, Zhao Lijian đã có cuộc tranh cãi với các nhà báo Pakistan với những cáo buộc tham nhũng và sử dụng các tù nhân Trung Quốc làm đối tượng lao động ở Pakistan. Ông Zhao khi đó đã mô tả những cáo buộc trên là "vô nghĩa".

Theo Giáo sư Brahma Chellaney, chiêu bài của Trung Quốc là khá rõ ràng, nhưng quyết định chấp nhận các khoảng vay từ Trung Quốc của một số nước cũng được cho là dễ thông cảm.

Bị các nhà đầu tư bỏ rơi, họ không có nguồn lực để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn. Vì vậy, khi Trung Quốc đưa ra các khoản vay hào phòng với tín dụng dễ dàng, tất cả đều không biết đến mục tiêu thâm nhập thương mại và tạo đòn bẩy chiến lược của Bắc Kinh. Khi mọi thứ trở nên quá muộn, các quốc gia đã bị mắc kẹt trong một vòng tròn luẩn quẩn, nợ chồng nợ.

Sri Lanka là trường hợp điển hình nhất. Mặc dù chỉ đất nước nhỏ, Sri Lanka lại nằm ở vị trí chiến lược giữa các cảng phía đông của Trung Quốc và Địa Trung Hải. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi đây là vị trí quan trọng để hoàn thành “con đường tơ lụa trên biển”.

Bài học thương đau của Sri Lanka

Hồ sơ - Cái bẫy 'ngọt ngào' trong 'ngoại giao kiểu vay nợ' của Trung Quốc (Hình 3).

Dự án Thành phố cảng Colombo do Trung Quốc đầu tư ở Sri Lan ka với chi phí 1,4 tỷ USD đã tiếp tục được xây dựng.

Trung Quốc bắt đầu đầu tư mạnh ở Sri Lanka trong 9 năm cầm quyền của Tổng thống Mahinda Rajapaksa. Trung Quốc nhanh chóng trở thành nhà đầu tư hàng đầu và là đối tác thương mại lớn thứ hai tại đây – điều tạo cho Bắc Kinh một đòn bẩy ngoại giao mạnh mẽ.

Mọi thứ đều hoàn toàn thuận lợi với Trung Quốc cho đến khi ông Rajapaksa bất ngờ bị đánh bại trong cuộc bầu cử đầu năm 2015 bởi Maithripala Sirisena, người đã hứa trong chiến dịch tranh cử rằng sẽ đưa Sri Lanka thoát khỏi cái bẫy nợ của Trung Quốc. Thực hiện lời hứa của mình, ông đã đình chỉ các dự án lớn của Bắc Kinh.

Mặc dù vậy, mọi thứ trở nên quá trễ, chính phủ Sri Lanka đã ở trên bờ vực vỡ nợ. Vì vậy, như một tờ báo Trung Quốc từng nói: “Sri Lanka đã không có lựa chọn nào khác ngoài việc quay lại và bắt tay với Trung Quốc một lần nữa".

Tổng thống Sirisena cần nhiều thời gian hơn để hoàn trả các khoản vay cũ, cũng như cần thêm nguồn tín dụng mới, do đó chính quyền mới đã chấp nhận một loạt các yêu cầu của Trung Quốc, khởi động lại các dự án bị đình chỉ như Thành phố cảng Colombo trị giá 1,4 tỷ USD và trao cho Trung Quốc một loạt dự án mới.

Gần đây, ông Sirisena cũng vừa đồng ý bán 80% cổ phần tại cảng Hambantota cho Trung Quốc với giá 1,1 tỷ USD. Theo đại sứ Trung Quốc ở Sri Lanka, Yi Xianliang, việc bán cổ phần trong các dự án khác cũng đang được thảo luận để giúp Sri Lanka "giải quyết vấn đề tài chính của mình".

Bằng cách kết hợp các chính sách đối ngoại, kinh tế và an ninh, Trung Quốc đang thúc đẩy các mục tiêu trở thành bá quyền về thương mại, thông tin liên lạc, giao thông vận tải và an ninh ở các quốc gia mà nước này đầu tư.

Giáo sư Brahma Chellaney cho rằng, nếu các quốc gia tiếp tục gánh vác các khoản nợ mới, cuộc khủng hoảng tài chính của họ chỉ càng tăng cường thêm cho kế hoạch thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc. “Các quốc gia chưa rơi vào cái bẫy nợ nần của Trung Quốc nên lưu ý và tránh rơi vào hoàn cảnh tương tự”, Chellaney kết luận.

Đọc thêm>>> Trung Quốc tiếp tục cải tạo trái phép ở Biển Đông

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.