Cám cảnh những 'thân cò' oằn mình mưu sinh sau án mạng

Cám cảnh những 'thân cò' oằn mình mưu sinh sau án mạng

Thứ 4, 04/09/2013 | 14:31
0
Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ mà xảy ra xung đột khiến một người chết, một người đi tù... Hệ lụy của nó là những đứa con sớm mồ côi cha, nghèo đói, nheo nhóc; những người vợ phải "oằn" mình để gánh nỗi nhọc nhằn khi phải vừa làm cha vừa làm mẹ.

Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Bi kịch bắt nguồn từ khi giữa Nguyễn Thôi (SN 1980, trú tại thôn 3, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và anh Trần Hữu Ng. (trú cùng thôn) trồng rừng liền kề nhau. Do cây rừng bị chặt phá nên Thôi có ý nghi ngờ anh Ng. là thủ phạm. Khoảng 16h ngày 29/11/2012, Nguyễn Thôi đến nhà anh Ng. để nói chuyện. Tại đây, giữa Thôi và anh Ng. xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau. Anh Ng. dùng tay, chân đấm đá vào người Thôi, Thôi lấy một thanh gỗ cứng, kích thước 3x60cm ở trước nhà anh Ng. đánh một cái vào lưng rồi vứt thanh gỗ bỏ chạy.

Không kém cạnh, anh Ng. chạy vào nhà lấy một thanh gỗ cứng, kích thước 1,24x0,03m một đầu nhọn đuổi theo Thôi. Khi khoảng cách giữa hai người khoảng 8,5m thì Thôi dùng một hòn đá kích thước 10,5x4,5cm nhặt trên đường, quay người lại ném hòn đá trúng vào đầu anh Ng. khiến anh này ngã gục xuống đất. Sau đó, Thôi chạy về nhà. Anh Ng. được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Trung ương Huế, đến ngày 02/12/2012 thì tử vong.

Xã hội - Cám cảnh những 'thân cò' oằn mình mưu sinh sau án mạng

Chị Nguyễn Thị L. và con trai út.

Vừa qua, tại hội trường UBND xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, TAND huyện Phú Lộc mở phiên tòa xét xử lưu động đối với bị cáo Nguyễn Thôi. Tại phiên tòa, HĐXX thấy trong vụ án này bị hại Trần Hữu Ng. cũng có một phần lỗi là đánh bị cáo trước, bị cáo đánh trả và bỏ chạy. Anh Ng. có dùng thanh gỗ rượt đuổi. Tuy nhiên khoảng cách giữa hai người vẫn còn khá xa và bị cáo vẫn có khả năng chạy thoát. Tuy nhiên Nguyễn Thôi lại dùng đá ném về phía anh Ng. Lúc này, hòn đá được xác định là hung khí nguy hiểm. Tuy bị cáo chỉ ném đá với ý định ngăn chặn hành động truy đuổi của anh Ng. nhưng lại trúng vào vùng đầu làm cho anh Ng. bị chấn thương sọ não nặng dẫn đến tử vong. Cái chết của anh Ng. nằm ngoài mong muốn của bị cáo.

Việc ném đá là cố ý và dẫn đến hậu quả chết người, do vậy bị cáo Nguyễn Thôi đã phạm vào tội cố ý gây thương tích được quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Cuối cùng, TAND huyện Phú Lộc đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thôi 5 năm tù giam.

"Thân cò" biết tựa vào đâu?

Sau phiên tòa, chúng tôi tìm về nhà gia đình bị cáo và bị hại. Hai căn nhà khá gần nhau và nằm lọt thỏm cuối cánh rừng. Nép mình bên cánh rừng tràm là ngôi nhà của gia đình người bị hại. Hai đứa trẻ đang ngồi nhặt rau, thấy khách vào nhà liền cất tiếng gọi mẹ. Sự vui mừng của những đứa trẻ khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng... Có lẽ đã lâu nhà anh Ng. chưa có khách ghé thăm...

Chị Nguyễn Thị L., vợ anh Trần Hữu Ng. đang nấu cơm tối trong bếp. Thấy khách, chị tất tả bước ra, trên khuôn mặt hiền từ nở nụ cười buồn...

Sau khi thắp nén nhang cho chồng, chị pha nước mời khách, hai đứa con trai nhỏ của chị như biết chuyện ngồi lặng yên. Rồi chị bắt đầu kể cho chúng tôi nghe bằng giọng nghẹn ngào: "Hôm xảy ra chuyện, tôi đang đi bán hàng ở xa, nghe hàng xóm gọi điện tôi tức tốc về nhà. Nhưng về đến nhà, thấy anh đã bất tỉnh, trên đường nhập viện, anh ấy đã ra đi! Trời đất quanh tôi như sụp xuống. Càng đau đớn hơn khi nhìn cảnh ba đứa con ôm nhau khóc ròng...".

Chị L. nhìn âu yếm hai đứa con trai rồi chia sẻ tiếp: "Từ ngày ba chúng nó mất đi, đứa nào cũng ngoan ngoãn, giúp mẹ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Mỗi lần đi học hay đi chơi ở mô về cũng thắp nhang nói với ba: "Thưa ba con đi học, thưa ba con đi chơi về...". Tội nhất là con gái đầu Trần Thị M. mới học xong lớp 9, thấy gia đình khó khăn nên cháu nói với tôi là: "Mạ (mẹ- PV) cho con nghỉ học đi làm phụ mạ nuôi hai em. Bây giờ ba mất rồi một mình mạ nuôi ba chị em con, con là chị nên mạ cho con san sẻ những nhọc nhằn cùng mạ...".

Trước khi chia tay, chị L. nói như phân trần: "Sự việc xảy ra không ai muốn hết, chồng tôi mất thì cũng mất rồi. Mình đã nghèo họ lại còn rách hơn, chồng đi tù, để lại vợ dại và bốn đứa con lóc nhóc khát sữa... Thấy gia đình họ thảm như rứa và âu cũng là hàng xóm láng giềng nên tôi xin bãi nại cho bị cáo, sớm về nuôi vợ nuôi con...".

Xã hội - Cám cảnh những 'thân cò' oằn mình mưu sinh sau án mạng (Hình 2).

Chị Hoàng Thị B. và con gái 16 tháng tuổi

Tình người còn lại

Sẽ trả ơn cho ân nhân

Nhá nhem tối, chúng tôi chia tay người phụ nữ bé nhỏ một mình nuôi bốn đứa con nheo nhóc. Điều làm chúng tôi xúc động đó là tình người ở vụ án này. Người nào cũng đáng thương và nhân hậu. Tôi nhớ mãi hình ảnh người phụ nữ có gương mặt hiền từ, còn người phụ nữ kia thì gầy guộc có giọng nói run run: "Cũng may chị L. là người nhân hậu, chị ấy không hề giận gia đình tôi mà còn làm đơn giảm án cho chồng tôi và không hề đòi tiền trợ cấp cho con chị ấy. Vì cũng cảnh phụ nữ với nhau chị ấy thông cảm và chia sẻ với tôi như một người chị gái. Tôi chỉ mong chồng cải tạo tốt mau chóng về làm lại cuộc đời... Sau này, nhất định vợ chồng tôi sẽ trả ơn chị ấy!"  

Theo sự chỉ dẫn của chị L., chúng tôi băng qua hai con suối và một cánh rừng tràm mới tới nhà chị Hoàng Thị B., vợ của bị cáo Nguyễn Thôi. Tiếng là nhà gần nhau, nhưng cũng phải cách một cây số vì nơi đây nhà cửa quá thưa thớt.

Một người phụ nữ gầy guộc tranh thủ giặt quần áo khi đứa con gái nhỏ của chị đang ngủ. Từ ngày chồng đi tù, một mình chị nuôi bốn đứa con, đứa lớn nhất mới học lớp 5, còn đứa nhỏ nhất mới được 16 tháng tuổi. Mới 30 tuổi nhưng trông chị già nua bởi những nhọc nhằn chị đang phải gánh trên vai.

Trời gần tối se lạnh, chị Hoàng Thị B. bắt đầu câu chuyện với ánh mắt đượm buồn: "Chỉ vì một phút nông nổi anh Thôi đã gây ra cái chết cho anh Ng.. Trước giờ hai bên gia đình vẫn sống hòa thuận, đúng là một phút quẫn trí. Ba mẹ chồng tôi có để lại cho vợ chồng tôi hai mảnh rừng tràm để lấy kế sinh nhai. Sự việc ập đến bất ngờ nên tôi cũng không biết phải làm sao, bán tất cả tài sản để lo tiền viện phí ma chay cho gia đình anh Ng. là 60 triệu đồng. Giờ trong nhà chẳng còn gì, chồng thì ở tù, mẹ chồng mới qua đời, tiền ăn, tiền học cho con làm tôi tối mặt tối mũi, không xoay xở được nữa...".

Ngoài sân, hai đứa con lớn học lớp 5 và lớp 3 của chị B. vừa đi học về. Chúng ùa vào lòng mẹ nói liên hồi rồi kêu đói, xuống bếp lục cơm nguội nhưng chẳng có gì ăn. Vừa lúc đó em bé thức giấc khóc như tủi hờn vì khát sữa. Chị B. tất tả hết lo cho đứa này thì đứa kia gọi mẹ. Chứng kiến cảnh mấy mẹ con nheo nhóc,  chúng tôi cảm thấy xót xa... Người phụ nữ này đang đau đáu một nỗi lo cho chồng.

Chị nói, vẻ mặt chùng xuống: "Ở trong đó, chắc anh ấy thiếu thốn đủ thứ. Mỗi tháng trại cho gửi đồ ba lần, nhưng nhà túng quá, mấy mẹ con cắt xén khoản này, khoản kia cũng không đủ ăn, nên chẳng kiếm đâu được tiền để mua đồ gửi vào. Lâu lắm mới vào thăm anh ấy được một lần...".  

Hoàng Yến

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Mỹ nữ nhí và những nẻo đường 'thuê bao' mưu sinh

Thứ 5, 08/08/2013 | 16:42
Tuổi đời trẻ, ít va chạm, nhiều cô gái nhận làm “thuê bao” - một hình thức mua bán dâm theo tháng - để mưu sinh. Họ dễ dàng lạc lối trước những cám dỗ bạc triệu cùng kinh nghiệm tình trường đầy mình của đối tác.

Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Thứ 5, 08/08/2013 | 07:37
Trưa hè nắng chói, nghĩa địa Bình Hưng Hòa lổn nhổn người nằm ngủ, kẻ ăn trưa, dày đặc người mua kẻ bán thịt, cá, gà vịt... giữa những mồ mả cũ kĩ.

Những mảnh đời đun mồ hôi mưu sinh trong 'lò bát quái'

Thứ 3, 09/07/2013 | 10:11
Trời nắng như đổ lửa, bà Bình vẫn cặm cụi trong "lò bát quái" (lò nướng cá-PV) để lật những vỉ cá nướng cho vàng đều, không bị cháy. Ngày nào cũng vậy, bà Bình làm quần quật từ tờ mờ sáng đến chiều muộn để nướng cá cung cấp cho các thương lái…

Đại gia đình 50 năm mưu sinh ở... đáy sông

Thứ 3, 16/07/2013 | 13:34
Hơn 50 năm trong nghề, nếm đủ mọi nguy hiểm, bạc bẽo của đời thợ lặn, ông Nguyễn Văn Dung khi qua đời chỉ truyền lại cho đàn con những tuyệt kỹ của nghề lặn mò đáy sông với lời khuyên "hãy tìm cách lên bờ... nghề lặn bạc bẽo lắm".

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Về chợ Bà Rén xem chị em 'bồng heo' mưu sinh

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:31
Nằm giữa quốc lộ chằng chịt người xe qua lại, dưới cái nắng như thiêu như đốt của ngày hè, thế nhưng vẫn có không ít chị em phụ nữ không quản nắng mưa, mệt nhọc "chạy" theo cái nghề kỳ lạ có một không hai này.

Thạc sĩ bằng đỏ về quê phụ xe, bán hàng mưu sinh

Chủ nhật, 26/05/2013 | 07:30
Kinh tế suy thoái kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng của các cử nhân, thạc sĩ. Nhiều người sở hữu bằng đỏ nhưng vẫn lận đận khi xin việc, mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi, nhưng rồi vẫn hoàn thất nghiệp, phải về quê mưu sinh bằng các nghề khác nhau

Chị họ dìu em tật nguyền bán vé số mưu sinh

Chủ nhật, 12/05/2013 | 19:49
Căn bệnh quái ác đã khiến cơ thể chị bị biến dạng và không thể đi đứng được. Mỗi lần di chuyển, chị phải dùng tay để chống rồi lết đi từng chút khó nhọc. Dù vậy, người phụ nữ này lại không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình, nên chị đã bỏ xứ vào TP.HCM tìm việc làm. Thấy đứa em một mình ra đi với thân thể bị dị tật, người chị họ (con dì) đã hy sinh cuộc sống riêng, chấp nhận bỏ lại chồng con để đi theo chăm sóc cho đứa em tội nghiệp.