Cần “chiếc áo” cơ chế mới thay vì “vá víu, thay từng cúc một”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 01/11/2023 | 13:51
0
Ông Lê Thanh Vân cho rằng, “chiếc áo” cơ chế hiện đã quá chật hẹp, do đó cần rà soát đồng bộ để may cái áo mới cho thích hợp thay vì vá víu, thay từng cúc áo một.

"Chiếc áo" cơ chế đã quá chật hẹp

Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, đại biểu Lê Thanh Vân - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bày tỏ tâm đắc và tán thành với nhiều giải pháp được đề ra trong Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ.

Góp ý về các nhóm giải pháp có tác động lớn tới tăng trưởng bền vững, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, ông Vân kiến nghị Chính phủ tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể 2 nhóm chính sách là thu hút và trọng dụng nhân tài và phát triển doanh nhân dân tộc.

Đánh giá cao việc Chính phủ đang xây dựng nghị định về thu hút, trọng dụng nhân tài, ông Vân bày tỏ mong muốn nghị định sớm đi vào vận hành và sớm trở thành quy tắc ứng xử trong toàn xã hội.

Về doanh nhân dân tộc, ông Vân cho biết, vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41 về doanh nhân nên mong muốn Quốc hội đưa một đoạn “hồn cốt” của Nghị quyết này vào Nghị quyết chung của kỳ họp.

Ông cũng đề nghị Chính phủ sớm có kế hoạch, biện pháp thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị. Trong đó, cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp thường xuyên đối thoại, hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp. "Đặc biệt là bảo vệ tài sản hợp pháp của doanh nghiệp, bổ sung chế tài kinh tế xử lý vi phạm và không hình sự hóa quan hệ kinh tế", ông Vân nêu.

Đối thoại - Cần “chiếc áo” cơ chế mới thay vì “vá víu, thay từng cúc một”

Đại biểu Lê Thanh Vân - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách (Ảnh: Quochoi.vn).

Về nhóm giải pháp cải cách thể chế, ông Vân đề nghị coi đây là một nguồn lực. Ông nhắc lại đề nghị sớm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế, coi đây là điểm đột phá quan trọng.

Trong thể chế, đặc biệt quan tâm 3 nhóm thể chế về kinh tế. Thứ nhất, xác lập bình đẳng trong việc phân phối nguồn lực xã hội, không kể công và tư; thứ 2 là bảo vệ chế độ hợp đồng, bảo vệ tài sản; thứ 3, giải quyết tốt quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

“Việc các ngành, địa phương xin cơ chế đặc thù cho thấy chiếc áo cơ chế của chúng ta đã quá chật hẹp. Cho nên, cần rà soát đồng bộ để may cái áo mới cho thích hợp thay vì vá víu, thay từng cúc áo một”, ông Vân nhấn mạnh.

Một nhóm giải pháp khác cũng được đại biểu Cà Mau đề cập là việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Ông nhắc lại việc tại Hội nghị Trung ương 8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khen Chính phủ, Thủ tướng về bài học kinh nghiệm là dồn sức, tập trung vốn cho các công trình trọng điểm.

"Bài học đó tôi muốn phát huy trong việc xử lý kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển. Có thể dùng toàn bộ tăng thu của các năm liên tiếp tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Cạnh đó, sau khi kết thúc chương trình mục tiêu quốc gia thì không nên tiếp tục nữa mà dành toàn bộ cho đầu tư phát triển", ông Vân kiến nghị.

Nhắc tới nhóm giải pháp chấn hưng văn hóa, đạo đức dân tộc, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng để chấn hưng văn hóa dân tộc và đạo đức ứng xử thì có 3 nhóm người cần phải trách nhiệm đi đầu.

Đầu tiên là giới lãnh đạo, quản lý phải đi đầu về trách nhiệm dẫn dắt về đạo đức, văn hóa. Thứ 2 là thầy cô giáo trong nhà trường và thứ 3 là cha mẹ trong gia đình. “3 nhóm người này dẫn đầu về văn hóa, đạo đức thì tôi tin thế hệ trẻ có ứng xử văn hóa, đạo đức tốt hơn”, ông Vân nhấn mạnh.

Thể chế tốt sẽ giúp khai thông nguồn lực

Tham gia phát biểu, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) cho rằng, để phục hồi, phát triển kinh tế, đại biểu khẳng định, điều bạn quan trọng là cải cách thể chế. “Thể chế tốt thì khai thông nguồn lực và giúp tiền đẻ ra tiền, còn thể chế tồi thì có tiền cũng không tiêu được”, ông Lộc nói.

Vì vậy, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, vấn đề quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay là phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, phải khắc phục cho được những quy định pháp lý chồng chéo, bất cập. Đồng thời phải gỡ bỏ tâm lý sợ oan sai, e ngại thanh tra, kiểm tra của các cán bộ, công chức và doanh nghiệp.

Đối thoại - Cần “chiếc áo” cơ chế mới thay vì “vá víu, thay từng cúc một” (Hình 2).

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, đoàn Hà Nội (Ảnh: Quochoi.vn).

Đại biểu cũng đề nghị cần nghiên cứu và đặt ra giới hạn để tần suất, phạm vi các cuộc thanh tra, kiểm tra để các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung nỗ lực để giải ngân các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Bên cạnh đó, cần bổ sung ngay chế tài kinh tế phù hợp để xử lý các vi phạm và không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, đồng thời phải triển khai thiết thực, tận tâm các biện pháp bảo vệ cán bộ và cả các doanh nhân dám nghĩ đang làm vì lợi ích chung, trong đó có yêu cầu phải luật hóa qua các quy định về vấn đề này.

“Trong thời điểm khủng hoảng thì giải pháp kinh điển trực diện có thể phát huy hiệu quả trực tiếp, nhanh nhất là bơm tiền của nền kinh tế”, ông Lộc nói.

“Địa phương phải hỏi Trung ương rất nhiều vấn đề chưa rõ vì văn bản”

Thứ 4, 01/11/2023 | 11:56
Theo các ĐBQH, việc không thống nhất trong cách hiểu pháp luật chính là một trong những nguyên nhân khiến cán bộ sợ sai, không dám làm.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: "Không thể bắt ngày nay giống ngày xưa"

Thứ 4, 01/11/2023 | 09:28
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, thay vì Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK thì Bộ nên tập trung chỉ đạo biên soạn SGK cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị.

Bộ GD&ĐT biên soạn SGK: ĐBQH nhắc đến lãng phí và sự bất an

Thứ 3, 31/10/2023 | 18:03
Ông Lưu Bá Mạc cho rằng hiện nay Bộ GD&ĐT nên tập trung nghiên cứu, triển khai phương án lựa chọn sử dụng có hiệu quả các bộ SGK đã và đang sử dụng.

ĐBQH nói về nguyên tắc “cho con cá và cần câu” để giảm nghèo

Thứ 2, 30/10/2023 | 16:52
Muốn giảm nghèo bền vững, ĐBQH cho rằng nguyên tắc “cho con cá và cho cần câu” phải được cân nhắc áp dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh hộ nghèo, từng thời điểm.
Cùng tác giả

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
Cùng chuyên mục

Để Tp.Điện Biên Phủ thực sự là động lực phát triển của tỉnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:30
Thành phố xác định phương hướng hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tích hợp hiện đại, đi trước và mở ra không gian phát triển mới.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe?

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Cục Đường bộ đã điều chỉnh phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe cho phù hợp thực tế.

Quốc lộ 51 sẽ được bảo trì, sửa chữa

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Ngày 26/4, trên cổng thông tin điện tử, Bộ GTVT thông tin cập nhật kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến dự án BOT Quốc lộ 51.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:16
Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn độc lập đã hoàn thành công tác khảo sát, tính toán các mô hình thủy văn.
     
Nổi bật trong ngày

Để Tp.Điện Biên Phủ thực sự là động lực phát triển của tỉnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:30
Thành phố xác định phương hướng hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tích hợp hiện đại, đi trước và mở ra không gian phát triển mới.