Cần có những bộ phim “của người Việt, cho người Việt và vì người Việt”

Cần có những bộ phim “của người Việt, cho người Việt và vì người Việt”

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 23/10/2021 | 13:50
0
Theo ĐBQH, gần đây có nhiều bộ phim đạt giải cao ở nước ngoài nhưng về Việt Nam lại bị cấm. Cần có quỹ điện ảnh để sản xuất phim đáp ứng thị hiếu, đạo đức người Việt

Điện ảnh tác động rất lớn đến các ngành khác

Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Các đại biểu đã thảo luận rất sôi nổi về những vấn đề mà hai dự thảo luật trình Quốc hội xin ý kiến.

Thảo luận tại tổ, ĐBQH Bùi Hoài Sơn (đoàn Hà Nội), Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho rằng việc có Luật Điện ảnh là vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay. Đặc biệt, khi điện ảnh là ngành nghệ thuật tiên phong, việc đầu tư phát triển ngành điện ảnh sẽ lan toả ra các ngành nghệ thuật khác.

Theo đại biểu Sơn, trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020 dự kiến đóng góp vào ngành điện ảnh 150 triệu USD, trong đó điện ảnh Việt Nam là 50 triệu USD, đến năm 2030 là 250 triệu USD, trong đó các sản phẩm của Việt Nam là 125 triệu USD. Điều này có nghĩa là các sản phẩm điện ảnh của Việt Nam sẽ có đóng góp rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, đại biểu Sơn cho rằng không phải chỉ phát triển về kinh tế, điện ảnh còn có tác động rất lớn đối với các ngành khác như du lịch, thời trang, ẩm thực…

Khi sửa đổi Luật Điện ảnh, đại biểu Sơn cho biết cần lưu tâm 3 vấn đề quan trọng: Thứ nhất, xử lý Luật Điện ảnh không chỉ là một ngành giải trí mà điện ảnh phải là một ngành công nghiệp văn hoá.

“Khi là công nghiệp văn hoá thì cách xử lý luật phải theo các ngành công nghiệp văn hoá”, đại biểu Sơn nhấn mạnh.

Tiêu điểm - Cần có những bộ phim “của người Việt, cho người Việt và vì người Việt”

Phiên thảo luận tổ sáng 23/10.

Thứ hai, phải xây dựng Luật Điện ảnh theo đúng xu thế phát triển văn hoá trên thế giới, có 3 vấn đề quan trọng: Phân cấp phân quyền gắn với trách nhiệm; tăng hậu kiểm và giảm tiền kiểm.

Về vấn đề tăng hậu kiểm và giảm tiền kiểm, vị đại biểu này cũng rất tâm tư: “Đối với tự do sáng tạo, việc tiền kiểm rất nguy hại đối với tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, cũng không thể nào hậu kiểm 100%. Một ngày chúng ta không biết có bao nhiêu phim được đưa lên mạng, không thể tiền kiểm được hết, nên buộc phải làm hậu kiểm, hậu kiểm không có nghĩa là không có tiền kiểm mà rõ ràng phải đưa ra các hệ thống quy định rất chi tiết, chặt chẽ để dựa vào các quy định các nhà làm phim biết để tránh. Theo tôi, phải tăng hậu kiểm là quan trọng, bởi chúng ta đang vận hành nền điện ảnh trong nền kinh tế thị trường”.

Trong xu thế phát triển văn hoá thế giới, đại biểu Sơn lưu ý cần chú ý đến quyền văn hoá của người dân, điện ảnh phải chú ý đến người dân, quyền về sáng tạo, hưởng thụ và tôn trọng nhu cầu đa dạng của người dân. Những điều này phải được thể hiện trong Luật Điện ảnh.

Về xây dựng các ngành công nghiệp văn hoá, theo đại biểu Sơn phải giải quyết được những bất cập đang xảy ra đối với ngành điện ảnh như: câu chuyện bản quyền, câu chuyện phổ biến phim trên mạng.

“Gần đây nhất, có rất nhiều bộ phim Việt Nam đạt giải cao ở nước ngoài, nhưng về Việt Nam là bị cấm. Nên, phải làm sao để hài hoà đưa phim đi nước ngoài đạt giải và ở Việt Nam cũng được tôn vinh”, đại biểu Sơn bày tỏ.

Nói thêm về lý do phim Việt Nam đạt giải ở nước ngoài nhưng về Việt Nam bị cấm, đại biểu này cho hay: “Do các bộ phim này làm theo đặt hàng hoặc xin tài trợ của các quỹ nước ngoài. Nếu làm phim để đáp ứng thị hiếu, đặt hàng của nước ngoài thì nhiều khi nó bị méo mó so với thị hiếu, đạo đức của người Việt. Vì thế, cần phải có quỹ điện ảnh để điều tiết câu chuyện đó, cần có những bộ phim “của người Việt, cho người Việt và vì người Việt”, nếu không có thì nền điện ảnh không phát triển được”.

Liên quan đến quỹ điện ảnh, đại biểu Sơn cho rằng quỹ này vô cùng quan trọng với sự phát triển của điện ảnh. Lý do là, cần phải có sự đa dạng nên nếu để điện ảnh vận hành trong nền kinh tế thị trường sẽ chạy theo quy luật của nền kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cung – cầu.

“Điện ảnh chạy theo quy luật cung – cầu thì chỉ sản xuất ra những bộ phim thị trường, tạo ra những bộ phim ăn khách. Chúng ta cần có sự điều tiết đối với sự phát triển điện ảnh, không chỉ các dòng phim chạy theo thị trường, mà có những dòng phim khác, dòng phim thử nghiệm… cần sợ hỗ trợ những đạo diễn trẻ, những người mới vào nghề… Muốn như vậy phải có quỹ điện ảnh để điều tiết”, đại biểu Sơn nhấn mạnh.

Quy trình cấp phép phim phải minh bạch, rõ ràng

Cũng quan tâm đến Luật Điện ảnh, ĐBQH Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) cho biết việc huy động được nguồn lực xã hội về tài chính, trí tuệ quyết định với việc chúng ta có thể phát triển được nền điện ảnh hiện đại. 

“Ngành điện ảnh có tác động đến xã hội vô cùng lớn, nếu coi đó là ngành văn hoá nghệ thuật cũng không đủ, coi đó là một ngành dịch vụ hay công nghiệp cũng không đủ. Bởi, tác động lan toả rất lớn, định hình nền văn hoá, tạo ra tác động lan toả đến nhiều ngành kinh tế khác”, đại biểu Lộc nhấn mạnh.

Tiêu điểm - Cần có những bộ phim “của người Việt, cho người Việt và vì người Việt” (Hình 2).

ĐBQH Vũ Tiến Lộc cho rằng ngành điện ảnh có tác động đến xã hội vô cùng lớn.

Vì những tác động như vậy, đại biểu Lộc cho rằng các chính sách đối với điện ảnh vô cùng quan trọng và bày tỏ "chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng điện ảnh có thương hiệu trên thế giới”.

Đại biểu Lộc cũng cho rằng cần có tiêu chí để cấp phép phim: “Việc cấp phép thường diễn ra sau khi đã đầu tư, sản xuất xong. Tuy nhiên, việc đầu tư sản xuất phim là rất lớn, nên khi sản xuất xong mới cấp phép thì rất nguy hiểm. Tôi cho rằng, quy trình, tiêu chuẩn làm sao minh bạch, rõ ràng hơn”.

Về cơ chế kiểm duyệt phim, hiện chủ yếu dựa vào hội đồng của Bộ. Tuy nhiên, đại biểu Lộc cho rằng cần phải tạo sự cạnh tranh giữa các hội đồng trong việc đưa ra xã hội những bộ phim thực sự có tác dụng đối với đất nước.

Thúc đẩy nền điện ảnh Việt Nam

Tiêu điểm - Cần có những bộ phim “của người Việt, cho người Việt và vì người Việt” (Hình 3).

ĐBQH Bùi Huyền Mai.

ĐBQH Bùi Huyền Mai (đoàn Hà Nội) đồng tình với sự cần thiết trong việc sửa đổi Luật Điện ảnh. Theo đại biểu Huyền Mai, Luật Điện ảnh (sửa đổi) có 4 nhóm chính sách, phải đảm bảo cụ thể và phải khả thi. Đại biểu này đề xuất 3 nhóm vấn đề: “Thứ nhất, khi sửa đổi phải đảm bảo thúc đẩy được nền điện ảnh Việt Nam, đây là điều nhìn thấy mặc dù Luật Điện ảnh đã có từ rất lâu và đã sửa đổi hai lần; nhóm thứ hai, đó là phải đảm bảo tôn trọng quyền tác quyền; nhóm thứ ba đó là thể chế hoá đầy đủ các quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp văn hoá, trong đó có ngành công nghiệp điện ảnh”.

Cần nhìn nhận điện ảnh vừa là ngành sáng tạo vừa là ngành kinh tế

Thứ 7, 23/10/2021 | 09:57
Việc sửa đổi Luật Điện ảnh cần bao quát toàn diện các vấn đề liên quan đến điện ảnh; khắc phục tình trạng “luật khung”, “luật ống”; bảo đảm phù hợp, đồng bộ, khả thi

Bộ trưởng Tô Lâm nói về "tính cần thiết" của Luật Cảnh sát cơ động

Thứ 5, 21/10/2021 | 18:59
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV vào chiều 21/10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Quốc hội sẽ quyết định việc lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương

Thứ 3, 19/10/2021 | 16:50
Trong 17 ngày làm việc, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết, xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Y tế cơ sở là trụ cột của hệ thống y tế

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:21
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, đại bộ phận cán bộ y tế cơ sở đang không ngừng làm việc để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của người dân.

Người mẹ sững sờ khi biết mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con của chị Nguyên bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi…

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ, xử nghiêm sai phạm cơ sở bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:31
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:08
Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
Cùng chuyên mục

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.