Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12: Cầu nối giữa các học giả, nghiên cứu trong lĩnh vực Luật Biển

Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12: Cầu nối giữa các học giả, nghiên cứu trong lĩnh vực Luật Biển

Thứ 7, 14/11/2020 | 11:20
0
Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với 8 phiên toàn thể sẽ là cầu nối giữa các học giả, nghiên cứu trong lĩnh vực luật Biển...

Trong hai ngày 16-17/11, tại Hà Nội sẽ diễn ra hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với chủ đề “Duy trì hoà bình và hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động” do hội Luật gia Việt Nam, học viện Ngoại giao và quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông đồng tổ chức.

Hội thảo sẽ thảo luận các diễn biến liên quan đến khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng cả từ khía cạnh địa chính trị và khía cạnh pháp lý, vai trò và tầm nhìn của ASEAN về Biển Đông, cùng các vấn đề an ninh biển truyền thống và phi truyền thống nổi lên hiện nay.

Diễn đàn - Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12: Cầu nối giữa các học giả, nghiên cứu trong lĩnh vực Luật Biển

Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền (Ảnh Hữu Thắng).

Nhấn mạnh về vai trò của hội Luật gia Việt Nam, trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, Chủ tịch hội Luật gia Nguyễn Văn Quyền cho biết: “Trong những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh hội nhập sâu hơn với quốc tế, mong muốn trở thành thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế. Để thành công, Việt Nam rất cần học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực lập pháp và thực thi pháp luật, đồng thời, điều chỉnh, phát triển luật quốc gia theo hướng hài hoà với luật quốc tế.

Nhiệm vụ của hội Luật gia Việt Nam cũng vì thế nặng nề và thách thức hơn. Với mong muốn đóng góp tốt hơn cho công cuộc này, hội Luật gia Việt Nam rất cần phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các luật gia, học giả, tổ chức luật gia trên thế giới để học hỏi, giao lưu, nâng cao năng lực, đặc biệt là trong lĩnh vực luật quốc tế nói chung. Nhiều hội thảo quốc tế, chương trình nghiên cứu chung, dự án hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực”.

Diễn đàn - Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12: Cầu nối giữa các học giả, nghiên cứu trong lĩnh vực Luật Biển (Hình 2).

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề “Hợp tác vì hòa bình và phát triển tại khu vực” diễn ra tại Hà Nội ngày 6/11/2019.

Trước những thách thức đến từ các diễn biến trên Biển Đông, hội Luật gia đã kết hợp cùng học viện Ngoại giao và quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông tổ chức các hội thảo Biển Đông để làm cầu nối giữa các học giả, nghiên cứu trong lĩnh vực luật Biển. “Hội thảo là cơ hội để các luật gia, bất kể màu da, dân tộc, quan tâm đến sự hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực gặp gỡ, trao đổi và xây dựng những mạng lưới làm việc hiệu quả”, Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh việc kế thừa những thành tựu đã đạt được trong suốt 11 năm qua, hội thảo Biển Đông 12 được nâng cấp thành sự kiện có quy mô nhất từ trước đến nay, với 8 phiên toàn thể quy tụ nhiều diễn giả và thính giả tham gia. Các cuộc thảo luận được thiết kế theo hướng thực tiễn hơn, khuyến khích sự tham gia sâu rộng hơn của giới hoạch định và thực thi chính sách. Các quan chức chính phủ các nước có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời tiếp nhận trực tiếp các ý tưởng và sáng kiến của giới học giả.

Diễn đàn - Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12: Cầu nối giữa các học giả, nghiên cứu trong lĩnh vực Luật Biển (Hình 3).

Hội thảo lần thứ 10 diễn ra tại Đà Nẵng ngày 8/11/2018 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” (Nguồn: TTXVN)

Do điều kiện đặc biệt của năm 2020, ứng phó với những đổi thay do đại dịch covid-19, Hội thảo năm nay được tổ chức theo hình thức bán trực tuyến. Hội thảo sẽ quy tụ khoảng 40 diễn giả là các chuyên gia hàng đầu ở trong và ngoài nước; 250 đại biểu là học giả, quan chức, ngoại giao đoàn, doanh nghiệp và báo chí đến từ nhiều nước trên thế giới cùng nhiều đại biểu tham gia trực tuyến từ nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

“Tôi tin tưởng Hội thảo sẽ thành công tốt đẹp, không chỉ bởi trí tuệ, kiến thức sâu sắc của các diễn giả, mà còn bởi sự tận tình, chu đáo của đội ngũ kỹ thuật và ban tổ chức”, Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam đánh giá trước thềm Hội thảo.

Ghi nhận đóng góp của hội Luật gia Việt Nam, năm 2019, ban Đối ngoại Trung ương đã tặng Cờ thi đua “Tập thể dẫn đầu trong Công tác đối ngoại nhân dân trên lĩnh vực Đấu tranh, vận động bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc”. Đây là năm thứ tư liên tiếp Hội được tặng Cờ thi đua của ban Đối ngoại trung ương. Trong những thành tựu của công tác đối ngoại nhân dân năm 2019 và đặc biệt nhấn mạnh suốt một thập kỷ qua, hội Luật gia Việt Nam có đóng góp ý nghĩa thông qua việc phối hợp với hội Luật gia dân chủ quốc tế, học viện Ngoại giao tổ chức 11 cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông để cung cấp thông tin, vận động và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Hương Lan

Tuần tới, học giả quốc tế thảo luận về Biển Đông

Thứ 6, 13/11/2020 | 19:47
Gần 300 học giả và diễn giả trong và ngoài nước, trong đó có lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam sẽ tham gia thảo luận về Biển Đông đầu tuần tới, theo Học viện Ngoại giao

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền dự Hội thảo quốc tế “Tranh chấp trên Biển Đông và tìm kiếm giải pháp hòa bình”

Thứ 6, 28/06/2019 | 20:48
Ngày 27 tháng 6 năm 2019, Đoàn đại biểu Hội Luật gia Việt Nam do Đồng chí Nguyễn Văn Quyền - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã tham dự Hội thảo quốc tế “Tranh chấp trên Biển Đông và tìm kiếm giải pháp hòa bình”. Hội thảo do Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) và Quỹ quốc tế “Con đường Hòa bình” phối hợp tổ chức tại Mát-cơ-va Liên bang Nga.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận phát triển năng động, nhanh, bền vững

Thứ 2, 29/04/2024 | 20:38
Với mục tiêu đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Từ 10/6, cho phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:59
Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ 10/6/2024.

CSGT có được xử phạt vi phạm qua hình ảnh, video trên mạng?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:38
Nhiều người phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác nên quay, chụp lại và đăng lên MXH. Vậy, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh này để xử phạt?